Bảng 2.2: Ket quả về chất lượng đào tạo và rèn luyện hệ chính quy Năm học Tổng số sv xếp loại Học tập T.số sv Năm cuối
Kêt quả Rèn luyện (%) Kêt quả Tốt nghiệp (%) K-G (%) TB K TB Yếu Kém xs Tốt, khá TBKTB yếu K-G TB K TB 2006-2007 537 17 82,5 0,2 0,3 0 10,8 72,1 16,6 0,5 0 0 2007-2008 1846 18,2 79,1 1,4 1,3 0 13,3 70,2 15,1 1,4 0 0 2008-2009 3899 18,7 78,9 1,3 1,1 0 13,1 71,4 14,2 1,3 0 0 2009-2010 5703 17,6 79,8 1,6 1 0 12,9 74,2 11,3 1,6 0 0 2010-2011 8097 17,1 79,6 2,1 1,2 463 13,5 70,7 13,7 2,1 17,4 82,6 2011-2012 10.024 18,4 77,9 2,3 1,4 1754 14,7 71,1 11,9 2,3 18,7 81,3 1 \1---—-1---— ■ ---L—---1----1---
(Nguôn: Phòng Đào tạo - Phòng CTSV tneờng Đại học Kiến trúc Đà Năng — Năm 2012)
Ket quả học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học Kiến trúc Đà Nang trong những năm qua cho thấy: khoảng trên 10% số lóp đạt danh hiệu tập thể lớp tiên tiến thi tốt nghiệp hệ Đại học và cao đẳng chính quy hàng năm đạt 85% trở lên. Như vậy có thể thấy tuy mới có 02 khóa tốt nghiệp đầu tiên nhưng tỉ lệ tổ nghiệp và kết quả
học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học Kiến trúc ngày càng cao. Sinh viên ra trường đều có nền tảng tri thức về chuyên môn nghiệp vụ tương đối cơ bản, bước đầu có trọng lượng tri thức mới bám sát trình độ tiên tiến khoa học và công nghệ của khu vục, gần gũi hơn với cuộc sống hiện đại, có ý chí và tinh thần vượt khó khăn, dám chấp nhận hoàn cảnh thực tại để vươn lên. ở các em đã có cái nhìn thực tế hơn, quan tâm đến tương lai nhưng không quá ảo tưởng, nhiều sinh viên ra trường đã sẵn sàng đi công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Họ là những người vẫn giữ được những nét căn bản của lối sống, cốt cách, tâm hồn sinh viên thời đại mới. Sinh viên cũng rất quan
tâm đến những vấn đề lớn của đất nước như hiệu quả của công cuộc đối mới, tình hình thời sự trong nước và quốc tế, thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các cuộc vận động lớn như: Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Hai không”, “Hiến máu nhân đạo”, “ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung” phong trào “tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”...
Có thể thấy được sự đánh giá cơ bản về Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp úng yêu cầu công cuộc CNH — HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước” mà sinh viên trường Đại học Kiến trúc Đà Nằng là một bộ phận quan trọng cũng không nằm ngoài sự đánh giá đó: “Thanh niên ta ngày nay có mặt mạnh cơ bản là trình độ học vấn cao hơn trước, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc, giàu lòng yêu nước, có khát vọng mau chóng đưa đất nước vượt qua nghèo nàn lạc hậu. Thực hiện dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thanh niên đồng tình, ủng hộ hăng hái tham gia sự nghiệp đối mới, xây dựng và bảo vệ Tố quốc XHCN„.”
Tuy nhiên Nghị quyết cũng chỉ rõ: “Một bộ phận đáng kế học sinh yếu kém về nhận thức chính trị, đạo đức, lối sống...” [18, tr.59-60] Sinh viên trường Đại học Kiến trúc Đà Nang đa số là con người dân nông thôn, các em rất thật thà, chất phác, ham học hỏi. Tuy nhiên, một số em chưa nhận thức đầy đủ, còn thiếu vốn sống nên dễ có hiện tượng bột phát, dễ tuyệt đối hóa vai trò của một yếu tố kiến thức khoa học nào đó (kỹ thuật, tự nhiên, xã hội) và dễ dẫn đến coi thường những lý tưởng có tính chất xã hội, những giá trị thấm mỹ, do vậy nhà trường đã kiên quyết xử lý kỷ luật một số sinh viên vi phạm đế giáo dục, răn đe, làm cho môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.
Bảng 2.3: Kỷ luật sinh viên
Năm học Khiên trách Cảnh cáo Đình chỉ học tập Buộc thôi học Ngưng tiến độ Ghi chú 2006-2007 0 0 0 0 0 2007-2008 0 0 0 0 07 2008-2009 22 02 05 18 43
2010-2011 39 04 07 24 112
2011-2012 36 02 4 13 216
T---1---1---1---1---
(Nguôn: Phòng Công tác sinh viên trường Đại học Kiên trúc Đà Năng năm 2012).
