Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP công thương Việt Nam chi nhánh 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 105)

5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Chính sách hỗ trợ lãi suất để tạo đà tăng trưởng kinh tế của NHNN đã tạo cú hích cho tăng trưởng tín dụng đồng thời cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh căng thẳng trong huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các NHTM, đặc biệt là những tháng cuối năm 2009. Trong bối cảnh đó, số dư huy động vốn của Vietinbank vẫn đạt được kết quả rất khả quan: nguồn vốn huy động cuối

năm 2009 đạt trên 220 ngàn tỷ đồng, tăng 26% so với năm trước trong đó nguồn tiền gửi của KH là 148.530 chiếm 67% trong tổng vốn huy động.

Để đạt được kết quả trên, NHTMCP CTVN đã chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác huy động khai thác nguồn vốn, nghiên cứu đưa ra các danh mục sản phẩm/gói sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu KH cùng chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo cạnh tranh. Một số sản phẩm tiêu biểu là quản lý tài khoản tập trung, tự động trích nợ tài khoản nộp thuế/phí hải quan, dịch vụ thu hộ tiền bán hàng từ các đại lý/chi nhánh, dịch vụ đầu tư tự động…Bên cạnh đó, Vietinbank cũng chú trọng vào việc thu hút và khai thác nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA như nguồn vốn JBIC, dự án tiết kiệm năng lượng và nhiều nguồn khác.

Bảng 2.2: Tình hình huy động tiền gửi của NHTMCP CTVN theo đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp

ĐVT: Tỷ đồng Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Tiền gửi của

TCKT 55.083 46.841 66.432 -8.242 -15% 19.590 41.8% DN quốc doanh 43.802 35.528 46.336 -8.273 -19% 10.807 30% DN ngoài quốc doanh và các đối tượng khác 8.486 7.952 16.249 -534 -6% 8.297 104% DN có vốn đầu

tư nước ngoài 2.795 3.360 3.847 565 20% 486 14%

Tiền gửi của cá

nhân 54.591 67.670 75.213 13.079 24% 7.543 11%

Tiền gửi của các đối tượng khác

2.752 7.123 6.885 4.372 159% -238 -3%

Tổng cộng 112.426 121.634 148.530 9.209 8% 26.896 22%

2.1.3.2Tình hình huy động tín dụng

Đến hết 31/12/2009, tổng dư nợ cho vay đạt 163.170 tỷ đồng, tăng 42.418 tỷ đồng, tương ứng tăng 35% so với năm 2008. Đồng thời với việc tăng trưởng tín dụng, năm 2009 cũng là năm thành công của cả hệ thống NHTMCP CTVN trong việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở KH của Hội đồng quản trị đặt ra. Kết quả là chất lượng tín dụng đã được nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến cuối năm 2009 là 1,02% (năm 2008 là 3,29%), nợ xấu ở mức 0,61% (năm 2008 là 1,81%), thấp nhất trong hệ thống các NHTM.

B違ng 2.3: Cho vay khách hàng của NHTMCP CTVN ĐVT: Tỷ đồng Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt

đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Cho vay thương mại 100.216 118.665 160.660 18.499 18% 41.995 35%

Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ

có giá

308.944 292.628 562.928 -16.316 -5% 270.300 92%

Các khoản phải thu từ cho thuê tài

chính 612.515 735.948 820.736 123.433 20% 84.788 12% Các khoản trả thay KH 1.674 144 - -1.530 -91% -144 - 100% Cho vay bằng vốn ODA 909.995 979.935 1.083 69.940 8% - 978.852 - 100% Cho vay uỷ thác

khác 79.664 50.469 40.394 -29.195 -37% -10.075 -20%

Cho vay theo chỉ

định của Chính phủ 6.077 10.731 - 4.654 77% -10.731

- 100% Nợ cho vay được

khoanh và nợ chờ xử lý

55.857 17.633 3.879 -38.224 -68% -13.754 -78%

Tổng cộng 102.191 120.752 163.170 18.561 18% 42.418 35%

Vốn tín dụng của NHTMCP CTVN trong các năm qua luôn đóng vai trò quan trọng hỗ trợ nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều vùng trên cả nuớc. Cho đến nay, NHTMCP CTVN là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành sản xuất quan trọng như dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông, xăng dầu…đồng thời cũng là ngân hàng cung ứng vốn hàng đầu cho DNVVN hiện nay trong nền kinh tế

Thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản trị, hoạt động tín dụng của NHTMCP CTVN được phát triển trên cơ sở cân đối hợp lý giữa mục tiêu tăng trưởng và quản lý rủi ro. Cơ cấu danh mục đầu tư được duy trì hài hoà, ưu tiên các ngành kinh tế trọng điểm, nhiều tiềm năng phát triển của đất nuớc, tuân thủ chính sách phát triển kinh tế của Nhà nuớc và Chính phủ.

2.2 Giới thiệu về NHTMCP CTVN – Chi nhánh 8 Thành phố Hồ Chí Minh

(CN8 – TPHCM)

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, theo Quyết định số 175/QĐ ngày 17/10/1975 của Thống đốc NHNNVN, chi nhánh 13 được thành lập thuộc chi nhánh TPHCM.

Trong bối cảnh của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải thay đổi từ ngân hàng một cấp chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp cho phù hợp với thực tế. Tháng 8/1988 đổi tên thành NHCTVN – CN8 theo pháp lệnh ngân hàng tháng 12/1970 của Thống đốc NHNNVN.

Hiện nay, NHTMCP CTVN – CN8 TPHCM đặt tại số 196-202 Hưng Phú, quận 8, TPHCM với số lượng nhân viên hơn 80 người. CN8 TPHCM có chức năng hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngân hàng trên các lĩnh vực: tiền gửi, cho vay, thanh toán quốc tế và hạch toán nội bộ đầy đủ toàn ngành.

Quận 8 nằm ở phía Tây Nam thành phố, có vị trí tiếp giáp với quận 5, 6, 7, Nhà Bè, huyện Bình Chánh. Quận 8 là cửa ngõ phía Nam thành phố, trực tiếp giao lưu kinh tế - xã hội với những vùng lân cận và các tỉnh miền tây nam bộ. Đặc điểm chung của quận 8 là địa bàn nhiều sông rạch, có lợi thế về giao thông đường thuỷ, cơ sở hạ tầng không mấy thuận lợi cho các đơn vị kinh tế phát triển, không thu hút được nhiều công ty, xí nghiệp lớn, tập trung chủ yếu là dân lao động với mức thu nhập bình quân không cao. Kinh tế của quận khá phát triển với các ngành tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, lương thực thực phẩm và may mặc. Với xuất phát đểim khá thấp so với bình diện kinh tế chung của thành phố nên các sản phẩm, dịch vụ của CN còn bị hạn chế về số lượng.

Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự phát triển của trục đại lộ Đông Tây, đường Nguyễn Văn Linh, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng và các khu đô thị, cao ốc theo trục Tây Nam kéo theo sự phát triển rất lớn về kinh tế xã hội trên địa bàn. Vì vậy mà CN đang từng bước hoàn thiện và phát triển với mục tiêu đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.

2.2.2 Sơ đồ tổ chức

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI HỖ TRỢ KHỐI KINH DOANH KHỐI TÁC NGHIỆP Phòng khách hàng DN Phòng tổ chức, hành chính Phòng khách hàng cá nhân Phòng kế toán, giao dịch Phòng tiền tệ, kho quỹ KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề

Tổ thông tin điện toán

Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Quỹ tiết kiệm,

điểm giao dịch

PHÒNG GIAO DỊCH

Phòng kiểm soát nội bộ

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 30

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc

Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh (CN): hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao.

Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm , khen thưởng và kỷ luật các cán bộ, công nhân viên của đơn vị. Đại diện CN ký kết hợp đồng với khách hàng. Nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra chiến luợc hoạt động phát triển kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của CN. Xử lý hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của CN.

Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Là một trong những phòng giữ vai trò quan trọng của ngân hàng với chức năng tham mưu cho ban giám đốc về các vấn đề liên quan trong lĩnh vực tín dụng, thực hiện chức năng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp và cá nhân được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay trung dài hạn tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn cho phép của ngân hàng.

Nhiệm vụ của phòng là phải lên kế hoạch cho vay, kế hoạch vốn cần thiết cho từng quý, từng năm để trình ban giám đốc. Phòng có quan hệ chặt chẽ với bộ phận kế toán, thanh toán xuất nhập khẩu để đảm bảo số liệu nhanh chóng, chính xác. Đồng thời phải đề xuất các vấn đề về cho vay như: đối tượng, lãi suất, điều kiện cho vay trong từng giai đoạn cụ thể.

Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:

Với chức năng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, tiếp xúc trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tai chính quốc tế, tài trợ L/C nhập khẩu,

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 31 tham gia mua bán ngoại tệ và các dịch vụ như: thanh toán thẻ tín dụng, mua bán

ngoại hối…hỗ trợ tích cực cho các đơn vị xuất nhập khẩu để tạo nguồn ngoại tệ cho ngân hàng.

Phòng tổ chức – hành chính:

Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ của CN, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của CN, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện soạn thảo các chế độ lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng và kỷ luật. Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện chế độ an toàn lao động, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động.

Ngoài ra, phòng còn thực hiện công tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt động kinh doanh của CN, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc và chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên.

Phòng kế toán giao dịch:

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng và khách hàng, giữa các ngân hàng với nhau, phát hành các loại séc và làm dịch vụ thanh toán khác. Hàng ngày phòng còn thực hiện kết toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng.

Phòng kế toán là nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho hoạt động của ngân hàng.

Phòng kiểm soát nội bộ:

Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở việc thực hiện đúng theo những quy định về nghiệp vụ trong hoạt động của ngân hàng. Là nơi thực hiện việc

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 32 kiểm tra chứng từ, sổ sách của tất cả các nghiệp vụ phát sinh, ngoài ra còn giải

quyết mọi thắc mắc, khiếu nại và tư vấn về pháp luật. • Phòng tiền tệ - kho quỹ:

Là nơi thực hiện việc thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, đảm bảo thực hiện chính xác kịp thời đúng chế độ kho quỹ. Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông, bảo quản tiền mặt, các giấy tờ, chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp.

Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề:

Quan hệ chặt chẽ với phòng khách hàng doanh nghiệp để theo dõi, giám sát các khoản nợ quá hạn của khách hàng. Từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết nhằm phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.

Phòng khách hàng cá nhân:

Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới nhiều hình thức: kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, sổ tiết kiệm…của cá nhân và các tổ chức kinh tế. Là nguồn vốn cung cấp vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn hoạt động của ngân hàng.

2.2.4 Các sản phẩm, dịch vụ củaNHTMCP CTVN – CN8 TPHCM

Nhận tiền gửi

X Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và các loại ngoại tệ.

X Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú, lãi suất hấp dẫn bằng VNĐ và ngoại tệ.

X Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Dịch vụ nhận và trả tiền gửi tại nhà. • Cho vay và bảo lãnh

X Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 33 X Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất…

X Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn. X Cho vay DN lớn, DNVVN các ngành nghề kinh tế.

X Cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân, cấp vốn ứng trước tiền bán cổ phiếu. X Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán. • Tài trợ thương mại

X Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng xuất khẩu.

X Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

Dịch vụ thanh toán

X Mở tài khoản thế giới của tổ chức.

X Tài khoản tiền gửi cá nhân trong và ngoài nước. X Chuyển tiền trong nước và quốc tế.

X Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc…

X Chi trả lương cho DN qua tài khoản, qua ATM X Chi trả kiều hối, Western Union…

Dịch vụ ngân quỹ

X Kinh doanh các loại ngoại tệ.

X Mua bán các chứng từ có giá trị (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc…) • Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử

X Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế: VISA, MASTER CARD…Cremium.

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 34 X Internet banking, Telephone Banking, Mobile banking…

Tư vấn các dịch vụ ngân hàng khác

2.2.5 Đánh giá chung về tình hình hoạt động của CN8 TPHCM

NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nó cũng như các tổ chức sản xuất kinh doanh khác luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, bổ sung nguồn vốn tự có. Vì vậy, trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên nên NHTMCP CTVN – CN8 TPHCM đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.

SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 35

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP CTVN – CN8

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt

đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Doanh thu 99.730 130.414 146.221 30.684 30,7% 15.807 12,1% Chi phí 76.794 93.868 95.626 17.074 22,2% 1.758 1,9% Lợi nhuận 22.936 36.546 50.595 13.610 59,3% 14.049 38,4%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHTMCP CTVN-CN8

Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của CN không ngừng tăng trưởng. Cụ thể, lợi nhuận năm 2007 là 22.936 triệu đồng, năm 2008 là 36.546 triệu đồng tăng 59,3% so với 2007. Đến năm 2009 lợi nhuận là 50.595 triệu đồng tăng 38,4% so với 2008. Nói chung tình hình hoạt động kinh doanh của CN 3 năm qua đều tăng trưởng đều đặn nhưng tốc độ tăng trưởng ở giai đoạn 2009-2008 tăng trưởng ít hơn so với giai đoạn 2008-2007.

2.2.6 Những thuận lợi và khó khăn của CN hiện nay

Ngành tài chính ngân hàng là một trong những ngành chịu tác động đầu tiên khi nền kinh tế có những biến động và cũng là ngành phục hồi trước tiên để tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP công thương Việt Nam chi nhánh 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)