Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ atm tại ngân hàng agribank việt nam – chi nhánh nghệ an (Trang 27 - 156)

1.3.3.1. Chất lượng dịch vụ

Như đã nêu ở trên, Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985, 1988) đã định nghĩa về chất lượng dịch vụ: là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng về những tiện ích mà dịch vụ sẽ mang lại và cảm nhận của họ về kết quả họ có được sau khi đã sử dụng qua dịch vụ đó. Sự thỏa mãn và chất lượng dịch vụ có tương quan cao với nhau (Olsen, 2002). Đôi khi sự tương quan này cao đến mức nhiều nhà nghiên cứu đặt câu hỏi rằng liệu chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn phải chăng là cùng một khái niệm (Churchill và Surprenant, 1982).

Do đó, chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng. Nếu ngân hàng mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của họ thì bước đầu đã làm khách hàng hài lòng. Vì vậy muốn đạt được sự hài lòng của khách hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này là vấn đề chính yếu trong các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.

1.3.3.2. Giá cả cảm nhận về dịch vụ

Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm dịch vụ. Giá cả được xác định dựa trên giá trị sử dụng và cảm nhận của khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà họ sử dụng. Đã có một số nghiên cứu sự tác động của giá cả đến sự hài lòng của khách hàng như: Spreng và Mackoy (1996); Voss và cộng sự (1998); Varki và Colgate (2001). Các nghiên cứu chỉ ra rằng các cảm nhận về giá sau khi mua có tác động dương lên sự hài lòng và bản thân nó chịu ảnh hưởng dương của các cảm nhận về giá trước khi mua, mặt khác cảm nhận giá trước khi mua cũng có tác động dương lên sự hài lòng.

1.4. Các lý thuyết đánh giá chất lượng dịch vụ

1.4.1. Lý thuyết của Gronroos (1982)

Gronroos (1982) đưa ra 2 lĩnh vực của chất lượng dịch vụ:

(1) Chất lượng kỹ thuật (FSQ: Functional Service Quality): Những gì được phục vụ. Đây là kết quả của quá trình tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng mà ở đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (what?) và khách hàng tiếp nhận dịch vụ đó. Có 5 tiêu chí để đánh giá nhân tố này:

 Khả năng giải quyết vấn đề  Kỹ năng chuyên môn  Trình độ tác nghiệp  Trang thiết bị hiện đại  Hệ thống lưu trữ thông tin

(2) Chất lượng chức năng (TSQ: Technical Service Quality): thể hiện quá trình thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp, phản ánh việc dịch vụ được cung cấp như thế nào (How?). Trong tương quan giữa hai khía cạnh chất lượng kể trên thì chất lượng chức năng đóng vai trò quan trọng hơn được thể hiện thông qua 7 tiêu chí sau:

 Sự thuận tiện trong giao dịch  Hành vi ứng xử

 Thái độ phục vụ

 Công tác tổ chức doanh nghiệp  Tiếp xúc khách hàng

 Phong thái phục vụ

 Tinh thần tất cả vì khách hàng

1.4.2. Lý thuyết của Parasuraman và cộng sự (1985, 1988)

Parasuraman và cộng sự đã có những nghiên cứu về chất lượng dịch vụ rất chi tiết và cụ thể. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1985) được sử dụng phổ biến hơn cả, bởi tính cụ thể, chi tiết và công cụ để đánh giá luôn được tác giả và đồng nghiệp kiểm định và cập nhật. Chất lượng dịch vụ được đánh giá dựa vào năm khoảng cách.

Hình 1.1: Mô hình chất lượng dịch vụ

(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2003)

Khoảng cách 1: Khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và nhận thức của nhà quản trị về kỳ vọng của khách hàng.

Khoảng cách 2: Nhà quản lý truyền đạt sai hoặc không truyền đạt được kỳ vọng của khách hàng thành quy trình, quy cách chất lượng.

Khoảng cách 3: Nhân viên phục vụ dịch vụ không đúng quy trình đã định. Khoảng cách 4: Quảng cáo và giới thiệu sai.

Khoảng cách 5: Tổng của 4 khác biệt trên – sai lệch giữa dịch vụ nhận được và kỳ vọng của khách hàng.

