Trong những năm qua Agribank Nghệ An đã xác định rõ và quán triệt phương châm “Đi vay để cho vay” công tác nguồn vốn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu. Để khơi tăng nguồn vốn, chi nhánh đã đa dạng hoá các hình thức huy động, điều hành lãi suất phù hợp với qui định của ngân hàng cấp trên và cơ chế thị trường. Đồng thời từng bước đổi mới công nghệ, đổi mới lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, quan tâm đến hoạt động Marketing huy động vốn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp thị, khuyến mãi...nên từ chổ chỉ có ít sản phẩm đơn điệu đến nay đã có nhiều nhóm sản phẩm huy động vốn thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách hàng trong xã hội. Vì vậy, mặc dù công tác huy động vốn những năm qua phải cạnh tranh gay gắt, thị trường, lãi suất nhiều biến động song nguồn vốn huy động tại chổ liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và ổn định, tính đến 31/12/2013 , nguồn vốn quản lý và huy động cả nội và ngoại tệ đạt 13.812tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2013 đạt trên 22%. Nhờ nguồn vốn quản lý và huy động tăng trưởng ổn định, vững chắc và tranh thủ các nguồn vốn trung và dài hạn của các dự án KFW, ADB, WB, AFDII, AFDIII đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động trong hoạt động tín dụng, với ưu tiên vẫn là đối
tượng nông nghiệp, nông thôn và nông dân, giữ vững thị phần và khách hàng truyền thống là kinh tế hộ, bên cạnh đó đơn vị đã chủ động mở rộng đối tượng đàu tư là các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên dư nợ cũng liên tục tăng, tính đến 31/12/2013 tổng dư nợ của chi nhánh đạt 10.975 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2013 đạt trên 17%. Đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ là nâng cao chất lượng tín dụng, nhờ tốt công tác thẩm định, cho vay đúng đối tượng, thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát kịp thời, bám sát khách hàng vay vốn nên chất lượng tín dụng của chi nhánh được khống chế ở mức khá thấp, đến 31/12/2013 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 0,48%, thấp hơn nhiều so với bình quân các NHTM trên địa bàn Nghệ An là 1,8% và so với bình quân toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là 6,1%. Các số liệu về nguồn vốn, dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2010-2013 được thể hiện qua Bảng 3.2
Bảng 3.2: Tổng nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2010-2013
ĐVT : Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Nguồn vốn 6.881 8.259 11.752 13.542 Dư nợ 5.798 6.705 8.541 10.884 Nợ xấu (tỷ lệ %) 33 (0,56%) 50 (0,75%) 28 (0,49%) 28.8 (0.48%)
Biểu đồ 3.2: Tổng nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT CN Nghệ An Giai doạn 2010-2013
a. Nhóm sản phẩm dịch vụ tiền gửi
Bên cạnh việc tăng cường công tác huy động vốn, chi nhánh cũng đã chú trọng đến cơ cấu trong công tác huy động nguồn vốn, tỷ trọng huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ lệ lớn, điều này thể hiện tính ổn định cao của nguồn vốn huy động, đến 31/12/2013 tiền gửi dân cư đạt12.145 tỷ đổng, chiếm tỷ lệ 90% tổng nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động Agribank Nghệ An là khá hợp lí, điều đó được thể hiện trong Bảng 3.3
Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tếcủa NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2010-2013
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm Tăng trưởng(%)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Năm 11/10 Năm 12/11 Năm 13/12 Bình Quân Tiền gửi tổ chức tế, tổ chức xã hội 1.305 1.009 1.416 1.589 -22.7 40.3 12.2 9.9 Tiền gửi tổ chức tín dụng 9 10 7 9 11.1 -30.0 18.4 -0.17 Tiền gửi dân
cư 5.567 7.240 10.328 13.541 30 42.6 31.1 34.57
Biểu đồ 3.3: Vốn huy động theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNTChi nhánh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013
Xét về tốc độ tăng trưởng hàng năm nhìn chung công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An vẫn có mức tăng trưởng cao , số liệu cụ thể được thể hiện qua Bảng 3.4 và miêu tả qua Biểu đồ 3.4 ở trên.
