Mục đích, ỷ nghĩa của biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn biện pháp quản lỷ công tác sinh viên tại trường đại học (Trang 89 - 95)

sv diện chính sách, sv có hoàn

3.2.5. Mục đích, ỷ nghĩa của biện pháp

Công tác quản lý khen thưởng, kỷ luật là sự đánh giá khẳng định đối với những tư tưởng và hành vi của sv đã làm có ý nghĩa với xã hội, với tập thể và người khác cũng như sự tự nỗ lực vươn lên của sv trong học tập và rèn luyện nhằm đế khắng định những nhân tố tích cực trong tư tưởng và hành vi của sv, có tác dụng điến hình tiên tiến cho tập thế sinh viên nhằm lan tỏa những gương tốt trong sinh viên của nhà trường, song song với công tác khen thưởng là công tác kỷ luật nhằm giữ gìn nề nếp, kỷ cương trong nhà trường cần thực hiện kịp thời nghiêm minh đúng quy định đối với những sinh viên có hành vi vi phạm nội quy, quy chế và đưa ra các hình thức kỷ luật kịp thời, mang tính răn đe, giáo

dục đế sinh viên không còn vi phạm, bên cạnh đó, việc đảm bảo quyền lợi và các chính sách cho sinh viên nhằm mục đích khuyến khích sinh viên phấn đấu trong học tập và rèn luyện, việc thực hiện đúng các quy định của nhà nước tạo sự công bằng xã hội trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, tạo điều kiện cho các em có đủ kinh phí đế trang trải học phí và một phần sinh hoạt, góp phần tạo điều kiện cho các em được học và nâng cao chất lượng học tập. Chủ trương này cũng góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần phát triến kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo.

3.2.5.2.Nội dung và tố chức thực hiện

Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân và tập thể lóp sinh viên có thành tích cần biểu dương kịp thời hoặc xử lý sv khi có các hành vi vi phạm cần phải xử lý nghiêm theo đúng quy chế.

- Khen thưởng các nhân, tập thế có thành tích học tập khá, giỏi và có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các phong trào học tập và rèn luyện, nghiên cún khoa học, dũng cảm cún người bị nạn, dũng cảm bắt cướp, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao...

- Kỷ luật các cá nhân có hành vi vi phạm quy chế kiếm tra,

thi cử, có thái độ vô lễ với thầy công giáo, uống rượu bia khi đến lớp, tham gia vào các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm, vi phạm an toàn giao thông, gây gỗ đánh nhau

khí, chất nố và kích động người khác biếu tình và các hành vi vi phạm khác theo quy định.

- Công tác thi đua khen thưởng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và phải đảm bảo tính công bằng, kịp thời, nghiêm minh, chính xác, đúng đối tượng để khi khen thưởng thì động viên được cá nhân, tập thế hay khi kỷ luật thì đảm bảo được tính nhân văn nhưng không đế lọt người, lọt tội.

- Lập kết hoạch cụ thế trong việc thực hiện chế độ học bống cho sv cần phải kịp thời, chính xác tránh trường hợp khi kết thúc học kỳ đã có điểm học tập và rèn luyện đầy đủ nhưng việc thực hiện xét và cấp học bống trì trệ gây tâm lý trông chờ cho sv.

Nội dung thực hiện các chế độ, chính sách cho HSSV bao gồm:

- Miễn, giảm học phí cho HSSV con thương binh, bệnh binh, con liệt sĩ; miễn giảm học phí cho HSSV con mồ côi, hộ nghèo, vùng cao, biên giới, hải đảo; trợ cấp cho HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, HSSV là người dân tộc ít người ở vùng cao, HSSV là người tàn tật theo quy định của Nhà nước tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 gặp khó khăn về kinh tế, HSSV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế vượt khó học tập; xác nhận cho HSSV vay vốn tín dụng...

3.2.5.3. Điêu kiện thực hiện các biện pháp

Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật phải được thực hiện theo đúng quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành theo QĐ số 42/2007/ỌĐ- BGDĐT ngày 13/8/2007.

Các điều kiện thực hiện như sau:

- Đạt giải trong các kỳ cuộc thi sinh viên giỏi, Olympic các môn học, có công trình nghiên cứu khoa học;

- Đóng góp có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong hoạt động thanh niên xung kích, sinh viên tình nguyện, giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động trong tập thế lóp, khoa và các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thế thao;

- Có thành tích dũng cảm trong việc cứu người bị nạn, bắt kẻ gian, chống tiêu cực, tham nhũng;

- Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm thì xử kỷ luật theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

Ngoài ra các nội dung, mức khen thưởng thường xuyên, xử lý kỷ luật sv, phòng CTSV tham mưu cho Hiệu trưởng quyết định.

- Đăng ký các danh hiệu thi đua cá nhân, tập thế lớp sv vào đầu mỗi năm học; - Căn cứ vào đề nghị của khoa hoặc phòng công tác sinh viên, hội đồng thi đua khen thưởng, ký luật của trường tố chức xét và đề nghị Hiệu trưởng công nhận đối với danh hiệu cá nhân và tập thế lớp sinh viên.

- Phòng CTSV tham mưu với lãnh đạo nhà trường trích nguồn kinh phí của nhà trường trong công tác thi đua khen thưởng, trao học bống nhằm động viên khuyến khích kịp thời đến sinh viên đạt thành tích, bên cạnh đó việc tận dụng các nguồn học bổng tài trợ trong và ngoài nước của các công ty, tổ chức nhằm động viên, khuyến khích sv cố gắng trong học tập và rèn luyện.

- Căn cứ vào thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện của sinh viên, các lóp sinh viên lập danh sách kèm theo bản thành tích có xác nhận của giảng viên chủ nhiệm đề nghị lên phòng công tác sinh viên xem xét trình hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật nhà trường họp đề nghị hiệu trưởng quyết định.

- Phòng CTSV tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng quy trình chặt chẽ về công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chế động chính sách đảm bảo công bằng, kịp thời và chính xác.

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác phối hợp giữa các phòng, ban, Đoàn

thanh niên, Hội sinh viên nhà trường và các cơ quan, tố chức khác trong quản lý sv ngoại trú

3.2.6.1. Mục đích, ỷ nghĩa của biện pháp

Công tác QLSV ngoại trú luôn là một hoạt động quản lý rất phức tạp, đa dạng, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các lực lượng, tổ chức trong và ngoài nhà trường.

Công tác phối hợp giữa các phòng ban và các đơn vị liên quan phải đảm bảo sự thống nhất, thông suốt giữa các bộ phận, các phòng chức năng trong hoạt động quản lý sinh viên. Làm tốt công tác phối họp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quản lý sinh viên ngoại trú và chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và tô chức thực hiện

- Nội dung quản lý sv trong công tác phối hợp phải đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động, tuân thủ đúng theo những quy định của Bộ GD&ĐT và quy định nhà trường trong việc quản lý sinh viên. Tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, thực hiện phân cấp, phân quyền.

- Trên cơ sở Quy chế công tác HSSV ngoại trú trong các trường đại học, Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD&ĐT. Phòng CTSV chủ trì soạn thảo nội dung kế hoạch, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về sv ngoại trú. Dữ kiệu này cần phải được cập nhật thường xuyên tùy tình hình biến động của sv (SV mới vào trường và sv ra trường, sv chuyến trường). Bên cạnh đó công tác phân tích, xử lý dữ liệu cũng phải được chú trọng.

- Nêu cụ thể những công tác cần thực hiện về QLSV ngoại trú theo học kỳ, năm học, khóa học trong nhà trường.

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban trong quản lý sinh viên. Quy định rõ quyền hạn, chức năng của từng bộ phận.

- Tham gia, phối họp với chính quyền địa phương và các tố chức đoàn thể tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên, đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp

- Phòng công tác sinh viên: giừ vai trò nòng cốt, chủ đạo, phối hợp, tham mưu, giúp lãnh đạo nhà trường trong quản lý sinh viên.

- Phòng CTSV tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, giám sát việc lập kế hoạch, tổ chức phối họp của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các đơn vị khác.

- Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường và sự ủng hộ của chủ nhiệm các khoa, trưởng các phòng, ban trong nhà trường phối họp trong công tác quản lý sinh viên.

- Sự quan tâm của chính quyền địa phương, công an, các tổ dân phố, chủ nhà trọ và các ban ngành đoàn thể khác trong công tác phối họp QLSV.

- Phòng CTSV thường xuyên tổ chức phối hợp tổ dân phố và chủ nhà trọ của sinh viên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất về việc thực hiện các quy định của nhà trường và của địa phương trong việc quản lý, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện quy định trong học tập và rèn luyện của sinh viên, gần gũi nắm bắt kịp thời diễn biến bất thường về tình cảm, tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của sinh viên.

- Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thành lập các CLB, đội nhóm lập kế hoạch sinh hoạt định kỳ tạo tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên tham gia hoạt động

- Đe công tác phối hợp thực sự hiệu quả thì yêu cầu rất cần thiết là có sự chỉ đạo cụ thế, sâu sát hơn của Đảng uỷ và Ban giám hiệu nhà trường đối với Phòng công tác sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên. Phối kết hợp chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch tới tổ chức, thực hiện việc quản lý sinh viên của các phòng, ban, khoa và các đơn vị liên quan.

