Hình thức xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines (2014) (Trang 43 - 79)

Philippines là một thị trường có sự bảo hộ của Nhà nước trong nhập khẩu mặt hàng gạo. Trước năm 2010, hầu như kim ngạch xuất nhập khẩu gạo chỉ được thực hiện bởi cơ quan lương thực quốc gia Phiippines NFA, các doanh nghiệp chỉ tham gia việc phân phối trên thị trường, hoặc thương lái nhập khẩu lậu gạo để tiêu thụ.

Chính sách, quy định độc quyền nhập khẩu gạo của Chính phủ Philippines quyết định hình thức xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian thông qua việc ký kết hợp đồng Chính phủ từ việc đấu thấu gạo quốc tế theo hình thức tập trung.

Với truyền thống quan hệ ngoại giao, hợp tác tốt đẹp của Chính phủ hai nước, Chính phủ Việt Nam hàng năm mang lại những hợp đồng lớn cung cấp gạo cho thị trường này sau đó phân bổ cho hai doanh nghiệp đó là Tổng công ty lương thực Miền Bắc và Tổng công ty lương thực Miền Nam thực hiện.

Từ năm 2010, Chính phủ bắt đầu cho khu vực tư nhân tham gia vào hoạt động nhập khẩu gạo và tổ chức theo hình thức đấu thầu gạo. Do vậy từ thời gian này, hình thức xuất khẩu gạo sang thị trường này thông qua việc kí kết hợp đồng Chính phủ và hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của hai quốc gia Việt Nam – Philippines. Và tỷ lệ hợp đồng ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn, mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt có cơ hội tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường này. Tuy nhiên, tỷ lệ hợp đồng thương mại mà Việt Nam kí kết cũng ở mức hạn chế từ 10 -30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Hình thức đấu thầu đối với mặt hàng gạo nhập khẩu vào Philippines đã được một thời gian dài khi Chinh phủ Philippines độc quyền trong nhập khẩu mặt hàng này. Đối với Việt Nam, hợp đồng kí kết theo hình thức này chiếm khoảng 80% hợp đồng xuất khẩu sang thị trường này. Đây là hình thức đấu thầu quốc tế trong buôn bán hàng hóa quốc tế mà phải tận dụng được ưu thế cạnh tranh về chất lượng và giá cả để có thể thắng trong các cuộc đấu thầu.

Bên cạnh hình thức đầu thầu quốc tế, hình thức xuất khẩu trực tiếp đối với mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Philippines cũng là hình thức được sử dụng phổ biến, chiếm hơn 20% hình thức xuất khẩu gạo sang thị trường này. Tỷ lệ vẫn được duy trì trong nhiều năm, và có xu hướng gia tăng trong những năm tiếp theo khi Chính phủ Philippines mở cửa thị trường xuất khẩu gạo cho khu vực tư nhân tham gia. Mặc dù càng ngày càng có nhiều hình thức xuất khẩu mang nhiều ưu điểm nhưng hình thức này vẫn chiếm lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường Philippines vì một số lí do sau:

- Việt Nam và Philippines cùng thuộc khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa lý thuận lợi với khoảng cách không xa thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và tiết kiệm thời gian giao hàng.

- Việt Nam và Philippines có nhiều cơ hội giao thương từ trước tới nay, thông tin cơ bản về thị trường đã được các doanh nghiệp cập nhật, hiểu về tập quán kinh doanh, thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên mở rộng quan hệ giao thương.

- Việt Nam tận dụng những lợi thế về mặt cảng khẩu và vận tải đường biển đó cũng là động lực để các doanh nghiệp lựa chọn hình thức này nhằm chủ động hơn trong kinh doanh và tạo thêm giá trị gia tăng cho gạo xuất khẩu Việt Nam.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp, khó khăn lớn nhất là khâu thanh toán. Nguyên nhân xuất phát từ:

- Bản thân các doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu gạo của Philippines chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính yếu, không đủ khả năng thanh toán với số lượng lớn một lần. Cũng vì thế, không Ngân hàng lớn nào ở Philippines đứng ra bảo lãnh, đồng ý mở L/C thanh toán;

- Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam khó cập nhật được tình hình tài chính của doanh nghiệp đối tác do hạn chế về năng lực tìm kiếm thông tin và cũng do một phần chủ quan.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang xúc tiến mở rộng hình thức xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Philippines vì tính tích cực, ưu điểm của hình thức này.

Ngoài các hình thức đã được đề cập ở trên, thì Việt Nam còn xuất khẩu gạo sang thị trường này thông qua hội chợ, triễn lãm thương mại nông nghiệp quốc tế. Tuy chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng là hình thức để quảng bá rộng rãi gạo xuất khẩu của Việt Nam.

2.2.4. Chất lƣợng, giá cả và thƣơng hiệu gạo xuất khẩu

2.2.4.1. Giá cả gạo xuất khẩu

Philippines là một nền kinh tế phát triển trong khu vực ASEAN, một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định nhất khu vực. Hơn nữa, Philippines là một quốc gia có dân số đông, đứng thứ 2 trong khu vực về số dân và người dân tiêu dùng gạo là thực phẩm chính và không thể thay thế.

