5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề
3.6.2 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN
• Về việc chấp hành cơ chế, quy chế
Việc chấp hành quy chế tín dụng là khá tốt tuy nhiên cần đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của DN để phát hiện kịp thời rủi ro nhằm xử lý hiệu quả. Hạn mức và thời hạn cho vay còn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu DN. Có một số DN vay rồi nhưng luợng vốn được giải quyết quá ít không đủ đáp ứng nhu cầu, cũng như thời hạn cho vay chưa phù hợp với thời hạn dự án kinh doanh và phải đi tìm ngân hàng khác. Vì vậy trong quá trình xem xét, quyết định cho vay cần phải linh hoạt hơn.
• Về nguồn vốn huy động
Hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động trong năm 2008 và 2009, CN8 đã gặp không ít khó khăn do sự tác động từ nhiều phía: môi trường kinh tế vĩ mô, tình hình sản xuất kinh doanh của các DN…Trong đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong huy động vốn diễn ra khá gay gắt. Bên cạnh đó còn là việc các KH thường có xu hướng chia nhỏ số tiền và gửi ở nhiều ngân hàng khác nhau.
SVTH: Trà Lê Vân Anh Trang 77 Trước áp lực phải huy động đủ vốn cho kinh doanh, CN8 đã tăng lãi suất huy động
đồng thời áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi, tặng quà.. để thu hút KH. Dù sự điều hòa vốn rất nhanh nhạy nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động chưa tương ứng với mức tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN đã tạo nên áp lực đối với CN8. Do đó, tăng trưởng nguồn vốn bền vững, ổn định là yêu cầu bức thiết đối với CN8 trong cả hiện tại và lâu dài.
• Về thủ tục cho vay
Tuy đã có những thay đổi linh hoạt nhưng còn có chỗ cứng nhắc, chẳng hạn như cán bộ tín dụng khi thẩm định còn cứng nhắc áp dụng mọi thủ tục đối với tất cả các KH khác nhau nhất là các thủ tục về cầm cố thế chấp. Trường hợp này cán bộ tín dụng nên xem xét giảm thiểu các thủ tục nào không cần thiết trên cơ sở phân loại theo từng nhóm KH. Một cán bộ tín dụng quản lý nhiều KH dẫn đến thời gian xét duyệt kéo dài làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của DN.
• Về tài sản đảm bảo
Cho vay đối với DNVVN vẫn phát sinh nợ quá hạn và tài sản đảm bảo khó có thể trở thành nguồn thu nợ thứ hai do tài sản có tính thị trường. Tài sản đảm bảo là bất động sản thì khó thu hồi phát mại do tính không hợp pháp về giấy tờ, hoặc không muốn xử lý tài sản thế chấp. Tài sản đảm bảo là động sản thì hầu hết là dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn, giá trị thu hồi nhỏ. Thậm chí có dây chuyền không bán được do quá lạc hậu.