3.2.7. Biện pháp 7: Xây dựng môi trường vẫn hóa trường học

3.2.7.1. Mục đích, ỷ nghĩa của biện pháp

Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường là nội dung quan trọng của xây dựng công sở văn minh, là một bộ phận quan trọng của công tác sinh viên. Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh là một việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với xã hội nói chung và của các trường đại học nói riêng trong việc đào tạo, bồi dưỡng sv nên những con người có tài đức vẹn toàn.

Văn hóa nhà trường là bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa xã hội, trong văn hóa xã hội cũng bao hàm văn hóa nhà trường. Thông qua việc tích cực triến khai xây dựng văn hóa nhà trường khiến cho sv nhận thức đầy đủ về xã hội, tìm hiểu xã hội, thích ứng với yêu cầu phát triển xã hội, tù' đó nhận thức đầy đủ hơn về thế giới, về con người, về giá trị khoa học. sv tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa nhà trường còn có tác dụng như hiểu biết thêm tình hình đất nước, về lịch sử, nhận thức được đầy đủ bản thân, từ đó phát triến toàn diện hơn về nhận thức của bản thân.

3.2.7.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

được những yêu cầu sau:

- Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các

trường đại học, cao đắng và trung học chuyên nghiệp đòi hỏi về phía nhà trường phải xây dựng những chuấn mực cũng như các quy định cụ thế và có cơ chế kiếm tra đánh giá hữu hiệu từ đó mới xây dựng được môi trường văn hóa nhà trường với những nét đẹp, những giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh sinh viên có cách suy nghĩ, tình cảm hành động tốt đẹp.

- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng được các chuấn mực về văn hóa trường học cho các cá nhân, tố chức, cán bộ, giảng viên phải làm gương cho sv noi theo từ tác phong làm việc, giao tiếp, ứng xử đến việc thực hiện các quy định nghiêm túc như không hút thuốc trong giờ làm việc, ăn mặc gọn gàng lịch sự, tác phong chuẩn mực, giữ gìn vệ sinh học đường, cảnh quan môi trường ...Phải có cơ chế kiếm tra giám sát việc thực hiện quy chế văn hóa nhà trường, kịp thời đôn đốc, nhắc nhở trường hợp vi phạm thông qua đó hướng dẫn và khích lệ sv từng bước thực hiện đúng các chuấn mực của văn hóa nhà trường, mỗi người, mỗi tổ chức tích cực tham gia xây dựng hoạt động văn hóa nhà trường tù’ đó tạo ra một môi trường văn hóa riêng biệt của nhà trường.

- Tăng cường tổ chức, tuyên truyền nâng cao ý thức xây dựng văn hóa nhà trường. Nhà trường có thế căn cứ vào tình hình thực tế thành lập, tổ chức, chỉ đạo công tác xây dựng văn hóa nhà trường, thống nhất với các ban ngành, tư tưởng của các đơn vị, căn cứ vào đặc điểm của nhà trường và tình hình thực tế để xác lập các nội dung, mục tiêu trong thời gian dài và các bước xây dựng văn hóa nhà trường.

3.2.7.3.Điểu kiện thực hiện các biện pháp

- Sự đồng thuận của các tố chức trong nhà trường về các chuẩn mực văn hóa của nhà trường.

- Phòng CTSV nghiên cứu các nội dung xây dựng văn hóa trường học, phối hợp nhịp nhàng với các ban ngành trong nhà trường như công đoàn, đoàn thanh niên, hội sinh viên đế lập kế hoạch phát động tố chức sâu rộng trong sinh viên, thực hiện xây dựng văn

hóa nhà trường chú ý đến các hoạt động văn hóa trong nhà trường, hoạt động văn hóa xã hội... - Đội ngũ cán bộ quản lý , giảng viên trong nhà trường phải gương mẫu trong công việc, sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp với mọi người.

- Sinh viên nắm vững các chuẩn mực văn hóa của nhà trường.

- Phòng CTSV hối hợp với các đơn vị và tham mưu, đề xuất với lãnh đạo nhà trường ban hành các quy định xây dựng văn hóa trong nhà trường và treo các bảng tại các khu vực công cộng hoặc ở phòng làm việc, phòng học bằng những bảng mica thật đẹp với những nội dung như giữ gìn vệ sinh chung, cấm hút thuốc, lịch sự trong giao tiếp và các câu khấu hiệu mang tính nhắc nhở không bao giờ là thừa trong hoàn cảnh thực tế khi chúng ta vẫn còn cùng nhau than phiền về cung cách ứng xử thiếu văn hóa mà một số ít đồng nghiệp nào đó thực hiện với bản thân ta, hay là với sinh viên, với mọi đối tượng đến liên hệ công tác hay giải quyết công việc.

- Phòng CTSV phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện các yêu cầu về xây dựng văn hóa trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn biện pháp quản lỷ công tác sinh viên tại trường đại học (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w