Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại tỉnh khánh hõa (Trang 73 - 75)

Liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc

Ở đây, tác giả sử dụng phương pháp vẽ đồ thị phân tách các phần dư chuẩn hóa (Standardized residual) và giá trị dự đoán chuẩn hóa (Standardized predicted value) mà mô hình hồi quy tuyến tính cho ra để kiểm định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

Hình 3.1 Đồ thị phân tán của phần dƣ chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa

Nhìn vào đồ thị, ta thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vung xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng nào, không nhận thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán và phần dư. Vậy, kết luận có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.

Kiểm định sự tƣơng quan trong phần dƣ

Dựa vào bảng Model Summary vừa chạy được khi xây dựng mô hình hồi quy bội, (cột Durbin – Watson) ta thấy 1 < d = 1.914 < 3 nên mô hình không có tự tương quan trong phần dư. Mô hình xây dựng được có khả năng dự báo tốt.

Kiểm định đa cộng tuyến

Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc, nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến trong khi hệ số xác định R square vẫn khá cao.

Dựa vào bảng kết quả hồi quy. Hệ số hồi quy vừa chạy được khi xây dựng mô hình hồi quy bội, ta thấy giá trị hê số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập đều bằng 1 nên không có mối tương quan giữa các biến độc lập.

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai mô hình, phương sao không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích… Vì vậy, ở đây tác giả sử dụng phương pháp xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư để kiểm định phân phối chuẩn phần dư.

Hình 3.2 Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa

Hình trên Cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. tác giả kết luận, phần dư có phân phối chuẩn hay mô hình được xây dựng đã chuẩn hóa.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn cho tôm của hộ nuôi tại tỉnh khánh hõa (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)