Cần coi trọng công tác phát triển nguồn nhân lực trong phát triển nông nghiệp vì đây là yếu tố chủ chốt trong cả quá trình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm lúa gạo cúa Việt Nam.
Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn để có một lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có chất lượng cao, linh hoạt, thích ứng được yêu cầu của hội nhập. Có cơ chế, chính sách và đãi ngộ hợp lý, công khai để thu hút cán bộ quản lý có trình độ và người lao động có tay nghề cao tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo xuất khẩu. Tuyển dụng những cán bộ quản lý giỏi vào các vị trí quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh lúa gạo xuất khẩu…
Tăng cường hỗ trợ đầu tư các cấp, các ngành thực hiện các hoạt động đào tạo mới và đào tạo lại, thực hiện dịch vụ tư vấn khuyến nông, dịch vụ tiếp cận thị
trường…nhằm nâng cao nhận thức, tri thức khoa học, kỹ năng cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động có liên quan đến sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo Việt Nam. Tăng cường năng lực phân tích và dự báo thị trường hàng lúa gạo thông qua công tác đào tạo, tuyển dụng, sắp xếp lại, xây dựng cơ chế đối ngoại để hình thành đội ngũ lao động nòng cốt trong chuỗi sản xuất và kinh doanh lúa gạo.
Bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa khả năng và nội dung đào tạo ở các cơ sở đào tạo với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của các cơ sở thực tế. Bảo đảm sự cân đối về lực lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, giảm tình trạng thừa lao động giản đơn nhưng thiếu lao động kỹ thuật. Ngoài ra, còn cần thường xuyên tổ chức hội thi nông dân giỏi, nhà quản lý giỏi trong vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu.
Cần có cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ mới cho nông dân qua các chương trình tập huấn tại chỗ, tham quan mô hình, các chương trình phổ biến kiến thức khoa học – kỹ thuật trên phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi, báo, tạp chí……
3.3.5. Tổ chức xuất khẩu quy mô lớn, ổn định và tăng cƣờng liên kết 4 nhà
Để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo nước ta cần thực hiện chính sách, kế hoạch để tổ chức xuất khẩu theo quy mô lớn và đảm bảo được tính ổn định. Tăng cường đồng bộ hóa các khâu của hoạt động xuất khẩu gạo từ bắt đấu khai thác thị trường, kí kết hợp đồng, vận chuyển và thanh toán.
Thực hiện tăng cường liên kết bốn nhà Nhà nước, Nhà khoa học, Doanh nghiệp và nông dân. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc đề ra định hướng, chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể, đồng thời tổ chức giám sát quá trình thực hiện của các thành phần liên quan trong tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ.
- Sản xuất: Phát triển sản xuất theo quy mô lớn, đảm bảo cung ứng đủ sản lượng gạo cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu với số lượng lớn thông qua việc cải thiện giống canh tác, tổ chức sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ - kỹ thuật vào sản xuất lúa gạo. Bên cạnh đó, Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi nhất để tăng mối liên hệ, gắn kết giữa doanh nghiệp với nông dân, đảm bảo lúa gạo sản
xuất đáp ứng kịp với nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Hơn nữa, cần có quy đinh, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với nông dân.
- Thu hoạch: Cần giám sát chặt chẽ để thu hoạch lúa đúng thời vụ, giảm thất thoát sau thu hoạch xuống mức tối thiểu. Có cơ chế thu mua tạm trữ lúa gạo cho nông dân, tránh tình trạng bán vội làm lợi cho các thương lái, và gây ra tình trạng thiếu nguồn cung xuất khẩu.
- Tiêu thụ: Chủ động ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo dài hạn để tìm đầu ra cho gạo, là cơ sở để thúc đẩy sản xuất theo định hướng. Hơn nữa, khi ký kết các hợp đồng cung ứng, tạo niềm tin sản xuất cho nông dân và doanh nghiệp, và có thể có một nguồn vốn tạm ứng để đầu tư vào quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư cải tiến và đồng bộ hóa dịch vụ logistic để nâng cao giá trị gia tăng cho xuất khẩu gạo, tiết kiệm chi phí vận chuyển đến mức tối thiểu, nâng mức cạnh tranh cho gạo xuất khẩu Việt Nam.