Mô hình năm khác biệt là mô hình tổng quát, mang tính chất lý thuyết về chất lượng dịch vụ. Để có thể thực hành được, Parasuraman đã cố gắng xây dựng thang

Khoảng Kho ng cách 1 Dịch vụ kỳ vọng Dịch vụ cảm nhận Khoảng Nhận thức của công ty về kỳ vọng của khách hàng Dịch vụ chuyển giao

Chuyển đổi cảm nhận của công ty thành tiêu chí chất Thông tin đến khách hàng Khách hàng Nhà ti ếp th Khoảng Khoảng

đo dùng để đánh giá chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ, theo ông bất kỳ dịch vụ nào chất lượng cũng được khách hàng cảm nhận dựa trên 10 thành phần sau:

Tin cậy (reliability): Khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên.

Đáp ứng (responseveness): Sự sẵn sàng của nhân viên nhằm giúp đỡ khách hàng hoặc cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng.

Năng lực phục vụ (competence): Trình độ chuyên môn của nhân viên để thực hiện dịch vụ.

Tiếp cận (assess): Sự quan tâm và chú ý đến khách hàng, sẵn sàng tạo điều kiện cho khách hàng trong việc tiếp cận dịch vụ.

Lịch sự (courtesy): Thái độ phục vụ niềm nở, tôn trọng, thân thiện với khách hàng.

Thông tin (communication): Khả năng giao tiếp, diễn đạt cho khách hàng một cách dễ hiểu khi cung cấp dịch vụ cũng như giải quyết khiếu nại, thắc mắc.

Tín nhiệm (credibility): Khả năng tạo lòng tin cho khách, thể hiện qua thương hiệu công ty lẫn nhân cách của nhân viên phục vụ.

An toàn (security): Khả năng đảm bảo an toàn cho khách hàng, bao gồm sự an toàn về tài chính cũng như sự bảo mật thông tin liên quan đến khách hàng.

Hiểu biết khách hàng (understanding the customer): Khả năng hiểu biết những nhu cầu của khách hàng, quan tâm cũng như nhận dạng được khách hàng thường xuyên.

Phương tiện hữu hình (tangibles): Thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ cũng như các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.

Mô hình này có ưu điểm bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên rất khó khăn trong việc đánh giá và phân tích. Năm 1988, Parasuraman đã hiệu chỉnh lại và hình thành mô hình mới gồm năm thành phần, được gọi là thang đo Servqual (Parasuraman, 1988) với 21 biến quan sát thuộc 5 nhóm thành phần chất lượng dịch vụ:

Nhóm mức độ tin cậy: Thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ đã cam kết phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên.

1. Khi công ty XYZ hứa sẽ thực hiện điều gì đó vào khoảng thời gian nhất định, thì công ty sẽ thực hiện.

2. Khi bạn gặp vấn đề, công ty XYZ thể hiện sự quan tâm chân thành trong giải quyết vấn đề.

3. Công ty XYZ thực hiện dịch vụ đúng ngay lần đầu tiên.

4. Công ty XYZ cung cấp dịch vụ đúng vào thời điểm mà công ty hứa sẽ thực hiện.

5. Công ty XYZ thông báo cho khách hàng khi nào dịch vụ sẽ được thực hiện. Đáp ứng: Thể hiện sự sẵn sàng của nhân viên trong việc giúp đỡ và cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.

1. Nhân viên công ty XYZ phục vụ bạn nhanh chóng, đúng hạn. 2. Nhân viên công ty XYZ luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

3. Nhân viên công ty XYZ không bao giờ tỏ ra rất bận rộn để không đáp ứng yêu cầu của bạn.

Năng lực phục vụ: Thể hiện trình độ chuyên môn và cử chỉ lịch sự, nhã nhặn của nhân viên, khả năng truyền đạt, tạo ra sự tín nhiệm nơi khách hàng.

1. Hành vi của nhân viên trong công ty XYZ ngày càng tạo sự tin tưởng đối với bạn.

2. Bạn cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch với công ty XYZ.

3. Nhân viên trong công ty XYZ bao giờ cũng tỏ ra lịch sự, nhã nhặn với bạn. 4. Nhân viên trong công ty XYZ đủ kiến thức để trả lời các câu hỏi của bạn. Sự đồng cảm: Thể hiện sự quan tâm đến khách hàng, chăm sóc ân cần, sự quan tâm mang tính cá nhân đến các khách hàng.

1. Công ty XYZ thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn.

2. Công ty XYZ có những nhân viên thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn. 3. Công ty XYZ thể hiện sự chú ý đặc biệt đến những quan tâm nhiều nhất của bạn.

4. Nhân viên trong công ty XYZ hiểu được những nhu cầu đặc biệt của bạn. Tính hữu hình: Thể hiện vẻ bề ngoài của phương tiện vật chất, thiết bị, nhân viên và các phương tiện truyền thông.

1. Công ty XYZ có trang thiết bị hiện đại.

2. Cơ sở vật chất của công ty XYZ trông rất hấp dẫn.

3. Nhân viên của công ty XYZ có trang phục gọn gàng, lịch sự.

4. Các phương tiện vật chất trong hoạt động dịch vụ rất hấp dẫn tại công ty XYZ.

5. Công ty XYZ có thời gian giao dịch thuận tiện.

Bảng 1.2: Mối quan hệ giữa mô hình gốc (1985) và mô hình hiệu chỉnh (1988)

Mô hình gốc Mô hình hiệu chỉnh

Tin cậy Tin cậy

Đáp ứng Đáp ứng Năng lựcphục vụ Lịch sự Tín nhiệm An toàn Năng lực phục vụ Tiếp cận Thông tin Hiểu biết khách hàng Sự đồng cảm

Phương tiện hữu hình Phương tiện hữu hình

Bộ thang đo gồm 2 phần, mỗi phần có 21 phát biểu. Phần thứ nhất nhằm xác định kỳ vọng của khách hàng đối với loại dịch vụ của doanh nghiệp nói chung. Nghĩa là không quan tâm đến một doanh nghiệp cụ thể nào, người được phỏng vấn cho biết mức độ mong muốn của họ đối với dịch vụ đó. Phần thứ hai nhằm xác định cảm nhận của khách hàng đối với việc thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp khảo sát. Nghĩa là căn cứ vào dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp được khảo sát để đánh giá. Kết quả nghiên cứu nhằm nhận ra các khoảng cách giữa cảm nhận khách hàng về chất lượng dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện và kỳ vọng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ đó. Cụ thể, theo mô hình SERVQUAL, chất lượng dịch vụ được xác định như sau:

Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận – Giá trị kỳ vọng.

1.4.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVPERF

Parasuraman và cộng sự khẳng định rằng SERVQUAL là một dụng cụ đo lường chất lượng dịch vụ tin cậy và chính xác (Parasuraman và cộng sự, 1988; 1991; 1993) và thang đo này đã được sử dụng rộng rãi (Buttle, 1996; Robinson, 1999).

Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình chất lượng và khoảng cách làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ cũng có nhiều tranh luận (Carmen, 1990; Babakus và Boller, 1992; Cronin và Taylor, 1992). Cronin và Taylor (1992) với mô hình SERVPERF, cho rằng mức độ cảm nhận của khách hàng đối với sự thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp phản ánh tốt nhất chất lượng dịch vụ.

Theo mô hình SERVPERF thì: Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận

Kết luận này đã được đồng tình bởi các tác giả khác như Lee và cộng sự (2000), Brady và cộng sự (2002).

Bộ thang đo SERVPERF cũng sử dụng 21 mục phát biểu tương tự như phần hỏi về cảm nhận của khách hàng trong mô hình SERVQUAL nhưng bỏ qua phần hỏi về kỳ vọng.

Tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu so sánh về việc nên sử dụng SERVQUAL hay SERVPERF, đa số các nghiên cứu đền cho rằng nên sử dụng SERVPERF vì lý do sử dụng mô hình SERVPERF sẽ cho kết quả tốt hơn mô hình SERVQUAL (Phong và Thúy, 2007). Ngoài việc bản câu hỏi dài, khái niệm sự kỳ vọng cũng khá mơ hồ đối với người trả lời. Do vậy, sử dụng thang đo SERVQUAL có thể ảnh hưởng tới chất lượng dữ liệu thu thập, dẫn đến giảm độ tin cậy và tính không ổn định của các biến quan sát. Thực tế, đa số người trả lời ghi mức kỳ vọng của họ về một siêu thị chất lượng tốt chỉ ở hai mức 4 và 5 (thang đo 5 mức độ) cho tất cả các phát biểu.

1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.5.1. Kết quả nghiên cứu nước ngoài

Moutinho và Brownlie (1989) nhận thấy rằng khả năng truy cập hệ thống và địa điểm đặt máy ATM ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng thẻ. Việc xếp

hàng đứng đợi để sử dụng máy ATM là nguyên nhân chính gây ra sự không hải lòng của khách hàng.

Lebanc (1990) trong một nghiên cứu về sử dụng thẻ ATM ở Canada đã đưa ra lập luận rằng những yếu tố chính dẫn đến sự dụng thẻ ATM là khả năng truy cập vào hệ thống ATM tự do thực hiện các giao dịch ngân hàng bất cứ lúc nào và tránh chờ đợi lâu.

