Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới những năm gần đây có nhiều biến động lớn, đặc biệt là những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, giai đoạn gần đây tình hình xuất khẩu lúa gạo Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nước nhà.
2.1.2.1. Kim ngạch và giá trị xuất khẩu gạo
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2011), Việt Nam từ một nước từng thiếu đói lương thực triền miên, mỗi năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, song sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và 1 năm thực hiện Nghị quyết 10 NQ/TW của Bộ Chính trị “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (1988), năm 1989 Việt Nam không những sản xuất đủ lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dành cho xuất khẩu số lượng 1,42 triệu tấn gạo đạt kim ngạch 310 triệu USD. Tiếp nối những thắng lợi đó năm 2007, sau 21 năm kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập thị trường xuất khẩu gạo thế giới Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Thái Lan đến năm 2012.
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2007 đến Quý I/2014 Năm Lƣợng xuất khẩu (triệu tấn) Trị giá (tỷ USD) Tăng trƣởng về lƣợng so với năm trƣớc (%) Tăng trƣởng về giá trị so với năm trƣớc (%) 2007 4,5 1,45 - - 2008 4,224 2,758 -2,4 +87,6 2009 6,006 2,667 +26,23 -10,13 2010 6,88 3,23 +15,4 +21 2011 7,2 3,4 +4,4 +14 2012 8,0181 3,673 +12,71 +0,45 2013 6,6 2,93 -17,76 -20,36 Q1/2014 1,219 0,573 - -
Nguồn: Tính toán tác giả tổng hợp từ Tổng cục Hải quan
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2007 tính đến Quý I/2014 sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam không ngừng tăng lên về cả sản lượng và giá trị xuất khẩu. Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2007 - 2013 về sản lượng về là 6,43% và 15,43% về giá trị. Như vậy có thể thấy, trung bình mức tăng giá trị xuất khẩu gạo tăng cao hơn gấp 3 lần tốc độ tăng sản lượng, Sự chênh lệch này là do biến động giá cả gạo xuất khẩu trên thế giới tăng cao và cũng thể hiện rằng, gạo Việt Nam xuất khẩu ngày càng gia tăng phân khúc thị trường gạo cao cấp nên giá trị càng ngày càng tăng và tăng nhanh so với sản lượng.
Năm 2007, xuất khẩu đạt khối lượng 5,43%g 4,5 triệu tấn, giảm 3,1% so với năm 2006, nhưng kim ngạch vẫn đạt 1,45 tỷ USD tăng 13,9% so với năm 2006. Nguyên nhân chính là gạo xuất khẩu năm 2007 được giá hơn năm 2006.
Năm 2008, xuất khẩu đạt 4.424 nghìn tấn về số lượng và 2.758 triệu USD về giá trị. So với năm 2007, giảm 2,4 % về lượng và tăng tới 87,4% về giá trị. Như vậy, xuất khẩu gạo đóng góp 17,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2008, tăng 5,4% so với năm 2007.
Năm 2009, nhờ chủ động tìm được nguồn cung trong nước và cơ hội thuận lợi từ thị trường thế giới, xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2009 đã đạt 6.006 nghìn tấn, mức cao kỉ lục từ trước tới nay và bỏ xa kỉ lục đạt được vào năm 2005. Theo đó, xuất khẩu gạo năm 2009 đã tăng 13,6% tương đương 708 ngàn tấn(so với mức 5,2 triệu tấn của năm 2005) và lập kỉ lục mới về khối lượng gạo xuất khẩu. So với năm 2008, xuất khẩu gạo tăng 26,23% về lượng tương đương 1,23 triệu tấn, tuy nhiên giá trị xuất khẩu lại giảm 10,13% tương đương 270 triệu USD do giá xuất khẩu năm 2009 thấp hơn năm 2008, nhưng giá trị xuất khẩu gạo năm 2009 vẫn cao hơn 27% so với mức giá trị xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006 – 2008.
Năm 2010, xuất khẩu gạo đạt 6,88 triệu tấn về lượng và 3,23 tỷ USD về giá trị. So với năm 2009, xuất khẩu gạo tăng 15,4% về lượng và 21% về giá trị. Như vậỵ, xuất khẩu gạo đã đóng góp 16,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2010, giảm 0,1% so với năm 2009 (17%). Xuất khẩu gạo của Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy của thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Trong những tháng đầu năm 2010, giá gạo xuất khẩu liên tục giảm do vào thời điểm này
xuất khẩu bị chững lại, các doanh nghiệp hầu như chỉ xuất khẩu theo hợp đồng đã kí kết còn các hợp đồng thương mại rất ít, nhưng để nửa cuối năm 2010, giá gạo đã có chuyển biến tích cực hơn cùng với nhu cầu tăng lên của thị trường.
Năm 2011, xuất khẩu gạo đạt 7,2 triệu tấn về lượng và 3,7 tỷ USD về giá trị. So với năm 2010, xuất khẩu gạo tăng 4,4% về lượng và 14% về giá trị. Như vậy, xuất khẩu gạo đóng góp 14,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2011. Gạo là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3 và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 9 trong năm.
Năm 2012 là năm có kết quả xuất khẩu cao kỉ lục từ trước đến nay. Tổng cộng, Việt Nam đã xuất khẩu 8.018,1 nghìn tấn và thu về hơn 3,673 tỷ USD, trong đó tăng trưởng 12,71% về lượng và 0,45% về giá trị. Quan trọng hơn là việc Việt Nam đã thành công trong việc đẩy mạnh được xuất khẩu mặt hàng gạo cao cấp vởi tỷ lệ chiếm hơn 46% và gạo phẩm cấp thấp chỉ chiếm hơn 11%. Đạt được kết quả đáng mừng này, ngoài sự nỗ lực của nông dân, các doanh nghiệp còn có nguyên nhân khách quan đến từ Thái Lan. Vào tháng 7/2011, Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu thực hiện chương trình trợ cấp giá lúa cho nông dân thông qua việc mua tạm trữ toàn bộ lúa gạo với giá cao, nâng giá thành xuất khẩu lên. Như vậy, giá Thái Thơm qua hai lần đẩy giá đã đưa giá gạo lên mức cao nhất từ trước đến nay, khiến các bạn hàng trước đây của Thái Lan đã chuyển qua mua gạo Thơm Việt Nam với giá rẻ hơn 30% tuy chất lượng không bằng Thái Lan. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ xuất khẩu gạo Thơm Việt Nam tăng cao mức kỉ lục trong năm 2012.
Năm 2013, xuất khẩu gạo của nước ta chỉ đạt 87% so với dự kiến và đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo không hoàn thành chỉ tiêu. Tuy nhiên, lượng gạo xuất khẩu vẫn ở mức cao, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 6,6 triệu tấn, giảm hơn 1,4 triệu tấn (giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,36%. Với kết quả này, Việt Nam tụt xuống thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp hạng xuất khẩu gạo thế giới. Nguyên nhân là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của thị trường truyền thống như: Malaysia, Philippines và Indonesia.
Tính từ đầu năm 2014 đến ngày 31/3/2014 cả nước đã xuất khẩu được 1,219 triệu tấn gạo các loại với trị giá FOB là 529,777 triệu USD, trị giá CIF là 572,989
triệu USD, đơn giá FOB bình quân là 434,67 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2013, về số lượng giảm 15,4%, trị giá FOB giảm 16,9%, trị giá CIF giảm 13,3% và giá bình quân giảm 7,77 USD/tấn.
Nguyên nhân chính là do tồn kho thấp, chưa đến vụ thu hoạch chính nên nguồn cung hạn chế, giá trong nước cao, thiếu cạnh tranh trong khi giá thị trường thế giới sụt giảm. Ngoài ra, số lượng hợp đồng thương mại năm 2013 chuyển sang bị hủy nhiều do biến động giá sụt giảm.