3.3.6. Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam
Việc xây được thương hiệu cho lúa gạo là cần thiết và cấp bách đối với Việt Nam. Xây dựng được thương hiệu cho mặt hàng gạo, chúng ta sẽ nâng được giá trị hạt gạo Việt Nam, từ đó gia tăng giá trị xuất khẩu gạo và tăng mức lợi nhuận cho người nông dân. Chúng ta cần vị trí hàng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu chứ không phải hàng đầu về sản lượng. Hơn nữa, thương hiệu gạo một khi được xây dựng thì sẽ gia tăng được sức cạnh tranh xuất khẩu với các nước khác tạo cơ hội đứng vững trên thị trường, do đó đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa. Quan trọng là, xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu khiến gạo sẽ là mặt hàng xuất khẩu ổn định, lâu dài và bền vững. Vì vậy cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân trong các vấn đề sau:
- Nhà nước cần có một kế hoạch dài hạn về việc xây dựng thương hiệu mặt hàng gạo xuất khẩu, trong đó chiến lược này phải là một bộ phận hợp thành quan trọng trong chiến lược tổng thể của Nhà nước đối với việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam. Bộ Công thương kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng một lộ trình với những bước đi thích hợp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Lộ trình này phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, các nhà khoa học và cả nhưng nông dân trực tiếp sản xuất ra lúa gạo. Nhà
nước giữ vai trò “nhạc trưởng” liên kết bốn nhà này để phối hợp nhịp nhàng và có kết quả hiệu quả nhất. Cụ thể, Nhà nước cần hoàn thiện một số chính sách và biện pháp sau:
+ Xây dựng cơ chế sử dụng cán bộ khoa học cho nông nghiệp để xây dựng thương hiệu;
+ Đề ra các chính sách đầu tư vốn cho ngành lúa gạo để xây dựng thương hiệu;
+ Xây dựng và kiện toàn hệ thống bảo đảm dịch vụ xã hội. Do tính rủi ro cao của sản xuất trong nông nghiệp, cần nhanh chóng đưa ra cơ chế bảo hiểm nông nghiệp, có chính sách ưu đãi cho bảo hiểm nông nghiệp;
+ Nhà nước cần có cơ chế nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh cho thị trường lúa gạo có thương hiệu. Ban hành các quy định đối với kinh doanh gạo xuất khẩu, tích cực bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thương hiệu gạo xuất khẩu.
- Nhà nước có chiến lược quảng bá, tuyên truyền giới thiệu mạnh mẽ các mặt hàng gạo xuất khẩu trên phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là xây dựng trang Web về thương hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam.
- Nhà nước ban hành chính sách về ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch quảng bá, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu vì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khó khăn về nguồn vốn.
- Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu bằng cách thông qua những hội chợ, triển lãm quốc tế. Thông qua đó, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình theo nhu cầu của thị trường.
- Nhà nước cần có kế hoạch và lộ trình xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu theo đúng quy trình chuẩn mực. Hệ thống nhận diện của thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận được với khách hàng như: Logo, khẩu hiệu. nhãn mác, bao bì,các mẫu quảng cáo trên ấn phẩm tạp chí, …các phương tiện vận tải, bảng hiệu công ty, các loại ấn phẩm văn phòng, hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các hình thức PR… Vì vậy quy trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho gạo Việt Nam nên tuân thủ trình tự theo các bước như sau:
Bước 2: Thiết kế thương hiệu cho gạo Việt Nam. Cần chú ý tới làm sao để cho thương hiệ phải đơn giản, dễ nhớ, nhưng phải đặc biệt và có dấu ấn riêng cho gạo Việt Nam. Ví dụ có thể dùng những tên đi kèm với chỉ dẫn địa lý hoặc đặc điểm của gạo, tránh đơn điệu;
Bước 3: Thực hiện công việc đăng kí Bảo hộ Hệ thống nhận diện thương hiệu cho gạo. Việc đăng kí này không chỉ được thực hiện ở trên đất nước Việt Nam mà còn phải đăng kí tại thị trường xuất khẩu là Philippines để có thể giữ được bản quyền và tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có;
Bước 4: Áp dụng Hệ thống vào thực tiễn.
3.4. Một số kiến nghị đối với Doanh nghiệp
3.4.1. Một số kiến nghị đối với Doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình xuất khẩu, từ khâu thu mua cho đến khâu phân phối đến các thị trường xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc thể hiện vai trò của mình trong hoạt động xuất khẩu gạo.
3.4.1.1. Tăng cường tiếp cận thị trường
Các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực trong việc thâm nhập thị trường Philippines, tích cực tìm kiếm thông tin về thị trường. Đồng thời cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của thị trường Philippines để tạo ra những sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Cần phối hợp chặt chẽ với thương vụ, Đại sứ quán ở Philippines để thu thập thông tin một cách có hiệu quả. Thâm nhập thị trường Philippines lâu dài cần tự tìm đường để sản phẩm đơn lẻ vào thị trường Philippines. Do vậy, cần phải đa dạng hoá chủng loại gạo để cung cấp cho các nhà bán buôn Philippines bởi lẽ, họ nắm trong tay hệ thống phân phối tới các địa phương. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá và tiếp cận thị trường bằng cách tham gia các cuộc triển lãm quốc tế, phân phát pa-nô, áp-phích và đặc biệt là tuyên truyền, quảng cáo thông qua Website. Thương mại điện tử là phương thức buôn bán hiện đại đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích to lớn, giúp tiết kiệm chi phí.