Howcroft (1991) lưu ý rằng sự không hài lòng của khách hàng có liên quan đến việc máy ATM thường xuyên bị gián đoạn đường truyền và hư hỏng.

Moutinho (1992) chứng minh rằng tiện ích của ATM được thể hiện ở tốc độ giao dịch và tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Ngoài ra ông cũng xem xét các mối quan hệ của nhân tố về tỉ lệ sử dụng và mong muốn thực hiện với sự hài lòng lâu dài của khách hàng đối với dịch vụ ATM .

Rugimbana và Lversen(1994) nghiên cứu nhận thức các thuộc tính của chất lượng dịch vụ ATM. Họ nhận thấy rằng, sự thuận tiện, độ tin cậy, và dể sử dụng là những nhân tố quan trọng.

Davies và cộng sự (1996) nghiên cứu các yếu tố ánh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ATM. Những yếu tố này bao gồm chi phí khách hàng bỏ ra khi sử dụng dịch vụ ATM và chức năng hiệu quả của ATM. Lovelock (2000) cho rằng sự an toàn và vị trí thuận lợi, số lượng máy ATM phù hợp, hệ thống thân thiện với người dùng và chức năng của máy ATM ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ATM .

Joseph và Stone (2003) nghiên cứu nhận thức của khách hàng ở Mỹ về chất lượng dịch vụ ATM và nhận thấy rằng sự thân thiện với người sử dụng, địa điểm thuận lợi, vị trí an toàn và số lượng ATM được các ngân hàng cung cấp là những nhân tố cần thiết cho chất lượng dịch vụ ATM.

Patricio và cộng sự (2003) đã tiến hành một nghiên cứu định tính của ngân hàng Bồ Đào Nha về việc sử dụng các dịch vụ đa kênh của khách hàng, Nghiên cứu xác định khả năng truy cập và tốc độ hoạt động như sự dự đoán mạnh mẽ của sự hài lòng khách hàng, trong khi an ninh và kỷ thuật bị trục trặc được cho là nguyên nhân chính gây ra sự không hài lòng.

Islam và cộng sự (2005) đã kiểm định mức độ hài lòng của chủ thẻ ATM của một ngân hàng hàng đầu ở Bangladesh(ngân hàng HSBC). Nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng dịch vụ ATM vói sự thoả mãn của khách hàng. Nghiên cứu cũng xác định rằng địa điểm, phản ứng cá nhân, chất lượng của tiền giấy rút ra từ máy ATM, sự cung cấp thẻ kịp thời và thực hiện của máy ATM có liên quan tích cực và đáng kể đến sự hài lòng của khách hàng. Sự mất an toàn, máy ATM thường xuyên hỏng và số lượng máy không phù hợp là những nhân tố quan trọng tạo nên sự không hài lòng của khách hàng.

Shasmdouha và cộng sự (2005) trong một nghiên cứu khác ở Bangladesh nhận thấy rằng, dịch vụ 24/24h, sự chính xác và địa điểm thuận lời là những giả định chính tạo nên sự hài lòng cua khách hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu sự riêng tư trong việc thực hiện các giao dịch: lo sợ về an toàn, và độ phức tạp của máy là những nguyên nhân chính gây lo ngại cho khách hàng.

Al-Hawari và cộng sự (2006) đã được ra các đặc tính về chất lượng dịch vụ ATM bao gồm(1) Địa điểm thuận tiện và an toàn,(2) Các chức năng của máy ATM ,(3)Số lượng máy phù hợp,(4)Hệ thống và quy trình thân thiết với người sử dụng. Một nghiên cứu thực hiện cho thấy rằng các đặc tính này tạo thành các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ATM.

Singh và Komal(2009)trong nghiên cứu về “sự tác động của ATM đến sự hài lòng của khách hàng” cho rằng sự hài lòng của khách hàng có 2 dạng đó là:

(1)Sự hài lòng hữu hình (Material customer satisfaction)

Khi khách hàng sử dụng thẻ mà gặp phải một số sự cố sẽ thấy không hài lòng về dịch vụ như: Máy không hoạt động, thẻ bị khoá, máy hết tiền, không in được sao kê, tiền giấy cũ, sai số tiền trên sao kê: Hình thức sao kê nhàm chán, số dư tài khoản

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ atm tại ngân hàng agribank việt nam – chi nhánh nghệ an (Trang 27 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)