Khái quát về trường Đại học Kiến trúcĐà Nằng

Một phần của tài liệu Luận văn biện pháp quản lỷ công tác sinh viên tại trường đại học (Trang 30 - 36)

2.1.1. Sư lược quá trình hình thành và phát triển trường Đại học Kiến trúc Đà

Nang.

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nằng được thành lập theo Quyết định số 270/QĐ-TTg, ngày 27/11/2006 của Thủ tướng chính phủ. Trường Đại học Kiến trúc Đà Nang là một trường ngoài công lập, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triến kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nang và khu vực miền trung tây nguyên và cả nước nói chung. Trường Đại học Kiến trúc Đà Nang là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; có trụ sở đặt tại sổ 566, Đường Núi Thành, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nằng. Trường Đại học Kiến trúc Đà Nằng hoạt động theo Điều lệ trường Đại học tư thục do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Qua 06 năm thành lập nhà trường đã tùng bước hoàn thiện bộ máy quản lý và đào tạo đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, trường có 16 đơn vị trục thuộc gồm: 06 khoa, 02 bộ môn, 08 phòng ban, 01 trung tâm. Tống số CBCNV: 352 (266 giảng viên); Chất lượng và quy mô về đội ngũ luôn được quan tâm; số lượng CBGV, CNVC tăng gấp rưỡi, số CBGV có trình độ sau đại học tăng gấp 3 lần so với khi mới thành lập.

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nang đang đào tạo 21 mã ngành (trong đó có 12 mã ngành đại học, 04 mã ngành Cao Đang và 05 mã ngành liên thông từ Cao đẳng lên đại học) thuộc các nhóm ngành cơ bản: khối năng khiếu: ngành Kiến trúc, ngành Quy hoạch vùng và Đô thị, ngành Thiết kế nội thất, ngành thiết kế Đồ họa; khối kỹ thuật: ngành Kỹ thuật công trình Xây dựng ( DD&CN), ngành Kỹ thuật xây

dựng công trình giao thông: Khối ngành kinh tế gồm: Ngành quản trị kinh doanh, ngành kế toán, ngành Tài chính - Ngân hàng, Khối ngoại ngữ: Ngành ngôn ngữ Anh. Trường đang đào tạo các bậc học: Đại học, Cao Đẳng, liên thông từ Cao đẳng lên Đại học. về

loại hình đào tạo có: đào tạo chính quy, đào tạo liên thông; số lượng sv đang theo học tại trường hiện nay trên 10.000 sinh viên.

Không ngừng đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy, tiếp cận mạnh mẽ với công nghệ hiện đại, tích cực liên kết và họp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nằng từng bước phát triến bền vững về quy mô và chất lượng đào tạo. Ket quả tuyến sinh năm sau cao hơn năm trước nâng tống số sv hiện nay lên rất cao so với những ngày mới thành lập.

Trường có hệ thống csvc, thiết bị kỹ thuật tương đối mới, bảo đảm phục vụ yêu cầu đào tạo. Hệ thống giảng đường, phòng học thực hành - thí nghiệm, phòng học tiếng, và các phòng học mỹ thuật cho khoa kiến trúc; thư viện, bảo đảm tốt cho việc học tập và nghiên cứu; hệ thống phòng khách chất lượng tốt, bảo đảm điều kiện nghỉ ngơi cho CBGV thỉnh giảng và khách của trường. Hiện tại, trường đang xúc tiến xin cấp đất để mở cơ sở mới.

Công tác nghiên cứu khoa học của trường cũng được triển khai một cách có hiệu quả, thiết thực, vừa giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực đào tạo của nhà trường đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề bức thiết của kinh tế - xã hội tại địa phương, trong những năm qua CBGV đã thực hiện được 24 đề tài cấp trường, 92 đề tài cấp khoa, 65 tập bài giảng và giáo trình, 7 hội thảo cấp trường và liên trường và nhiều hội thảo cấp khoa nhằm đấy mạnh công tác NCKH cho sinh viên.

Mặc dầu là một cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, tuy mới được thành lập với bộn bề những khó khăn ban đầu nhưng 06 năm qua trường Đại học Kiến trúc Đà Nang vinh dự được nhận Bằng khen

của Bộ trưởng BGD&ĐT và nhiều bằng khen khác của thành phố Đà Nang.

Có được kết quả trên của trường là nhờ được sự quan tâm đầu tư của Hội đồng Quản trị, Ban giám hiệu nhà trường và tập thể cán bộ, giảng viên CNV nhà trường, sự giúp đỡ của Bộ GD&ĐT và các ban ngành ở Trung ương và địa phương cũng như bạn bè trong nước và quốc tế. Chiến lược và mục tiêu phát triển trường Đại học Kiến trúc Đà Nang là đưa nhà trường trở thành một trung tâm đào tạo, trung tâm NCKH và chuyến giao công nghệ, trung tâm văn hoá của thành phố và của khu vực miền trung tây nguyên, một trường đại học có uy tín trong nước và khu vực trong 10 đến 15 năm tới đáp ứng yêu cầu

đào tạo, phát triến nguồn nhân lực ở nhiều trình độ, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH, trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh, sinh viên trong cả nước.

Bảng 2.1. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu.

