Các sản phẩm, dịch vụ của NHTMCPCTVN – CN8 TPHCM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP công thương Việt Nam chi nhánh 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 105)

5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề

2.2.4 Các sản phẩm, dịch vụ của NHTMCPCTVN – CN8 TPHCM

Nhận tiền gửi

X Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và các loại ngoại tệ.

X Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú, lãi suất hấp dẫn bằng VNĐ và ngoại tệ.

X Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Dịch vụ nhận và trả tiền gửi tại nhà. • Cho vay và bảo lãnh

X Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 33 X Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất…

X Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn. X Cho vay DN lớn, DNVVN các ngành nghề kinh tế.

X Cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân, cấp vốn ứng trước tiền bán cổ phiếu. X Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán. • Tài trợ thương mại

X Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng xuất khẩu.

X Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

Dịch vụ thanh toán

X Mở tài khoản thế giới của tổ chức.

X Tài khoản tiền gửi cá nhân trong và ngoài nước. X Chuyển tiền trong nước và quốc tế.

X Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc…

X Chi trả lương cho DN qua tài khoản, qua ATM X Chi trả kiều hối, Western Union…

Dịch vụ ngân quỹ

X Kinh doanh các loại ngoại tệ.

X Mua bán các chứng từ có giá trị (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc…) • Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử

X Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế: VISA, MASTER CARD…Cremium.

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 34 X Internet banking, Telephone Banking, Mobile banking…

Tư vấn các dịch vụ ngân hàng khác

2.2.5 Đánh giá chung về tình hình hoạt động của CN8 TPHCM

NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nó cũng như các tổ chức sản xuất kinh doanh khác luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, bổ sung nguồn vốn tự có. Vì vậy, trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên nên NHTMCP CTVN – CN8 TPHCM đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 35

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP CTVN – CN8

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt

đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Doanh thu 99.730 130.414 146.221 30.684 30,7% 15.807 12,1% Chi phí 76.794 93.868 95.626 17.074 22,2% 1.758 1,9% Lợi nhuận 22.936 36.546 50.595 13.610 59,3% 14.049 38,4%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHTMCP CTVN-CN8

Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của CN không ngừng tăng trưởng. Cụ thể, lợi nhuận năm 2007 là 22.936 triệu đồng, năm 2008 là 36.546 triệu đồng tăng 59,3% so với 2007. Đến năm 2009 lợi nhuận là 50.595 triệu đồng tăng 38,4% so với 2008. Nói chung tình hình hoạt động kinh doanh của CN 3 năm qua đều tăng trưởng đều đặn nhưng tốc độ tăng trưởng ở giai đoạn 2009-2008 tăng trưởng ít hơn so với giai đoạn 2008-2007.

2.2.6 Những thuận lợi và khó khăn của CN hiện nay

Ngành tài chính ngân hàng là một trong những ngành chịu tác động đầu tiên khi nền kinh tế có những biến động và cũng là ngành phục hồi trước tiên để tạo điều kiện cho ngành kinh tế phục hồi và đi vào ổn định.

Sự bất ổn của nền kinh tế nửa đầu năm 2008 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của NHTMCP CTVN nói chung cũng như của CN8 nói riêng. Tỷ lệ lạm phát tăng cao, nhập siêu tăng, nhiều đợt biến động lớn về giá của các loại nguyên liệu chính cho sản xuất kinh doanh, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, Chính phủ áp

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 36 dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ, khiến cho tình hình thanh khoản trở nên căng

thẳng và dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất huy động. Hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn với việc áp dụng trần lãi suất cho vay đã khiến cho hầu hết các ngân hàng đều không có lãi trong hoạt động chủ chốt này. Đến nửa cuối năm 2008, ngân hàng đối mặt với suy thoái kinh tế thế giới, NHNN bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ mức 14%/năm đầu tháng 6/2008 xuống còn 7% kể từ tháng 2/2009. Đồng thời, các chính sách thắt chặt tiền tệ đã được nới lỏng, linh hoạt, cùng với gói kích cầu được quyết liệt thực hiện và tín dụng tiêu dùng được triển khai trở lại sau một thời gian tạm ngưng, tất cả tạo điều kiện thuận lợi cho CN phát triển hoạt động tín dụng trong năm 2009. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là vấn đề lớn đối với CN. Nguồn vốn kích cầu đổ vào nền kinh tế khá mạnh và khó kiểm soát được đầu ra, khi mà dòng tiền vay được từ ngân hàng không được đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà chảy sang các kênh đầu tư khác thỉ rủi ro tín dụng của CN sẽ rất lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục, CN8 tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ của Chính phủ, tiết kiệm chi phí tối đa nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách lãi suất, phí dịch vụ hợp lý.