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng (%) nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An so với toàn ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013
Năm TT
Đơn Vị
2010 2011 2012 2013
1 Các NHTM và Tổ chức tín dụng 25,6 17,2 33,7 25,3
2 NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An 24,9 20,0 42,3 31,1
3 So sánh -0,7 +3,8 +8,6 +5,8
Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của NHNO&PTNT Nghệ An so với các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2013
b. Nhóm sản phẩm dịch vụ tín dụng
Là một Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh, sự hoạt động có hiệu quả, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiêp, nông thôn nói riêng những năm qua là điều được khẳng định thông qua sự thay đổi và phát triển bằng những kết quả cụ thể góp phần trong tiến trình đổi mới của tỉnh. Có được những kết quả và thành công ấy, trước hết là do Agribank Nghệ An đã thường xuyên bám sát chủ trương, chính sách, các chương trình kinh tế xã hội của tỉnh Đảng bộ và UBND Tỉnh Nghệ An đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Từ đó đã tập trung vốn đầu tư cho các vùng nguyên liệu như mía, dứa, bò, sữa... để hình thành các khu sản xuất và xuất khẩu hiệu quả cao như chương trình mía đường cho các nhà máy Nghệ An Tate&Lely, Sông Lam, Sông Con...thông qua đó xuất hiện nhiều mô hình liên kết khác trong nông nghiệp, nông thôn như kinh tế trang trại vùng đồi, cây ăn quả... Đồng thời với việc bám sát các chủ trương, chính sách Agribank Nghệ An còn thực hiện cho vay vốn kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học, kỷ thuật, đổi mới giống cây, con năng suất cao, hộ sản xuất hàng hóa có chất
lượng cao. Song song với cho vay nông nghiệp, nông thôn trong những năm gần đây chi nhánh đã chú trọng cho vay đối tượng là các hộ sản xuất kinh doanh, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đa dạng hóa các loại hình đầu tư, tuy nhiên tỷ trọng cho vay hộ sản xuất và cá nhân vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, cụ thể đến 31/12/2013 dư nợ cho vay hộ sản xuất đạt 9.151 tỷ đồng, chiếm 83.4% tổng dư nợ.
Trong những năm qua công tác đầu tư tín dụng luôn có bước tăng trưởng khá, bên cạnh đó nâng cao chất lượng tín dụng cũng là một nhiệm vụ được quan tâm thường xuyên, nhờ đó mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An luôn duy trì được chất lượng tín dụng khá cao so với các Ngân hàng thương mại Nhà nước và bình quân toàn ngành ngân hàng trên địa bàn cũng như bình quân toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, thể hiện cụ thể tính đến 31/12/ 2013 : Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An là 0,48% trên tổng dư nợ.
Bảng 3.5: Thị phần về dư nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An Năm 2010 – 2013 Năm TT Đơn Vị Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 1 Các NHTM và Tổ chức tín dụng Tỷ đồng 47.244 59.670 77.339 95.918 2 NHNo& PTNT Chi nhánh Nghệ An Tỷ đồng 5.798 6.705 8.541 10.975 3 Thị phần NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An (%) 12,3 11,2 11,0 11,5
Biểu đồ 3.5: Dư nợ tín dụng và các khoản đầu tưcủa NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2010 -2013 về tốc độ tăng trưởng dư nợ
Qua Bảng 3.5 ta thấy giai đoạn 2010 - 2013 tốc độ tăng trưởng dư nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ thấp hơn so với các NHTM và TCTD khác trên địa bàn, năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 23,8% trong lúc các Ngân hàng, TCTD khác là 56,3%, năm 2011 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 15,6% trong lúc các Ngân hàng, TCTD khác là 26%%,năm 2013 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 11.5%, lý do như ta đã đề cập ở trên trong ba năm từ 2009 đến năm 2013 đã có thêm 11 ngân hàng cổ phần thành lập tại tỉnh Nghệ An, các ngân hàng mới thành lập đã mở rộng dư nợ một cánh rầm rộ chủ yếu tại địa bàn Thành Phố Vinh, ta hãy xem thêm Biểu đồ 3.6 sau để thấy rõ hơn.
Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng (%) dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ Anvà các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013
Đơn vị : %
Năm
TT Đơn Vị
2010 2011 2012 2013
1 Các NHTM và Tổ chức tín dụng 56,3 26,3 29,6 38.9 2 NHNo & PTNT chi nhánh Nghệ An 23,8 15,6 27,4 11.5
3 So sánh -32,7 -10,4 -2,2 -27.4
(Nguồn báo cáo tổng kết của NHNN tỉnh Nghệ An và của NHNo&PTNT Chi nhánhNghệ An qua các năm và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của NHNO&PTNT Nghệ An so với các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2013
c. Nhóm SPDV thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Năm 2010 đến nay bằng nhiều biện pháp kinh doanh ngoại tệ linh hoạt, các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp cũng như triển khai các sản phẩm nhằm khai thác triệt để nguồn ngoại tệ, chi nhánh đã đạt được tốc độ tăng trưởng về hoạt động kinh doanh ngoại tệ vượt bậc, giữ vững được vị thế dẫn đầu về hoạt động này trên thị trường tỉnh nhà. điều này được thể hiện trong Bảng 3.7
Bảng 3.7: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệcủa NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2010-2013 Đơn vị: Ngàn USD Năm Tốc độ Tăng trưởng(%) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Năm 11/10 Năm 12/11 Năm 13/12 Bình Quân
Hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu 12,629 17,605 19,818 25,595 39,4 12,6 26,3 29,1
Dịch vụ chi trả kiều hối 58,107 81,415 93,781 102,276 40,1 15,2 29,0 9,05
Hoạt động mua bán
ngoại tệ 53,565 93,247 181,693 195,222 74,1 94,8 55,9 7,45
(Nguồn : Báo cáo tổng kết của Agribank Nghệ An 2010-2013 và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 3.7: Hoạt động kinh doanh ngoại tệcủa NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013