5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề
3.2 Phân tích quy trình tín dụng tại NHTMCPCTVN – CN8 TPHCM
SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 38
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn KH làm hồ sơ vay vốn
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn
Bước 3: Xác định phương thức cho vay
Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác
định lãi suất cho vay
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay
Bước 6: Tái thẩm định khoản vay
Bước 7: Trình duyệt khoản vay Bước 8: Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận
giấy tờ và tài sản đảm bảo
Bước 11: Thu nợ lãi và gốc, xử lý những phát sinh
Bước 9: Giải ngân Bước 10: Kiểm tra, giám sát khoản vay
Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền
vay
Bước 13: Giải chấp tài sản đảm bảo
Bước 14: Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay
SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 39
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn KH làm hồ sơ vay vốn
Hướng dẫn KH làm hồ sơ vay vốn:
+ Đối với KH quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng (CBTD) hướng dẫn KH cung cấp những thông tin về KH, các quy định của NHTMCP CTVN – CN8 mà KH phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ để được ngân hàng cho vay.
+ Đối với KH đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ.
CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của giấy tờ: + Các loại giấy tờ theo qui định là bản chính thì phải lấy bản chính.
+ Các loại giấy tờ theo qui định là bản sao công chứng thì phải lấy bản sao công chứng. + Các loại giấy tờ theo qui định chỉ cần bản sao thì phải đối chiếu với bản gốc và CBTD phải xác nhận là đã đối chiếu.
Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ KH đầy đủ, CBTD báo cáo trưởng phòng tín dụng (TPTD) và tiếp tục các bước trong quy trình. Nếu hồ sơ KH chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu KH tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn
1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn:
1.1Kiểm tra hồ sơ KH: CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ KH. Ngoài ra còn phải kiểm tra các vấn đề sau:
- Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các bên qua biên bản/hợp đồng liên doanh đối với DN liên doanh (nếu có)
- Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các chức danh trong DN (thông qua biên bản Đại hội cổ đông, Nghị Quyết Hội đồng quản trị và Điều lệ DN)
SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 40 - Quyết định bổ nhiệm người đại diện trước pháp luật của DN (Tổng giám
đốc/Giám đốc)-TGĐ/GĐ, kế toán trưởng, người đại diện pháp nhân của DN; Giấy uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền…
- Thời hạn hoạt động còn lại của DN - Ngành nghề được phép kinh doanh
1.2Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay
- Đối với báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư, khả năng vay trả, nguồn trả được thực hiện theo hướng dẫn trong phụ lục ngân hàng.
- Ngoài ra kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong giấy phép đăng kí kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của DN và phù hợp với xu hướng phát triển ngành trong tương lai.
1.3 Kiểm tra mục đích vay vốn
- Kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay hay không cho vay của ngân hàng.
- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ tại từng thời kỳ).
- Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về các đối tượng vay vốn ngoại tệ. 2. Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về KH và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư (PASXKD/DAĐT)
2.1Về KH vay vốn: CBTD phải tìm hiểu thông tin về: - Ban lãnh đạo của KH vay vốn
SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 41 -Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có
của KH.
-Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của KH - Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có)
Ngoài nguồn thông tin lấy từ hồ sơ vay vốn, các thông tin này có đuợc bằng cách: đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của KH, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua bạn hàng…
2.2Về PASXKD/DAĐT: CBTD tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phầm mà PASXKD/DAĐT tạo ra, kinh nghiệm, năng lực triển khai dự án, khả năng quản lý và thực hiện của chủ dự án
2.3Kiểm tra, xác minh thông tin hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của KH tại CN - Thông qua trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) và phòng Thông tin – Kinh tế - Tài chính của NHTMCP CTVN.
-Thông qua bạn hàng, đối tác làm ăn, bao gồm nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ và những KH tiêu thụ sản phẩm của DN.
- Các cơ quan quản lý trực tiếp KH xin vay.
- Các NH mà KH hiện vay vốn hoặc trước đó đã vay vốn.
2.4 Phân tích ngành: CBTD tiến hành tìm hiểu và phân tích về ngành mà phương án vay vốn/DAĐT thực hiện.
2.5 Phân tích, thẩm định KH vay vốn
2.5.1 Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong DN
2.5.2 Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, khả năng tài chính
SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 42 - Dư nợ ngắn, trung và dài hạn. Đối với dư nợ trung và dài hạn cần tìm hiểu
thêm về tài sản đã được đầu tư bằng vốn vay, số tiền gia hạn, số tiền được điều chỉnh kỳ hạn nợ, nguồn trả nợ, lịch trả nợ…
- Mục đích vay vốn của các khoản vay, vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không?
- Doanh số cho vay, thu nợ trong 3 năm gần nhất.
- Diễn biến về khoản vay, bảo lãnh, thư tín dụng (tình hình trả nợ gốc, lãi…) - Mức độ tín nhiệm (mức độ, khả năng trả nợ đúng hạn…)
- Vòng quay vốn tín dụng • Quan hệ tiền gửi
- Tại NHTMCP CTVN – CN8: Số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.
- Tại các tổ chức tín dụng khác: Số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.
Bước 3: Xác định phương thức cho vay
Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn của KH và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của NH. CBTD xác định phương thức cho vay theo quy chế hiện hành của NHTMCP CTVN.
Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay
Xem xét khả năng nguồn vốn: CBTD cùng TPTD (hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với phòng phụ trách nguồn vốn để:
SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 43 - Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán ra
nước ngoài.
Xác định lãi suất cho vay: CBTD tổng hợp số liệu để tính toán và xác định mức lãi suất có thể áp dụng cho khoản vay.
Xem xét điều kiện thanh toán: CBTD cùng TPTD (hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với phòng thanh toán xuất nhập khẩu xác định nội dung thanh toán và hình thức thanh toán đối với những khoản vay thanh toán ra nước ngoài (nếu có)
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay
Đối với những hồ sơ cho vay trình lên Trụ sở chính: tờ trình thẩm định phải đảm bảo chi tiết, đầy đủ tất cả nội dung liên quan, làm cơ sở để các cấp lãnh đạo xem xét
Bước 6: Tái thẩm định khoản vay
Ít nhất 2 CBTD tham gia tổ tái thẩm định trong đó có ít nhất 1 trưởng hoặc phó phòng tín dụng là thành viên, những thành viên này không bao gồm CBTD đã thẩm định lần đầu. GĐ NH (hoặc người được uỷ quyền) chịu trách nhiệm chỉ định thành phần của tổ tái thẩm định đối với từng khoản vay .
Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại KH và toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập và ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc đề xuất cho vay/không cho vay để trình GĐ NH (hoặc người được uỷ quyền) xem xét quyết định và chịu mọi trách nhiệm về nội dung các công việc nêu trên.
Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định có thể dẫn đến kết luận khác nhau về khoản vay đều phải trình lên GĐ NH.
Thời gian tái thẩm định không nằm trong thời gian quy định cho thẩm định gốc và không quá 3 ngày đối với món vay ngắn hạn, không quá 5 ngày đối với món vay trung dài hạn.
SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 44
Bước 7: Trình duyệt khoản vay CBTD:
- Trình tờ trình thẩm định/tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ vay cho TPTD (hoặc người được uỷ quyền) ghi rõ ý kiến của mình về KH, PASXKD/DAĐT có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để được NH cho vay theo qui định của pháp luật và NHTMCP CTVN hay không và đề xuất cho vay/không cho vay.
- Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp pháp của toàn bộ hồ sơ KH, tính trung thực, chính xác của tờ trình thẩm định.
TPTD:
- Kiểm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ, các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản đảm bảo.
- Trình GĐ NH phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp pháp của toàn bộ hồ sơ KH, tính trung thực, chính xác của tờ trình thẩm định do CBTD trình.
GĐ NH:
- Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở đã kiểm tra toàn bộ hồ sơ và Tờ trình do TPTD trình.
- GĐ NH chỉ được ký duyệt khoản vay khi khoản vay thuộc quyền phán quyết và khi phương án vay đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và NHTMCP CTVN. Nội dung duyệt khoản vay cần ghi rõ phương thức cho vay, số tiền cho vay, hạn mức được phê duyệt, thời hạn, lãi suất..
Nếu từ chối khoản vay thì ghi rõ quyết định và lý do từ chối vào Tờ trình thẩm định, sau đó gửi phòng tín dụng để soạn thảo văn bản trả lời KH.
SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 45
Bước 8: Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo
- Soạn thảo hợp đồng: khi khoản vay đã được GĐ NH đồng ý cho vay và hình thức bảo đảm tiền vay đã được xác định, CBTD soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay để trình TPTD kiềm tra.
- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay - Làm thủ tục giao nhận giấy tờ, tài sản đảm bảo
- Kiểm tra giấy tờ sau khi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay - Công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm
Bước 9: Giải ngân
Bước 10: Kiểm tra, giám sát khoản vay
- Kiểm tra, giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các công việc sau khi cho vay nhằm đảm bảo người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
- NHTMCP CTVN quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tuỳ theo độ an toàn của khoản vay.
Bước 11: Thu nợ lãi và gốc, xử lý những phát sinh
Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Tất toán khoản vay: Khi KH trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi…để tất toán khoản vay.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng: khi bên vay trả xong nợ gốc, lãi, phí thì hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo
SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 46 biên bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình ban lãnh đạo ký
biên bản thanh lý.
Bước 13: Giải chấp tài sản đảm bảo
- Xuất kho giấy tờ và tài sản đảm bảo: CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ giấy tờ và tài sản đảm bảo, phối hợp với các cán bộ liên quan thực hiện đúng quy định về quản lý tài sản đảm bảo của NHTMCP CTVN.
- Xoá đăng ký giao dịch bảo đảm: CBTD soạn công văn để nghị Xoá đăng ký giao dịch bảo đảm (theo mẫu qui định), hồ sơ khoản vay và biên bản bàn giao tài sản trình TPTD và GĐ NH.
Bước 14: Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay
- CBTD lưu toàn bộ hồ sơ tín dụng (bản chính) và tài liệu liên quan đến khoản vay. - Kế toán lưu bản chính hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, giấy tờ liên quan đến xứ lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
- Thời hạn tổ chức lưu giữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định của NHNN và hướng dẫn của TGĐ NHTMCP CTVN.