Như đã trình bày, sv là những người học ở bậc học Cao đẳng, Đại học. Do vậy, sinh viên có những đặc điếm chủ yếu sau:
sv là một bộ phận trong thanh niên, đó là những thanh niên ưu tú, có trình độ tri thức vượt trội, có vị thế và uy tín, được xã hội tôn vinh, là lực lượng đông đảo, được quản lý có tổ chức, có vai trò và vị trí quan trọng, sv là nguồn chất xám quý giá, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, sv là những trí thức tương lai nên họ cũng có đặc tính chung của tri thức thế hiện ở khả năng ham học hỏi và khả năng tiếp thu tri thức, khoa học mới, nhảy bén với các vấn đề chính trị, xã hội, công nghệ.
Môi trường học tập thay đổi: Khi ở gia đình và học ở trường phổ thông, họ có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cha mẹ, thầy cô giáo. Nhưng đến trường Đại học, Cao đắng thì không còn khép kín như thế. Vì ở môi trường Đại học, cao đẳng sv có tính chủ động cao, cùng với sự trưởng thành về xã hội, về tâm - sinh lý; qua đó nhiều nhu cầu được khơi dậy và xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng, phong phú hơn như: nhu cầu tìm hiếu, mở rộng kiến thức tăng lên, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần (tình bạn, tình yêu....), nhu cầu được học tập, tự học, tự đào tạo, rèn luyện đế bản thân tự khắng định, hoàn thiện vị trí của mình (theo định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp để vào đời).
Ớ độ tuối thanh niên: Đây là giai đoạn tâm - sinh lý của các em phát triến mạnh nên đại bộ phận sv còn nông nối, thiếu kinh nghiệm cuộc sống xã hội, tò mò,....Do đó, sv đánh giá các hiện tượng đời sống xã hội một cách nông cạn nên dễ có thái độ cực đoan đối với các sự việc này. Nhận thức cũng chưa đầy đủ, dễ bị kích động và lôi kéo khi những gì vượt qua phạm vi của khái niệm khoa học hạn hẹp đã học. Đây là một trong những nhược điểm mà nhà trường, các nhà giáo dục cần lưu ý đế khắc phục và hướng các em đi đúng mục tiêu đào tạo.
1.4.4. Đặc điếm của sinh viên ngoại trú
Ngoài những đặc điếm của sv nói chung, sv ngoại trú có những đặc điểm riêng sau:
+ Đặc điểm về điều kiện sống và hoạt động:
+ Sống và hoạt động tại các tổ dân phố, các khu dân cư, thực hiện các quy định của tổ dân phố và của địa phương nơi sv tạm trú học tập, do vậy sinh viên phải hòa mình vào cuộc sống, sinh hoạt tại các khu trọ trên các địa bàn dân cư.
sv ngoại trú được đội thanh niên tình nguyện tư vấn và đưa đến chỗ trọ đã được liên hệ trước. Trong mỗi phòng chung có thể là sv cùng lớp, cùng khóa, cùng khoa hoặc khác lớp, khác khóa, khác khoa; Có thể cùng hoặc khác chuyên ngành được đào tạo; cùng tuổi hoặc không cùng tuổi, khác nhau về thành phần xuất thân, về trình độ nhận thức và quan niệm sống... Song họ có chung một mục đích là tạm trú đế học tập, rèn luyện đế trở thành những người có nghề nghiệp theo chuyến ngành được đào tạo.
Sinh viên ngoại trú sống và hoạt động trong môi trường bên ngoài, chịu sự kiếm soát địa phương, tố dân phố và chủ phòng trọ nên các nhà trường Đại học, Cao đắng cũng gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý.