3.5.1 Giả thuyết H1
Qua kết quả khảo sát hộ nuôi và phân tích hồi quy cho thấy rằng, yếu tố thương hiệu có ảnh hưởng đến sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại Khánh Hòa, cụ thể là hệ số Beta dương và bằng 0.512 với kết quả này tác giả có thể kết luận rằng giả thuyết H1 đặt ra cho quá trình nghiên cứu được kiểm định phù hợp và đúng cho mô hình nghiên cứu. Ảnh hưởng của yếu tố này là cao nhất trong 3 tố ảnh hương đến sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa.
3.5.2 Giả thuyết H2
Yếu tố chất lượng tác động đến sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi, cụ thể là hệ số Beta dương và bằng 0.489. Với kết quả này tác giả có thể kết luận rằng giả thuyết H2 đặt ra cho quá trình nghiên cứu được kiểm định là phù hợp, đúng cho mô hình nghiên cứu và là yếu tố ảnh hưởng quan trọng thứ hai trong 3 yếu tố.
Qua kết quả khảo sát người tiêu dùng và phân tích hồi quy cho thấy rằng, yếu tố phương thức thanh toán không có ảnh hưởng đến sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa. Kết quả này tác giả kết luận rằng giả thuyết H1 đặt ra cho quá trình nghiên cứu đã được kiểm định là không phù hợp và đúng cho mô hình nghiên cứu nên tác giả bác bỏ giả thuyết H3.
3.5.4 Giả thuyết H4
Căn cứ vào kết quả khảo sát người tiêu dùng, EFA và phân tích hồi quy cho thấy rằng, yếu tố chăm sóc khách hàng ảnh hưởng đến sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể là hệ số beta dương và bằng 0.358. Với kết quả này tác giả có thể kết luận rằng giả thuyết H4 đặt ra cho quá trình nghiên cứu được kiểm định là phù hợp, đúng cho mô hình nghiên cứu và là yếu tố ảnh hưởng quan trọng thứ hai trong 3 yếu tố.
Qua kết quả kiểm định các giả thuyết cho tác giả thấy rằng sự lựa chọn thức ăn cho tôm bị chi phối ảnh hưởng bới 3 nhân tố là: chất lượng, chăm sóc khách hàng, thương hiệu. Trong đó, nhân tố thương hiệu tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn (hệ số Beta = 0.512), nhân tố tác động mạnh thứ hai là chất lượng (hệ số Beta = 0.489), và thấp nhất là nhân tố chăm sóc khách hàng (hệ số Beta = 0.358) có tác động đến sự lựa chọn của hộ nuôi.
Beta = 0.512 Beta = 0.489
Beta = 0. 358
Hình 3.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu 3.6 Bàn luận kết quả
Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét mức độ của các yếu tố thương hiệu, chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, phương thức thanh toán với 21 biến quan sát có ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại Khánh Hòa. Dữ liệu là mẫu thuận tiện được thu thập trực tiếp từ hộ nuôi.
Thương hiệu Chất lượng Chăm sóc khách hàng Sự lựa chọn sản phẩm thức ăn cho tôm của hộ nuôi
Nhìn chung như mong đợi, kết quả thu được trong nghiên cứu này chỉ ra rằng sự lựa chọn sản phẩm thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại Khánh Hòa có liên quan đến thương hiệu, chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, các biến thương hiệu và chất lượng sản phẩm có thể giúp ích rất nhiều cho sự lựa chọn sản phẩm thức ăn cho tôm của hộ nuôi. Phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng chăm sóc khách hàng cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại Khánh Hòa. Điều này có thể lý giải là do môi trường kinh doanh của từng địa phương khác nhau ở mỗi địa phương tại Việt Nam.
3.7 Tóm tắt chƣơng 3
Chương 4 đã trình bày kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Sau khi loại các biến không đạt yêu cầu, các biến đạt yêu cầu (hệ số alpha tổng nằm trong đoạn [alpha > 0.6] và hệ số tương quan biến, biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3) sẽ được đưa vào để phân tích nhân tố khám phá EFA. Mục đích của phân tích này nhằm khám phá cấu trúc của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa.
Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA) không có nhân tố nào mới xuất hiện. Qua đó, tác giả đã giữ nguyên mô hình đề xuất sau khi phân tích EFA.
Sau đó, tác giả tiến hành phân tích tương quan. Mục tiêu của phân tích tương quan là xác định mối tương quan giữa các biến để xem có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập xảy ra hay không (nếu hệ số tương quan giữa các biến lớn gần bằng 1: xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến) và các biến độc lập này khi đưa vào mô hình thì có giải thích được cho biến phụ thuộc hay không (hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập lớn hơn 0). Kết quả là không xảy ta hiện tượng đa công tuyến giữa các biến độc lập và 4 biến độc lập đưa vào có thể giải thích được mô hình xây dựng.
