sv diện chính sách, sv có hoàn
3.1. Các nguyên tắc xác định biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh hệ thống
Mục đích của quản lý công tác sv là nâng cao chất lượng của công tác sinh viên, để cho hoạt động của công tác sinh viên đạt được những mục tiêu đề ra. Tính hệ thống trong công tác quản lý sinh viên là một yếu tố hết sức quan trọng. Đặc trưng cơ bản của hệ thống là tính chỉnh thế, tính mục đích, tính tương quan, tính thích ứng với môi trường, công tác quản lý sv cũng nên tuân theo nguyên tắc này, xem xét mọi công việc trong tính chỉnh thế. Vì thế, trong công tác quản lý sv, nên nắm bắt toàn diện tình hình công tác của sinh viên, mọi sự việc đơn lẻ phải được đặt trong hệ thống, tính hệ thống phải được phủ khắp và ảnh hưởng tới mọi phương diện của công tác sinh viên. Ví dụ, trong việc đánh giá sv phải toàn diện, không được sót một chỉ tiêu nào đế ảnh hưởng đến tính công bằng của kết quả đánh giá, phải xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu, đối với một số chỉ tiêu ảnh hưởng không lớn tới đánh giá thì có thể bỏ đi một cách thích hợp còn đối với những chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với đánh giá thì phải lưu ý không được bỏ sót. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong quản lý sv là nguyên tắc hết sức quan trọng, là cơ sở để tiến hành nhiều hoạt động song song trong công tác quản lý sv.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh khả thi
Hoạt động quản lý sv là một hoạt động đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy người làm công tác này luôn luôn phải chủ động, sáng tạo, trong công việc phải lập kế hoạch cụ thể, khoa học, các biện pháp tố chức và thực hiện phải có khả năng thực hiện đảm bảo được yêu cầu, đòi hỏi, giải quyết được nhu cầu thực tiễn đặt ra. Khi ban hành các nội quy, quy chế hay đề ra các kế hoạch phải chú ý tới việc tống kết tình hình thực tiễn, đánh giá tác động (cả mặt tích cực và tiêu cực) khi áp dụng vào thực tiễn.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là nguyên tắc cơ bản trong quản lý. Lênin tùng nói “không thể nào quản lý nếu không am hiểu thành thạo công việc, không
thế nào quản lý nếu không có tri thức đầy đủ về khoa học quản lý”.
Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khoa học khi ra các quyết định hoặc xử lý thông tin đế xác định mục tiêu, bên cạnh đó người lãnh đạo, quản lý phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức thuộc các lĩnh vực có liên quan, biết vận dụng chúng vào thực tiễn công tác; việc quản lý phải đảm bảo tính khoa học đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu, tiếp thu, khái quát kinh nghiệm giáo dục, kinh nghiệm quản lý và áp dụng chúng vào thực tiễn quản lý. Phải kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với tình hình và kinh nghiệm thực tế, cụ thế hóa đường lối thành bước đi, mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách, kế hoạch phát triến trước mắt và lâu dài của tổ chức cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện.
Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác sv phải xuất phát tù’ thực tế công tác sinh viên hiện tại, lựa chọn những nhân tố thúc đấy phát triến đặc biệt phải lựa chọn những biện pháp cơ bản nhất khiến cho kết quả trực tiếp ứng dụng vào thực tiễn công tác sinh viên. Trong việc lựa chọn các biện pháp thì ngoài việc căn cứ vào thực tiễn cần phải dựa trên tính khoa học mới đảm bảo được độ tin cậy, chính xác và qua đó khi vận dụng vào thực tiễn mới đem lại hiệu quả cao.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục
Quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc giáo dục và trong mọi công việc phải luôn luôn đặt tính giáo dục lên hàng đầu thì mới tiến hành giáo dục cũng như quản lý mới có hiệu quả. Trong quá trình quản lý luôn luôn có sự tác động qua lại của các thành phần tham gia đó là người quản lý và người bị quản lý trong đó người quản lý giữ vai trò chỉ đạo và người bị quản lý là chủ thế hoạt động độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hóa khoa học kỹ thuật, đạo đức thấm mỹ phù hợp với định hướng chung của mục đích giáo dục, đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, người quản lý không được cứng nhắc, áp đặt mà phải đảm bảo được tính giáo dục, tính nhân văn trong xử lý công việc. Chính vì vậy, nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản, quan trọng đối với hoạt động quản lý trong trường học.