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 37

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHTMCP CTVN - CN8

3.1 Các sản phẩm tín dụng dành cho DNVVN tại NHTMCP CTVN – CN8 TPHCM TPHCM

• Cho vay: gồm có cho vay bổ sung vốn lưu động trong nước, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay thấu chi, cho vay bổ sung vốn góp kinh doanh, cho vay đầu tư xây dựng tài sản cố định, đầu tư sửa chữa, hoán đổi, nâng cấp các tài sản cố định hiện có… Nh m đáp ng nhu c u KH trong ho t đ ng s n xu t kinh doanh, CN8 tri n khai s n ph m m i “Khách hàng quy t đ nh lãi su t” dành riêng cho KH là DN xu t kh u. V i s n ph m m i này, KH s đ c đáp ng nhu c u v n và t o đi u ki n h tr u đãi t t nh t, cĩ th ch đ ng ch n m c lãi su t mong mu n.

• Bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng sản phẩm…

• Chiết khấu giấy tờ có giá, thực hiện bao thanh toán trong nước.

3.2 Phân tích quy trình tín dụng tại NHTMCP CTVN – CN8 TPHCM Sơ đồ 4: Quy trình tín dụng tại NHTMCPCTVN – CN8 TPHCM Sơ đồ 4: Quy trình tín dụng tại NHTMCPCTVN – CN8 TPHCM

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 38

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn KH làm hồ sơ vay vốn

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn

Bước 3: Xác định phương thức cho vay

Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác

định lãi suất cho vay

Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay

Bước 6: Tái thẩm định khoản vay

Bước 7: Trình duyệt khoản vay Bước 8: Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận

giấy tờ và tài sản đảm bảo

Bước 11: Thu nợ lãi và gốc, xử lý những phát sinh

Bước 9: Giải ngân Bước 10: Kiểm tra, giám sát khoản vay

Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền

vay

Bước 13: Giải chấp tài sản đảm bảo

Bước 14: Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 39

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn KH làm hồ sơ vay vốn

Hướng dẫn KH làm hồ sơ vay vốn:

+ Đối với KH quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng (CBTD) hướng dẫn KH cung cấp những thông tin về KH, các quy định của NHTMCP CTVN – CN8 mà KH phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ để được ngân hàng cho vay.

+ Đối với KH đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ.

CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của giấy tờ: + Các loại giấy tờ theo qui định là bản chính thì phải lấy bản chính.

+ Các loại giấy tờ theo qui định là bản sao công chứng thì phải lấy bản sao công chứng. + Các loại giấy tờ theo qui định chỉ cần bản sao thì phải đối chiếu với bản gốc và CBTD phải xác nhận là đã đối chiếu.

Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ KH đầy đủ, CBTD báo cáo trưởng phòng tín dụng (TPTD) và tiếp tục các bước trong quy trình. Nếu hồ sơ KH chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu KH tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn

1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn:

1.1Kiểm tra hồ sơ KH: CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ KH. Ngoài ra còn phải kiểm tra các vấn đề sau:

- Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các bên qua biên bản/hợp đồng liên doanh đối với DN liên doanh (nếu có)

- Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các chức danh trong DN (thông qua biên bản Đại hội cổ đông, Nghị Quyết Hội đồng quản trị và Điều lệ DN)

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 40 - Quyết định bổ nhiệm người đại diện trước pháp luật của DN (Tổng giám

đốc/Giám đốc)-TGĐ/GĐ, kế toán trưởng, người đại diện pháp nhân của DN; Giấy uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền…

- Thời hạn hoạt động còn lại của DN - Ngành nghề được phép kinh doanh

1.2Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay

- Đối với báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư, khả năng vay trả, nguồn trả được thực hiện theo hướng dẫn trong phụ lục ngân hàng.