Tiếp đến tác giả tiến hành phân tích hồi quy, kết quả của phân tích hồi quy cho thấy nhân tố phương thức thanh toán không phải là nhân tố có tác động đến sự lựa chọn với mức ý nghĩa 5%. Vậy chỉ có 3 nhân tố trong 4 nhân tố sau khi phân tích khám phá EFA ảnh hưởng được phân tích tác động đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn cho tôm của hộ nuôi. Trong đó nhân tố thương hiệu (TH) là nhân tố có hệ số Beta lớn nhất (Beta = 0.512) nên có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự lựa chọn của hộ nuôi. Do vậy,
đây là yếu tố mà các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng thức ăn cho tôm cần ưu tiên trong việc lập chiến lược Marketing nhằm định vị thương hiệu và thu hút khách hàng đến với thương hiệu của mình.
Kết quả cho thấy rằng chỉ có giả thuyết H1, H2, H4 có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa. Giả thuyết H3 không ảnh hưởng đến sự lựa chọn của hộ nuôi.
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Chương 4 dựa trên kết quả nghiên cứu về mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa. Tác giả đưa ra một số kiến nghị cho các nhà sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn cho tôm.
4.1 Kết luận
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn mua thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa; đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hướng đến sự lựa chọn của hộ nuôi đối với mặt hàng thức ăn cho tôm; kiểm định có sự khác biệt hay không của các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn mua giữa những nhóm khách hàng có đặc điểm cá nhân khác nhau (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, khu vực nuôi, quy mô nuôi)
Qua mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đã xây dựng thang đo với 17 biến quan sát và một nhân tố thuộc thành phần sự lựa chọn của khách hàng với 4 biến quan sát.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát cho các thang đo. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua nghiên cứu định lượng bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Số mẫu thu thập được là 200. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 19.0. Thang đo được đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Dựa vào kết quả phân tích, mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh, tác giả đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính. Cuối cùng, tác giả kiểm định giả thuyết có hay không sự khac nhau về từng nhân tố tác động đến sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi theo các đặc diểm cá nhân bằng phân tích phương sai Anova với độ tin cậy 95%.
Từ 4 giả thuyết chi tiết và 21 biến quan sát, sau khi tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha thì loại 2 biến quan sát do đó còn lại 19 biến quan sát. Tác giả tiến hành phân tích EFA, các nhân tố được giữ nguyên.
Khi đưa mô hình sau khi phân tích EFA vào phân tích hồi wuy thì chỉ có 3 trong 4 yếu tố tác động đến sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi. Mô hình giải thích được 62.4% sự biến thiên của sự lựa chọn mua thức ăn cho tôm của hộ nuôi. 3 yếu
tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn mua của hộ nuôi đều có tác động cùng chiều với sự lựa chọn mua của hộ nuôi. Cường độ tác động của ba yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của hộ nuôi lần lượt được xếp theo thứ tự là: thương hiệu, chất lượng, chăm sóc khách hàng.
Trong phạm vi nghiên cứu này, kết quả phân tích dữ liệu cho thấy ràng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá của chất lượng, thương hiệu, chăm sóc khách hàng giữa nhóm khách hàng khác nhau về giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, khu vực nuôi, quy mô nuôi.
4.2 Một số gợi ý cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh thức ăn cho tôm tại tỉnh Khánh Hòa cho tôm tại tỉnh Khánh Hòa
Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu ở chương 3 và kết luận ở mục 4.1 cho thấy để thu hút khách hàng và gia tăng sự lựa chọn mua của họ, theo tác giả các hãng sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh phải gia tăng nguồn lực để nâng cao yếu tố ảnh hưởng đên sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi theo cơ sở kết quả phân tích theo thứ tự ưu tiên lần lượt là: thương hiệu, chât lượng, chăm sóc khách hàng.
4.2.1 Đối với yếu tố thƣơng hiệu
Thương hiệu được cảm nhận là ý kiến chủ quan của khách hàng. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị thương hiệu có ảnh hưởng thứ nhất đến sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi. Hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp luôn là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nào có thương hiệu mạnh thì luôn có được chỗ đứng tốt trong lòng khách hàng.
Chính vì vậy muốn khách hàng thương xuyên lựa chọn sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn cho tôm cần phải có những giải pháp để tăng thêm chất lượng thương hiệu cho mình.
