Một số kiến nghị đối với Doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines (2014) (Trang 73 - 79)

Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình xuất khẩu, từ khâu thu mua cho đến khâu phân phối đến các thị trường xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc thể hiện vai trò của mình trong hoạt động xuất khẩu gạo.

3.4.1.1. Tăng cường tiếp cận thị trường

Các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực trong việc thâm nhập thị trường Philippines, tích cực tìm kiếm thông tin về thị trường. Đồng thời cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của thị trường Philippines để tạo ra những sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Cần phối hợp chặt chẽ với thương vụ, Đại sứ quán ở Philippines để thu thập thông tin một cách có hiệu quả. Thâm nhập thị trường Philippines lâu dài cần tự tìm đường để sản phẩm đơn lẻ vào thị trường Philippines. Do vậy, cần phải đa dạng hoá chủng loại gạo để cung cấp cho các nhà bán buôn Philippines bởi lẽ, họ nắm trong tay hệ thống phân phối tới các địa phương. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá và tiếp cận thị trường bằng cách tham gia các cuộc triển lãm quốc tế, phân phát pa-nô, áp-phích và đặc biệt là tuyên truyền, quảng cáo thông qua Website. Thương mại điện tử là phương thức buôn bán hiện đại đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích to lớn, giúp tiết kiệm chi phí.

3.4.1.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý

Cần có chiến lược kinh doanh và lựa chọn phương thức kinh doanh với thị trường này một cách phù hợp. Trong những năm tới các doanh nghiệp cần tăng

cường hoạt động xuất khẩu trực tiếp nhằm tạo cho mình lợi thế cạnh tranh, sự chủ động và nâng cao giá trị của gạo Việt Nam. Đồng thời xem xét khả năng phối hợp với các chuyên gia, người Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại Philippines để chắp mối, đặt cơ sở kinh doanh. Các doanh nghiệp cần kiên trì khi thâm nhập thị trường này vì quá trình giải quyết các thủ tục hải quan, hành chính ở Philippines khá phưc tạp và tốn kém thời gian.

3.4.1.3. Hợp tác chặt chẽ với hệ thống ngân hàng

Đối với các doanh nghiệp, một trong những khó khăn lớn nhất trong quan hệ buôn bán với Philippines là khả năng thanh toán hạn chế, doanh nghiệp Philippines thường yêu cầu phương thức thanh toán trả chậm. Trong khi đó, doanh nghiệp của Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khó chấp nhận thanh toán trả chậm. Thương vụ Việt Nam tại Philippines khuyến cáo các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thành công vào thị trường này trong thời gian tới cần phải tăng cường vai trò đầu mối của các hiệp hội ngành hàng, thông qua một tổ chức chuyên về xúc tiến thương mại tại Philippines hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn của các Phòng thương mại và công nghiệp của Philippines. Ngoài ra, để gỡ bỏ các khó khăn này doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại Việt Nam để hợp tác với một số ngân hàng có uy tín tại Philippines. Nếu xây dựng được mối quan hệ này, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines chắc chắn sẽ tốt hơn.

3.4.1.4. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ hỗ trợ xuất khẩu đồng thời phát huy vai trò của Việt kiều

Doanh nghiệp cần chủ động tạo ra đội ngũ cán bộ có kiến thức cơ bản về thị trường Philippines (ngôn ngữ , văn hóa , thị hiếu tiêu dùng… cho đến cả văn hóa kinh doanh của quốc gia Philippines). Việc tạo nguồn lực phục vụ phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Philippines phải được coi trọng và thực hiện một cách có hệ thống và mang tính đồng bộ.

Hơn nữa, với số lượng Việt kiều đông đảo sống và làm việc tại Philippines, họ có sự hiểu biết về văn hóa, thị trường, nhu cầu tiêu dùng và cách thức tiếp cận khách hàng. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Philippines có thể thông qua lực lượng này để tìm hiểu các thông tin, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, tạo lập vị trí vững chắc trên thị trường này và có thể liên kết với chính họ để hợp tác làm ăn.