3.4.1.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý
Cần có chiến lược kinh doanh và lựa chọn phương thức kinh doanh với thị trường này một cách phù hợp. Trong những năm tới các doanh nghiệp cần tăng
cường hoạt động xuất khẩu trực tiếp nhằm tạo cho mình lợi thế cạnh tranh, sự chủ động và nâng cao giá trị của gạo Việt Nam. Đồng thời xem xét khả năng phối hợp với các chuyên gia, người Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại Philippines để chắp mối, đặt cơ sở kinh doanh. Các doanh nghiệp cần kiên trì khi thâm nhập thị trường này vì quá trình giải quyết các thủ tục hải quan, hành chính ở Philippines khá phưc tạp và tốn kém thời gian.
3.4.1.3. Hợp tác chặt chẽ với hệ thống ngân hàng
Đối với các doanh nghiệp, một trong những khó khăn lớn nhất trong quan hệ buôn bán với Philippines là khả năng thanh toán hạn chế, doanh nghiệp Philippines thường yêu cầu phương thức thanh toán trả chậm. Trong khi đó, doanh nghiệp của Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khó chấp nhận thanh toán trả chậm. Thương vụ Việt Nam tại Philippines khuyến cáo các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thành công vào thị trường này trong thời gian tới cần phải tăng cường vai trò đầu mối của các hiệp hội ngành hàng, thông qua một tổ chức chuyên về xúc tiến thương mại tại Philippines hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn của các Phòng thương mại và công nghiệp của Philippines. Ngoài ra, để gỡ bỏ các khó khăn này doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại Việt Nam để hợp tác với một số ngân hàng có uy tín tại Philippines. Nếu xây dựng được mối quan hệ này, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines chắc chắn sẽ tốt hơn.
3.4.1.4. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ hỗ trợ xuất khẩu đồng thời phát huy vai trò của Việt kiều
Doanh nghiệp cần chủ động tạo ra đội ngũ cán bộ có kiến thức cơ bản về thị trường Philippines (ngôn ngữ , văn hóa , thị hiếu tiêu dùng… cho đến cả văn hóa kinh doanh của quốc gia Philippines). Việc tạo nguồn lực phục vụ phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Philippines phải được coi trọng và thực hiện một cách có hệ thống và mang tính đồng bộ.
Hơn nữa, với số lượng Việt kiều đông đảo sống và làm việc tại Philippines, họ có sự hiểu biết về văn hóa, thị trường, nhu cầu tiêu dùng và cách thức tiếp cận khách hàng. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Philippines có thể thông qua lực lượng này để tìm hiểu các thông tin, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, tạo lập vị trí vững chắc trên thị trường này và có thể liên kết với chính họ để hợp tác làm ăn.
3.4.2. Một số kiến nghị đối với Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam
- Hiệp hội cần tăng cường công tác nghiên cứu, thu thập dữ liệu và thông tin, liên quan đến xuất khẩu gạo, cập nhật nhanh chóng ở mọi thời điểm với tất cả thị trường để cung cấp cho các thành viên của Hiệp Hội;
- Tích cực trong việc kiến nghị nhờ Chính phủ giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam;
- Tăng cường liên kết, hợp tác với các Hiệp hội lương thực, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo ở các nước khác để tạo thành một khối thống nhất trong xuất khẩu gạo, dễ dàng đối phó với tình hình biến động của thị trường về nhu cầu cũng như giá cả mặt hàng gạo xuất khẩu;
- Minh bạch hóa, công khai hóa bằng việc đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng trong việc phân bổ các hợp đồng thương mại, tránh tình trạng “xin – cho” như một số trường hợp trong quá khứ, giúp tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước;
- Xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo bền vững gắn liền với sản xuất, dung hòa được lợi ích của nông dân và doanh nghiệp;
- Nghiên cứu và đề xuất các dự án mang tính khả thi cao trong đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo;
- Bên cạnh đó hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hiệp hội tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài;
- Không ngừng nâng cao năng lực của các cán bộ về đàm phán, ký kết với các tổ chức khu vực và quốc tế về Lương thực nói chung và lúa gạo nói riêng, từ đó, gia tăng thêm các cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam;
- Thành lập và sử dụng quỹ tài chính một cách hợp lý nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng, thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Philippines là một yêu cầu bức thiết đối với nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Thúc đẩy xuất khẩu gạo không những thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo nguồn vốn chủ yếu, tăng thu ngoại tê, phục vụ