4.2.2 Đối với yếu tố chất lƣợng
Chất lượng được cảm nhận là ý kiến chủ quan của hộ nuôi. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị chất lượng có ảnh hưởng thứ hai đến sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi. Hộ nuôi cho rằng chất lượng của thức ăn cho tôm họ mua thể hiện qua thức ăn X giúp tôm tăng trưởng nhanh, thức ăn X giúp hệ số chuyển đổi thức ăn thấp, chất lượng dinh dưỡng và độ an toàn sinh học của thức ăn X tốt cho tôm cao, thức ăn X có ít bụi, không bị nổi, tan chậm, mùi vị tốt giúp tôm bắt mồi nhanh. Do đó việc
nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng giá trị cảm nhận về chất lượng của khách hàng đối với sản phẩm nếu giá trị cảm nhận về chất chất lượng lớn hơn giá trị kỳ vọng khách hàng sẽ thỏa mãn và ngược lại. Nên ưu tiên các thuộc tính được khách hàng dễ cảm nhận, cải tiến các thuộc tính theo sự phát triển và nhận thức của khách hàng. Tác giả đề xuất kiến nghị sau:
Đối với nhà sản xuất: nghiên cứu làm ra các sản phẩm thức ăn cho tôm làm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, tôm tăng trưởng nhanh, ít bụi, không nổi, khó tan trong nước, chất lượng dinh dưỡng và hệ số an toàn sinh học cao làm ảnh hưởng đến tâm lý của hộ nuôi khi sử dụng, nâng cao được giá trị cảm nhận về chất lượng của hộ nuôi.
4.2.3 Đối với yếu tố chăm sóc khách hàng
Để tăng cường sự lựa chọn của hộ nuôi đối với nhân tố chăm sóc khách hàng, nhà sản xuất thức ăn cho tôm cẩn phải quan tâm thực hiện các biện pháp:
Tăng cường công tác huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên về chuyên môn và thái độ chuyên nghiệp trong công tác tiếp xúc khách hàng.
Có giải pháp về sản phẩm đi đôi với quản lý con người để hệ thống chăm sóc khách hàng luôn đáp ứng tối đa yêu cầu giải đáp thắc mắc, xử lý sự cố... của hộ nuôi.
Đồng thời với việc tiếp nhận, giải thích chu đáo yêu cầu của hộ nuôi thì việc thực hiện các yêu cầu xử lý sự cố về sản phẩm cũng phải nhanh chóng, chu đáo và chuyên nghiệp để việc tiếp nhận yêu cầu không chỉ là nói suông gây ra cảm nhận không tốt về sản phẩm của nhà sản xuất.
4.3Hạn chế
Cũng như bất kỳ một luận văn hay dự án nghiên cứu nào đều có những mặt hạn chế, đối với luận văn này có một số hạn chế như sau:
Đề tài thực hiện trên mẫu nhỏ thu thập tại Tỉnh Khánh Hòa (200 mẫu) do đó sẽ có nhiều hạn chế trong việc khái quát kết quả nghiên cứu. Các nghiên cứu tương lai nên làm lại ở các vùng khác, với cỡ mẫu và tính đại diện tốt hơn.
Nghiên cứu trên chỉ mang tính cục bộ chưa bao quát hết bản chất vấn đề về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại tỉnh Khánh Hòa.
Các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu tác giả chỉ dựa vào các lý thuyết đã có để xây dựng. Tuy nhiên, với trình độ và khả năng có hạn của tác giả, chắc chắn thang đo lường này cần thiết phải được xem xét thêm và thực hiện nhiều nghiên cứu nữa thì mới khẳng định được độ tin cậy của thang đo.
Để khắc phục những hạn chế trên, trong những nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng điều tra rộng rãi hơn ở các tỉnh của Việt Nam.
4.4Tóm tắt chƣơng 4
Căn cứ vào kết quả phân tích tác giả đã đưa ra đề xuất một số giải pháp cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh thức ăn cho tôm tại tỉnh Khánh hòa. Kết quả phân tích cho thấy sự lựa chọn thức ăn cho tôm của hộ nuôi bị tác động mạnh nhất của hai nhân tố thương hiệu và chất lương (hệ số Beta bằng 0.512 và 0.489) nên các nhà sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh thức ăn cho tôm phải đặc biệt chú trọng hai nhân tố này để có các chiến lược Marketing phù hợp. Tiếp theo là sự ảnh hưởng của chăm sóc khách hàng để nâng cao sự lựa chọn của khách hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TiếngViệt
1. Huỳnh Văn Hiệp (2010), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng sử dụng dịch vụ Internet tốc độ cao_ADSL tại TP Nha Trang, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang.
2. Kotler, P. (2005), Quản trị maketing, Nhà xuất bản Thống kê.
3. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), Một số yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ_ khu vực thành phố Nha Trang, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang.
4. Nguyễn Trung Thiết (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn sản phẩm thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại Nghệ An, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang.
5. Hoàng Trọng và Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội.
Tiếng Anh
6. Aaker, D & Keller, KL (1990), Consumner evaluation of brand extensions,