3.4.2. Một số kiến nghị đối với Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam

- Hiệp hội cần tăng cường công tác nghiên cứu, thu thập dữ liệu và thông tin, liên quan đến xuất khẩu gạo, cập nhật nhanh chóng ở mọi thời điểm với tất cả thị trường để cung cấp cho các thành viên của Hiệp Hội;

- Tích cực trong việc kiến nghị nhờ Chính phủ giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam;

- Tăng cường liên kết, hợp tác với các Hiệp hội lương thực, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo ở các nước khác để tạo thành một khối thống nhất trong xuất khẩu gạo, dễ dàng đối phó với tình hình biến động của thị trường về nhu cầu cũng như giá cả mặt hàng gạo xuất khẩu;

- Minh bạch hóa, công khai hóa bằng việc đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng trong việc phân bổ các hợp đồng thương mại, tránh tình trạng “xin – cho” như một số trường hợp trong quá khứ, giúp tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước;

- Xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo bền vững gắn liền với sản xuất, dung hòa được lợi ích của nông dân và doanh nghiệp;

- Nghiên cứu và đề xuất các dự án mang tính khả thi cao trong đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo;

- Bên cạnh đó hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hiệp hội tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài;

- Không ngừng nâng cao năng lực của các cán bộ về đàm phán, ký kết với các tổ chức khu vực và quốc tế về Lương thực nói chung và lúa gạo nói riêng, từ đó, gia tăng thêm các cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam;

- Thành lập và sử dụng quỹ tài chính một cách hợp lý nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng, thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Philippines là một yêu cầu bức thiết đối với nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Thúc đẩy xuất khẩu gạo không những thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo nguồn vốn chủ yếu, tăng thu ngoại tê, phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Quan trọng hơn cả, xuất khẩu gạo góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam và mở rộng quan hệ đối ngoại với Philippines.

Hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines phụ thuộc vào một số nhân tố chủ yếu như đặc điểm thị trường Philippines (nhu cầu, thị hiếu về gạo; chính sách vĩ mô; đối thủ cạnh tranh) và nhân tố nội tại của Việt Nam (nguồn lực tự nhiên (tính chất sinh học, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu); kỹ thuật sản xuất; công nghệ chế biến và bảo quản và chính sách vĩ mô của nhà nước trong việc hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu).

Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định khả năng xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới và đặc biệt là thị trường Philippines một cách khá rõ nét. Thị trường Philippines từ trước tới nay là bạn hàng truyền thống có kim ngạch chiếm tỷ lệ lớn trong các thị trường xuất khẩu gạo của nước ta. Gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được uy tín về khả năng cung cấp đủ số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines tạo cơ hội để không ngừng mở rộng cơ hội cho chủ thể tham gia xuất khẩu gạo và đa dạng hóa hình thức xuất khẩu. Đặc biệt, Việt Nam đã khai thác tốt những lợi thế sẵn có của mình để phát triển các dịch vụ đi kèm để tối đa hóa giá trị gia tăng cho hoạt động xuất khẩu gạo. Đạt được những kết quả như vậy, nguyên nhân chính là do Việt Nam đã khai thác những lợi thế so sánh trong phát triển sản xuất lúa và thúc đẩy xuất khẩu gạo về cả ba giác độ: lực lượng lao động dồi dào với chi phí rẻ, khai thác nguồn tài nguyên phong phú đa dạng và tận dụng tốt lợi thế địa lý thuận lợi. Và không thể không nhắc đến vai trò chỉ đạo, định hướng đúng đắn trong thúc đẩy xuất khẩu gạo của Nhà nước ta thể hiện trong công tác điều tiết hoạt động sản xuất, xúc tiến hoạt động thương mại và xây dựng các cơ quan chuyên sâu hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả đạt được

vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam về lúa gạo. Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines đang giảm và giảm đáng kể trong những năm vừa qua. Đồng thời,chất lượng gạo xuất khẩu sang thị trường Philippines chủ yếu vẫn là gạo cấp trung bình và thấp; chưa xây dựng được thương hiệu gạo xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do những hạn chế xuất phát từ yếu kém trong công tác quy hoạch; giống lúa canh tác năng suất chất lượng chưa cao; tập quán thâm canh lạc hậu, quy trình chế biến, bảo quản chưa đạt tiêu chuẩn; hạn chế trong chất lượng nguồn nhân lực và trong khâu tổ chức xuất khẩu.

Trên cơ sở quan điểm về thúc đẩy xuất khẩu gạo mang tính định hướng đã được trình bày, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines trong bối cảnh hiện nay, cần phải rà soát và hoàn thiện quy hoạch vùng trồng lúa gắn với thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác; liên tục cập nhật và đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường Philippines. Đặc biệt, cần tổ chức sản xuất quy mô lớn, ổn định, và chú trọng tăng cường liên kết bốn nhà trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Quan trọng hơn hết, chúng ta phải xây dựng được thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam. Với bề dày phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam trong suốt thời gian qua, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính phủ trong việc hoàn thiện những chính sách kinh tế nói chung và chính sách thương mại nói riêng theo hướng mở rộng thị trường, cộng với nỗ lực của các Bộ, Ban, ngành và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong những năm tới đây, trong tương lai chúng ta có quyền tin tưởng rằng ngành lúa gạo Việt Nam sẽ là ngành mũi nhọn thực sự vững vàng tiến sâu không chỉ vào thị trường Philippines và còn cả thị trường thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), Quy hoạch Tổng thể

phát triển ngành Nông nghiệp cả nƣớc đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Báo cáo Thống kê tháng 12 năm 2013, http://www.mard.gov.vn/.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), Báo cáo Thống kê tháng

12 năm 2012, http://www.mard.gov.vn/.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Báo cáo Thống kê tháng

12 năm 2011, http://www.mard.gov.vn/.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Báo cáo Thống kê tháng

12 năm 2010, http://www.mard.gov.vn/.

6. Cục Xúc tiến thương mại (2013), Hồ sơ thị trƣờng Philippines.

7. Ngô Thị Tuyết Mai (2011), Phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

2011.

8. Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường – Cục xúc tiến thương mại (2013),

Thị trƣờng xuất khẩu gạo tiềm năng.

9. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2013), Dự báo thị trƣờng một số mặt hàng nông thủy sản.

10. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2012), Khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản thủy sản xuất khẩu.

11. Bùi Thúy Vân (2013), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

12. Bùi Thúy Vân (2013), Giáo trình Kinh tế quốc tế. 13. www.customs.gov.com.

14. www.gso.gov.vn. 15. www.mpi.gov.com. 16. www.vietnamexport.com. 17. www.vietrade.gov.com.

II. Tài liệu Tiếng Anh

1. DA (2012), Food Staples Sufficiency Program Enhancing Agricultural Productivity and Global Competitiveness 2011 -2016.

2. David C. Dawe and Piedad F. Moya, Why does the Philippines import Rice? Meeting the challenge of trade liberalization.

3. FAO (2013), Food Outlook biannual report on global food markets. 4. Flordeliza A. Lantican, Mercedita A. Sombilla and Karen P. Quilloy,

Estimating the Demand Elasticities of Rice in the Philippines, Republic of the Philippines 2013.

5. IGC (2013), IGC five – year global supply and demand projections. 6. Roehlano M. Briones (2013), Philippines Agriculture to 2020: Threats and Opportunities from Global Trade.

7. USDA (2013), Philippines Grain and Feed Situation and Outlook. 8. WB (2005), Philippines Meeting Infrastructure Challenges.

9. www.fao.org.

10. www.philrice.gov.ph.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines (2014) (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)