- Ngoài ra kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong giấy phép đăng kí kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của DN và phù hợp với xu hướng phát triển ngành trong tương lai.

1.3 Kiểm tra mục đích vay vốn

- Kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay hay không cho vay của ngân hàng.

- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ tại từng thời kỳ).

- Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về các đối tượng vay vốn ngoại tệ. 2. Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về KH và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư (PASXKD/DAĐT)

2.1Về KH vay vốn: CBTD phải tìm hiểu thông tin về: - Ban lãnh đạo của KH vay vốn

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 41 -Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có

của KH.

-Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của KH - Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có)

Ngoài nguồn thông tin lấy từ hồ sơ vay vốn, các thông tin này có đuợc bằng cách: đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của KH, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua bạn hàng…

2.2Về PASXKD/DAĐT: CBTD tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phầm mà PASXKD/DAĐT tạo ra, kinh nghiệm, năng lực triển khai dự án, khả năng quản lý và thực hiện của chủ dự án

2.3Kiểm tra, xác minh thông tin hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của KH tại CN - Thông qua trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) và phòng Thông tin – Kinh tế - Tài chính của NHTMCP CTVN.

-Thông qua bạn hàng, đối tác làm ăn, bao gồm nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ và những KH tiêu thụ sản phẩm của DN.

- Các cơ quan quản lý trực tiếp KH xin vay.

- Các NH mà KH hiện vay vốn hoặc trước đó đã vay vốn.

2.4 Phân tích ngành: CBTD tiến hành tìm hiểu và phân tích về ngành mà phương án vay vốn/DAĐT thực hiện.

2.5 Phân tích, thẩm định KH vay vốn

2.5.1 Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong DN

2.5.2 Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, khả năng tài chính

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 42 - Dư nợ ngắn, trung và dài hạn. Đối với dư nợ trung và dài hạn cần tìm hiểu

thêm về tài sản đã được đầu tư bằng vốn vay, số tiền gia hạn, số tiền được điều chỉnh kỳ hạn nợ, nguồn trả nợ, lịch trả nợ…

- Mục đích vay vốn của các khoản vay, vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không?

- Doanh số cho vay, thu nợ trong 3 năm gần nhất.

- Diễn biến về khoản vay, bảo lãnh, thư tín dụng (tình hình trả nợ gốc, lãi…) - Mức độ tín nhiệm (mức độ, khả năng trả nợ đúng hạn…)

- Vòng quay vốn tín dụng • Quan hệ tiền gửi

- Tại NHTMCP CTVN – CN8: Số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.

- Tại các tổ chức tín dụng khác: Số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.

Bước 3: Xác định phương thức cho vay

Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn của KH và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của NH. CBTD xác định phương thức cho vay theo quy chế hiện hành của NHTMCP CTVN.

Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay

Xem xét khả năng nguồn vốn: CBTD cùng TPTD (hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với phòng phụ trách nguồn vốn để:

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 43 - Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán ra

nước ngoài.

Xác định lãi suất cho vay: CBTD tổng hợp số liệu để tính toán và xác định mức lãi suất có thể áp dụng cho khoản vay.

Xem xét điều kiện thanh toán: CBTD cùng TPTD (hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với phòng thanh toán xuất nhập khẩu xác định nội dung thanh toán và hình thức thanh toán đối với những khoản vay thanh toán ra nước ngoài (nếu có)

Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay

Đối với những hồ sơ cho vay trình lên Trụ sở chính: tờ trình thẩm định phải đảm bảo chi tiết, đầy đủ tất cả nội dung liên quan, làm cơ sở để các cấp lãnh đạo xem xét

Bước 6: Tái thẩm định khoản vay

Ít nhất 2 CBTD tham gia tổ tái thẩm định trong đó có ít nhất 1 trưởng hoặc phó phòng tín dụng là thành viên, những thành viên này không bao gồm CBTD đã thẩm định lần đầu. GĐ NH (hoặc người được uỷ quyền) chịu trách nhiệm chỉ định thành phần của tổ tái thẩm định đối với từng khoản vay .

Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại KH và toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập và ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc đề xuất cho vay/không cho vay để trình GĐ NH (hoặc người được uỷ quyền) xem xét quyết định và chịu mọi trách nhiệm về nội dung các công việc nêu trên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP công thương Việt Nam chi nhánh 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)