Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines (2014) (Trang 51 - 55)

2.3.2.1. Những tồn tại

Bên cạnh những thành tựu mà hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đã đạt được thì vẫn còn những tồn tại nhất định:

52,63% so với năm 2012, ảnh hưởng rất nhiều đến tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua. Cụ thể năm 2013, lần đầu tiên Việt Nam không hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu, chỉ đạt 87% mục tiêu đặt ra.

Thứ hai, thị trường Philippines hiện là một nền kinh tế phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Nhu cầu tiêu dùng của người dân Philippines có nhiều điểm tương đồng với các nước phát triển và yêu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao thể hiện qua nhu cầu về các loại gạo cao cấp và chất lượng cao như gạo 5% tấm và gạo thơm Jasmine, gạo đồ ngày càng tăng. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa khả năng cung cấp với số lượng lớn gạo này mà hiện nay Thái Lan đang chiếm lĩnh phân khúc thị trường này.

Thứ ba, Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu gạo xuất khẩu. Hiện nay, gạo Việt Nam xuất khẩu với tên rất đơn điệu “Gạo trắng Việt Nam” và làm cho người tiêu dùng không có ấn tượng và dễ quên.

Thứ tư, tình trạng nhập lậu một lượng lớn gạo vào thị trường này làm lũng đoạn thị trường và áp lực giá cho gạo xuất khẩu của chúng ta.

Thứ năm, thông tin về thị trường Philippines cũng như chính sách liên quan đến thương mại, xuất nhập khẩu gạo chưa được cập nhật kịp thời tới Chính phủ cũng như doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Thứ sáu, tình trạng hủy hợp đồng xảy ra ngày càng nhiều. Một số trường hợp bên bán hủy, nhưng cũng có nhiều trường hợp do bên mua hủy. Trường hợp do bên bán hủy, nguyên nhân chủ yếu là do giao hàng vào thời điểm khác với thời điểm ký kết trong hợp đồng, nên lúc giao hàng, giá cả trong nước tăng cao vì vậy nếu thực hiện hợp đồng thì sẽ bị lỗ. Trường hợp bên mua hủy hợp đồng là do, các thương nhân Philippines không có hạn ngạch nhập khẩu những vẫn kí kết hợp đồng, do vậy khi hàng đến cảng thì không thể nhập cảng. Tình trạng hủy hợp đồng này chỉ xảy ra đối với hình thức hợp đồng thương mại.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Chính Phủ Philippines đang trong quá trình thực hiện chương trình tự túc lương thực quốc gia, mà năm 2013, lại chính là năm trọng điểm lương thực quốc gia. Hơn nữa, Philippines là một thị trường có sự độc quyền nhập khẩu gạo trong tay Nhà nước, do vậy, Việt Nam khá khó khăn trong giai đoạn này. Chính phủ Philippines áp đặt hạn chế định lượng với quy định số lượng nhập khẩu gạo tối đa (MAV), với gạo nhập khẩu trong khuôn khổ MAV thì thuế là 40%, còn ngoài MAV là 50% đẩy giá gạo tiêu thụ trên thị trường lên cao. Bên cạnh đó, nhập khẩu gạo còn do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines kiểm soát và ra quyết định nhập khẩu, do vậy các thương lái hoạt động theo đường nhập lậu càng nhiều hơn, gây sức ép về giá gạo xuất khẩu cho Việt Nam.Công tác quy hoạch vùng chuyên canh tác lúa còn diễn ra chậm chạp, chưa hình thành được khu chuyên sản xuất xuất khẩu, nên sản phẩm lúa gạo chưa tập trung và không đồng nhất về chất lượng.

Việt Nam vẫn chưa tạo ra được giống lúa mang lại hiệu quả cao mặt chất lượng lẫn số lượng, hầu hết các giống lúa tạo nên thương hiệu cho gạo xuất khẩu chỉ phù hợp một số vùng địa phương và sản lượng mang lại không cao. Hơn nữa, nông dân Việt Nam đang sử dụng giống cao sản để canh tác trên diện rộng để đảm bảo an ninh lương thực trong quốc gia, mà những giống này chỉ cho ra gạo 25% tấm, do vậy ảnh hưởng lớn đến chất lượng gạo của Việt Nam.

Chính phủ và doanh nghiệp xuất khẩu chưa có chiến lược cụ thể cho phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu. Một phần do hạn chế về tài chính làm cho công tác xây dựng thương hiệu trở nên chậm trễ.

Hầu hết lao động bị hạn chế về trình quản lý, trình độ kỹ thuật, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất lúa gạo phục vụ xuất khẩu.

Người nông dân Việt Nam vẫn còn quen với cách sản xuất cổ điển dùng sức người là chính, chưa thực sự áp dụng tốt khoa học kĩ thuật và quy trình chất lượng vào sản xuất vì thế năng suất không cao và chất lượng không đồng nhất. Hơn nữa, tập quán sản xuất cổ điển của nông dân là sử dụng phân bón thừa, thuốc trừ sâu,

giống gieo sạ… nó tác động rất lớn đến tăng trưởng cây lúa và dư lượng chất hóa học tồn đọng trong gạo thành phẩm.

Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo Việt Nam vẫn còn cao từ 13 - 16%, chủ yếu xảy ra trong 3 khâu: phơi sấy, bảo quản và xay xát. Nguyên nhân do thiếu phương tiện làm khô, kho bảo quản nghèo nàn, hạt lúa không đồng nhất và thêm vào đó thiết bị xay xát lạc hậu làm cho tỷ lệ hạt gạo nguyên trong thành phẩm bị giảm đi đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gạo.

Công tác tổ chức xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế và tồn tại nhiều bất cập. Hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam mới chỉ chú trọng về mặt số lượng mà chưa chú trọng chất lượng. Mặt khác, do hạn chế trong phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc của các doanh nghiệp, và quan trọng là các doanh nghiệp Việt vẫn còn thụ động trong việc tìm hiểu khai thác thông tin thị trường, chưa biết tận dụng mối quan hệ với các kiều bào tại Philippines để nắm thông tin. Ngoài ra, vai trò của Thương vụ tại Philippines chưa phát huy tối đa có thể do lực lượng cán bộ mỏng, hạn chế năng lực. Hơn nữa hạ tầng phục vụ lưu thông và xuất khẩu gạo còn yếu kém làm cho chi phí lưu thông và xuất khẩu gạo cao. Chất lượng của một số dịch vụ có liên quan độ tin cậy không cao, thiếu tính ổn định trong việc cung ứng chân hàng, năng lực vận tải còn hạn chế

CHƢƠNG 3. DỰ BÁO, ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG

PHILIPPINES

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines (2014) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)