2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu gạo
Như vậy, sau thời gian khá dài thực hiện xuất khẩu gạo, Việt Nam đã từng bước thâm nhập sâu vào thị trường xuất khẩu lúa gạo thế giới.
Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, Châu Á vẫn duy trì là khu vực khẩu gạo lớn nhất của nước ta, là bạn hàng truyền thống từ trước đến nay, tiếp theo là thị trường tiềm năng Châu Phi, và còn lại là các thị trưởng nhỏ lẻ khác. Trên thực tế thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đang tập trung đầu tư xuất khẩu gạo đồ, gạo thơm để xuất Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Sigapore là những khách hàng chính của loại gạo này.
Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu tổng hợp từ Bộ NN &PTNN
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2013
Thống kê về thị trường cho thấy, gạo Việt Nam vẫn chưa thực sự chinh phục được những thị trường khó tính như Châu Mỹ, Châu Âu, và Châu Úc. Do vậy, thời gian tới cần có chiến lược, mở rộng thị trường xuất khẩu hơn nữa để tăng kim ngạch xuất khẩu về sản lượng và chất lượng, cũng như quảng bá về đất nước Việt Nam.
Năm 2007, thị trường xuất khẩu gạo trong năm của Việt Nam vẫn chủ yếu là Philippines (chiếm trên 33% tổng kim ngạch xuất khẩu), Malaysia (trên 10%), Cuba (trên 8%), Nhật bản (trên 3%), Nam Phi (trên 2%). Trên thị trường thế giới, mặc dù giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có cải thiện nhưng nhìn chung giá vẫn thấp hơn giá gạo của Thái Lan. Gạo xuất khẩu 25% tấm trung bình thấp hơn trên 15,4 USD/tấn.
Đến tháng 12/2008, 5 thị trường nhập khẩu gạo chính (chiếm đến 71,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo) của Việt Nam là: Philippines (chiếm 33,3% về lượng và 39,4% về giá trị), Cuba (chiếm 15% về giá trị và 11,1% về lượng), Maylaysia (chiếm 9,6% về giá trị và 10,4% về lượng), Angola (chiếm 4,3% về giá trị và 4,6% về lượng), Senegal (chiếm 3,3% về lượng và 4,6% về giá trị).
Năm 2009 top 5 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam lần lượt là: Philippines vẫn là bạn hàng lớn nhất chiếm tới 34,47% thị phần xuất khẩu của Việt Nam, Malaysia với 9,29%, Singapore với 5,18%, Đài loan 3,16% và Irac 2,16%. Như vậy, bạn hàng lớn đối với mặt hàng gạo đều thuộc khu vực Châu Á.
Trong năm 2010,Châu Á tiếp tục vẫn là thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam với khối lượng 3,88 triệu tấn, chiếm 58,72 lượng gạo xuất khẩu thứ hai là thị trường Châu Phi với 492 nghìn tấn, chiếm 24,89% tiếp đến là thị trường Châu Mỹ vói 492 nghìn tấn, chiếm 7,45%. Trong năm nay, những thị trường xuất khẩu gạo đáng chú ý của Việt Nam là một số nước trong nội khối ASEAN như: Philippines và Indonesia.
Năm 2011 và năm 2012, thị trường Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu với thị phần chiếm hơn 70% lượng gạo xuất khẩu của nước ta.
Năm 2013, thị phần nhập khẩu gạo của Việt Nam ở Thị trường Châu có giảm đi song vẫn giữ vị trí là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, tuy thị phần giảm đi xuống còn 62% và thay vào đó là thị phần Châu Phi tăng lên 28%, các thị trường
khác hầu như vẫn giữ nguyên. Năm 2013 là năm chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ nhu cầu từ các bạn hàng truyền thống của Việt Nam: Philippines và Indonesia, (giảm hơn 50% nhu cầu nhập khẩu). Cùng thời điểm đó, Trung Quốc nổi lên là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, song thị trường này không ổn định và dễ gây tổn thương cho mặt hàng gạo xuất khẩu.