Nhìn chung những sinh viên bị kỷ luật là do lười học, ỷ lại vào gia đình, không nộp học phí đúng quy định của nhà trường, ít quan tâm đến sinh hoạt chính trị, coi thường truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có xu hướng chạy theo lối sống không lành mạnh, coi thường giá trị nhân văn, kỷ cương đạo lý, tham gia vào các tệ nạn xã hội (bỏ học nhiều, vi phạm quy chế thi, chơi Game....).
Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt các chỉ tiêu về số lượng và mở rộng quy mô, loại hình đào tạo, trường Đại học Kiến trúc Đà Nang luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Ket
quả nêu ở các bảng trên đã phần nào phản ánh được chất lượng đào tạo của nhà trường trong những năm học gần đây. Có được kết quả ấy là nhờ vào ý chí quyết tâm của HĐQT, Ban giám hiệu và tập thế giảng viên, CBCNV nhà trường, trong đó phải kế đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên của nhà trường luôn tích cực đối mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chú trọng và tăng cường nhiều biện pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và rèn cho sinh viên nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường một đối tượng không thế thiếu trong quá trình đào tạo đó là các tập thế lớp, các liên chi đoàn, liên chi hội trong trường.
Mục tiêu của nhà trường là phấn đấu nâng cao tỷ lệ sinh viên khá, giỏi; hạ thấp tỷ lệ trung bình và yếu. Thực tế năm học 2011 - 2012 cho thấy, tỷ lệ sinh viên khá, giỏi đã được nâng lên 18,4% và giảm tỷ lệ TB-Khá, trung bình xuống chỉ còn 77,9%.
Trường Đại học Kiến trúc Đà Nằng trong những năm qua đã đạt được nhừng mặt tích cực trong đào tạo, giáo dục sinh viên như sau:
- Quy mô đào tạo tiếp tục được mở rộng, các loại hình đào tạo tiếp tục phát triển đa dạng, số lượng sinh viên ngày càng tăng lên; chất lượng đào tạo; tính chủ động, sáng tạo trong học tập, thực hành, nghiên cún khoa học; ý thức rèn luyện, tự’ học của sinh viên được nâng cao.
- về mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh viên trường Đại học Kiến trúc Đà Nang trong những năm gần đây có những chuyến biến rõ rệt. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” đã tạo được niềm tin của sinh viên vào Đảng và sự nghiệp đối mới của Đảng. Trong mỗi sinh viên lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc thế hiện bằng hoài bão lập thân, lập nghiệp, quyết tâm xoá đói nghèo, tụt hậu cũng được nâng cao hơn. Thái độ và ý thức chính trị của sinh viên ngày càng được nâng lên
theo hướng tích cực. Sinh viên rất tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội mang ý nghĩa giáo dục cao.
- Hầu hết sinh viên trường Đại học Kiến trúc Đà Nang có lối sống lành mạnh, năng động, sáng tạo và có ý chí vươn lên mạnh mẽ. Tích cực tham gia phong trào Đoàn thanh niên, Hội sinh viên...Phong trào Đoàn viên phấn đấu trở thành Đảng viên. Việc học ngoại ngữ, tin học và một số nghề khác đã thành phong trào rộng rãi. Sinh viên tham gia các kì thi Olympic các môn học, phong trào văn nghệ, thế dục thế thao và phong trào nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều và có hiệu quả.
- Sinh viên trường Đại học Kiến trúc Đà Nằng được giao lưu, tiếp xúc với nhiều công trình nghệ thuật, với các trường bạn nhưng đa số vẫn giữ được phong cách, lối sống lành mạnh, nêu cao cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng, kích động gây mất ổn định chính trị - xã hội. Hiện tượng sinh viên vi phạm đạo đức, pháp luật, tệ nạn xã hội có chiều hướng giảm.
- Tính tích cực xã hội sinh viên ngày càng rõ nét; sinh viên hăng hái tham gia các phong trào học tập, rèn luyện. Vì ngày mai lập nghiệp, phong trào tự quản, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng nhà trường không khói thuốc là, không ma tuý, tệ nạn xã hội, phong trào sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng và tham gia các hoạt động xã hội ngày càng tăng với ý thức tự giác cao.
Bên cạnh đó sinh viên trường Đại học Kiến trúc Đà Nằng còn một số hạn chế như: - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nang còn một số sinh viên thiếu trung thực trong học tập và thi cử, một bộ phận chưa có hoài bão, lý tưởng; một số vi phạm nội quy, quy chế, có biếu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đòi.
- Tệ nạn xã hội như: cờ bạc, cá độ, rượu bia, mê tín, bê tha trong sinh hoạt và học tập, vi phạm An toàn giao thông, vi phạm pháp luật
trong sinh viên tuy ít nhưng vẫn có sinh viên vi phạm tệ nạn xã hội, gây nhiều lo lắng băn khoăn về lối sống của sinh viên trong xã hội.
- Là trường mới được thành lập nên sinh viên chưa có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học, năng lực tự học, tự nghiên cứu, thực hành, khả năng giao tiếp và họp tác trong công việc vẫn còn nhiều hạn chế. Trình độ ngoại ngữ, tin học của sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng yêu
cầu hội nhập.