Năm học 2009-2010 2010-2011 2011 -2012

Chức Giáo sư 2 2 2

danh Phó Giáo sư 2 4 4

Cơ cẩu Phân Tiên sĩ/ TSKH 2 2 4

đội ngũ theo Thạc sĩ 56 75 96 trình Đại học 59 74 132 độ chuyên Cán bộ quản lý 18 21 20 Nhân viên 25 32 39 Khác 0 0 0 Tông sô 164 210 297 - Tổng diện tích: 7.000m2; - Phòng học: 69 phòng và các phòng chức năng khác như:

+ Hệ thống phòng máy vi tính, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng học ngoại ngừ; phòng họp...

+ Hệ thống nhà làm việc của Ban Giám hiệu (BGH), các đơn vị hành chính, các tố chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên.

Tống số sv của nhà trường (cả hệ chính quy và hệ liên thông) là trên 10.000 sv.

Phương hướng phát triển của nhà trường:

a) Xây dựng một Trường Đại học Kiến trúc Đà Nang đào tạo đa cấp, đa ngành, có chất lượng trung khu vực miền trung tây nguyên và cả nước,

- Đa cấp: Cao đẳng, Đại học....

- Đa ngành: Kinh tế, Kỹ thuật, Năng khiếu, Ngoại ngữ, với quy mô tuyển sinh hệ chính quy năm 2011 là 3.500; năm 2012 là 2.500 sv, năm học 2011 - 2012 toàn trường có 10.024 sinh viên.

b) Tăng cường nâng cao về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực cho cho địa phương, khu vực miền Trung tây

nguyên và cả nước;

c) Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỳ thuật có chất lượng nhằm phục vụ tốt cho giảng dạy và học tập.

d) Tăng cường họp tác quốc tế (trước hết là trong khu vục) nhằm đào tạo sinh viên, bồi dưỡng giảng viên, cử giảng viên đi học, xây dựng các chuyên ngành cần thiết cho nhu cầu của địa phương và khu vực vùng và toàn quốc, phấn đấu đến năm 2020 trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) có uy tín trong nước và khu vực Quốc tế.

Trải qua 06 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Kiến trúc Đà Nang đã đào tạo được trên 2.000 cử nhân, kỹ sư và kiến trúc sư góp phần không nhở trong sự nghiệp phát triển của địa phương và khu vực miền trung tây nguyên.

Năm học 2011 - 2012, nhà trường được Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng bằng khen hoàn thành tốt kế hoạch 5 năm xây dựng và phát triến, đó cũng là động lực không nhỏ đế cán bộ giảng

viên và sv toàn trường nỗ lực phấn đấu về mọi mặt đế trở thành trường Đại học Kiến trúc trọng điếm của miền trung tây nguyên.

2.1.2. Sứ mệnh và cơ cẩu tố chức của trường Đại học Kiến trúc Đà Nang.

2.1.2.1. Sứ mệnh

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nang là cơ sở giáo dục ngoài công lập, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu trách nhiệm tố chức, điều hành các hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học theo các quy định của Điều lệ Đại học tư thục và các quy định của pháp luật hiện hành. Trường có chức năng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triến giáo dục, tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng; tuyến sinh, tố chức đào tạo, thi, kiếm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng; thanh tra giáo dục.

Nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường là:

- Đào tạo trình độ đại học, cao đắng, liên thông Cao đắng lên Đại học góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nang và của miền trung tây nguyên; tòng bước phát triển trường theo

hướng đa ngành, đa lĩnh vực trong đào tạo;

- Triển khai, nghiên cún khoa học phục vụ giáo dục và đào tạo.

- Liên kết hợp tác đào tạo với các trường Đại học trong nước và nước ngoài.

2.1.2.2. Cơ cấu tố chức của trường Đại học Kiến trúc Đà Năng.

- Tống số cán bộ, giảng viên, công nhân viên tính đến tháng 09/2012 là: 297; trong đó có:

THPT)

+ Trình độ đào tạo: 02 GS, 04 PGS, 04 TS; 96 thạc sĩ; 132 Đại học, Kiến trúc sư; Kỹ sư.

Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của trường Đại học Kiến trúc Đà Nằng bao gồm: 1. HĐQT (Hội đồng quản trị)

2. Ban Giám hiệu + Hiệu trưởng.

+ Phó Hiệu trưởng: phụ trách đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. + Phó Hiệu trưởng phụ trách hành chính, cơ sở vật chất.

3. Hội đồng khoa học và đào tạo. 4. Các phòng ban chức năng

- Phòng Đào tạo .

- Phòng Công tác sinh viên.

- Phòng đảm bảo chất lượng và Thanh tra Giáo dục. - Phòng Tổ chức - Nhân sự.

- Phòng Hành chính - Tông hợp. - Phòng Ke toán - Tài chính.

- Phòng họp tác Quốc tế và nghiên cún khoa học.

- Ban quản lý dự án.

5. Các khoa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên bao gồm 06 khoa; 01 Trung tâm

- Khoa Kiến trúc.

- Khoa Xây dựng.

- Khoa Ngoại ngừ.

- Khoa Kỹ thuật hạ tầng Đô thị và Quản lý Xây dựng.

- Khoa Kinh tế.

- Khoa Đào tạo Liên thôn.

- Trung tâm Bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ.

- Bộ môn Giáo dục thế chất và Quốc phòng

- Bộ môn khoa học Mác Lê nin

7. Tố chức Đảng, Đoàn thanh niên, các đoàn thế và tố chức xã hội:

- Đảng ủy

- Công đoàn

- Đoàn Thanh niên

- Hội Sinh viên

- Trung tâm hỗ trợ và giới thiệu việc

làm sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn biện pháp quản lỷ công tác sinh viên tại trường đại học (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w