Quý I/2014: So với cùng kỳ năm 2013, thị trường xuất khẩu trong quý I/2014 chủ yếu là Trung Quốc, chiếm trên 40% nhưng giảm hơn 20%. Philippines chiếm 31% và tăng 5,5 lần, do có hợp đồng tập trung từ cuối năm 2013 chuyển sang. Còn lại là các thị trường Châu Mỹ và Châu Phi. Riêng Châu Mỹ, Cuba giảm hơn 51% và Châu Phi giảm gần 63%.
2.1.2.3. Cơ cấu chủng loại và chất lượng gạo xuất khẩu
Các chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay bao gồm những loại gạo sau: Gạo 5 – 10% tấm, Gạo 15% tấm, Gạo 20% tấm, Gạo 25% tấm, Gạo 100 tấm, Gạo nếp, Gạo thơm, Gạo Jasmine.
Trong thời gian qua, chủng loại gạo cấp thấp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các loại gạo xuất khẩu của nước ta, do vậy mà hiệu quả mang lại chưa cao.
Nhìn vào xuất khẩu năm 2013, gạo xuất khẩu cao cấp 5% tấm chỉ chiếm 34,268%; còn lại các loại gạo phẩm cấp thấp chiếm hơn 50%; gạo thơm chiếm một tỷ lệ nhỏ 14,71%. Nguyên nhân là do năng lực cạnh tranh về giá của gạo xuất khẩu Việt Nam còn yếu hơn so với Thái lan, Ấn Độ… Vì vậy, thời gian tới, xuất khẩu gạo sẽ có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua.
Về chất lượng gạo xuất khẩu sang thị trường Philippines thời gian qua luôn đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh cũng như các quy định về chất lượng khác. Gạo xuất qua xử lý, chế biến đạt tiêu chuẩn và kiểm tra kỹ trước khi xuất đi thị trường.
Quý I/2014 chủ yếu là Gạo 25% tấm giao hàng đi Philippines chiếm 31,9% và tăng 2,8 lần; kế tiếp là loại Gạo 15% tấm, phần lớn giao hàng đi Trung Quốc chiếm gần 23,4% và giảm 38%; Gạo thơm chiếm gần 19% và tăng 27,7%, phần lớn là giao hàng đi Trung Quốc và châu Phi; Gạo 5% tấm chiếm trên 17% và giảm 57%.
Tuy nhiên, chất lượng gạo của Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với Thái Lan, một số loại gạo cao cấp của Ấn Độ. Hạt gạo Việt Nam xuất khẩu chưa đảm bảo tính đồng nhất về độ dài, độ trắng và tỷ lệ hạt vỡ.
Như vậy, qua tóm tắt riêng sơ bộ tình hình xuất khẩu gạo trong những năm gần đây, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng cả về lượng lẫn về giá trị, chỉ có duy nhất năm 2009 mặc dù tăng về sản lượng nhưng lại giảm về giá trị so với năm 2008. Điều này cho thấy, sản lượng và thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam tương đối ổn định.
Trong giai đoạn 2007 - 2012, số liệu cho thấy, tiêu thụ gạo Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn đang giữ vững vị trí thứ 2 sau Thái Lan. Về giá cả, gạo Việt Nam nằm ở phân khúc thị trường cấp thấp nên giá luôn luôn thấp hơn gạo Thái Lan.
Cơ cấu chủng loại gạo Việt Nam xuất khẩu càng ngày càng đa dạng, dần dần thâm nhập vào tất cả các thị trường trên thế giới. Chất lượng gạo ngày càng được khẳng định khi thị phần gạo cao cấp ngày càng tăng lên. Đây là những kết quả đáng mừng cho xuất khẩu gạo thời gian qua.