Tuy nhiên, mặt hàng gạo là mặt hàng xuất khẩu không những phụ thuộc vào yếu tố cung cầu thị trường mà còn cả yếu tố kinh tế - chính trị nữa. Vì vậy, tình hình xuất khẩu gạo thường mag tính biến động cao, không ổn định, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Nhìn vào giá gạo trung bình xuất sang thị trường Philippines (Bảng 2.5 và Biểu đồ 2.5), giá gạo xuất khẩu Việt Nam có sự biến động nhẹ theo giá cả thị trường. Giá gạo trung bình 1 tấn gạo trong vòng 5 năm qua là 508 USD/tấn, trong đó giá gạo trung bình Việt Nam bán sang Philippines trong năm 2013 là 446 USD/tấn. Qua biểu đồ ta thấy, giá gạo giảm mạnh trong 3 năm gần đây trong giai đoạn nhưng vẫn đảm bảo không rớt giá quá thấp và vẫn mang lại mức lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu và người dân trồng lúa. Tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so Thái Lan, Ấn Độ, tuy là nước xuất khẩu lượng lớn nhất vào thị trường này nhưng giá trị mang lại thua kém những đối thủ khác.

Do mặt hàng gạo được xuất khẩu sang Philippnes thông qua hình thức đấu thầu tập trung nên giá thực tế thường bị hạ xuống do Philippines chọn nhà xuất khẩu có giá tốt nhất, trong khi giá gạo xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam cao hơn.

Cụ thể vào vụ trúng thầu gần đây nhất,Việt Nam đã trúng thầu cung cấp toàn bộ 800 nghìn tấn gạo hạt trắng dài, loại 15% tấm ở mức giá: 436 - 441,25 USD/tấn, như vậy giá gạo này này thấp hơn từ 33 – 34 USD/tấn.

2.2.4.2. Về chất lượng gạo xuất khẩu

Như đã trình bày trong phần trước về cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu sang thị trường Philippines, Việt Nam xuất khẩu gạo phẩm cấp trung bình thấp, tập trung ở phân khúc thị trường gạo 15% tấm và gạo 25% tấm.

Và chất lượng gạo xuất khẩu của những loại gạo này của Việt Nam, độ dài tối thiểu là 6,2 mm (trong khi các nước khác như Thái Lan hay Campuchia đều có chiều dài tối thiểu 6,8 mm) và chất lượng hạt gạo chưa đồng nhất. Tuy vẫn được thị trường Philippines đón nhận, nhưng so sánh thì chất lượng gạo Việt Nam phải cải tiến khi yêu cầu của thị trường ngày càng cao.

Tình trạng tạp chất lẫn trong gạo vẫn ở tỷ lệ cao và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo vẫn còn tồn tại. Nhưng may mắn, khi ở thị trường Philippines, gạo Việt Nam vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng của họ.

Về gạo thơm Jasmine, gạo Việt Nam đã đáp ứng được chất lượng cũng như thị hiếu của người dân ở Philippines và hoàn toàn có thể cạnh tranh với gạo Thái thơm đang chiếm lĩnh trên thị trường này.

Tỷ trọng gạo cao cấp 5% tấm xuất khẩu sang Philippines tuy chiếm tỷ vẫn còn thấp chỉ 3 - 5% trong giai đoạn 2009 - 2013, ít hơn nhiều so với 26% gạo 15% tấm và 52% gạo 25 tấm. Nhưng có dấu hiệu cho thấy nhu cầu của thị trường Philippines về loại gạo 5% tấm của Việt Nam gia tăng, thể hiện ở tỷ trọng có chuyển biến qua các năm tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu gạo sang thị trường này. Bình quân, hàng năm trong giai đoạn 2009 – 2013, tỷ trọng loại gạo 5% tăng 150%, từ mức 2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2009, đến năm 2013 đã lên tới hơn 5%.

Như vậy, tuy chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa xứng với tiềm năng sản xuất, cung ứng của Việt Nam nhưng những chuyển biến tích cực trên thị trường xuất khẩu Philippines đã là dấu hiệu tích cực, đáng mừng cho xuất khẩu gạo Việt Nam, góp phần khẳng định chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vừa là động lực cho hoạt động sản xuất và kinh doanh gạo đi lên theo hướng gia tăng chất lượng, giá trị xuất khẩu trong giai đoạn tới và lâu dài.

2.2.4.3. Thương hiệu gạo xuất khẩu

Trên thị trường Philippines hiện nay, có rất nhiều nhãn mác gạo được bày bán trên các cửa hàng, trên các kệ, giá của siêu thị….mỗi nhãn mác đều có những nổi bật riêng, nhưng nhìn lại gạo Việt Nam xuất khẩu hiện nay chỉ với cái tên rất đơn điệu “Gạo trắng Việt Nam”. Với tên này dễ gây nhàm chán, không ấn tượng gì cho người tiêu dùng, hơn nữa không làm nổi bật được tính đặc sắc, xuất xứ cho gạo xuất khẩu Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có những đầu tư, quan tâm đúng mức trong việc xây dựng thương hiệu, chưa đánh giá đúng được tầm quan trọng của thương hiệu của gạo đối với nâng cao sản lượng và giá trị cho xuất khẩu gạo.

Các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại cho mặt hàng gạo hiện nay cũng ít đề cập đến tuyên truyền xây dựng thương hiệu gạo.

Vì vậy, xây dựng thương hiệu gạo là việc làm cần phải được thực hiện ngay trong thời gian tới đây.

2.3. Đánh giá kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trƣờng Philippines thời gian qua thời gian qua

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân

2.3.1.1. Kết quả đạt được

Thời gian qua, kim ngạch buôn bán Việt Nam – Philippines luôn thặng dư nghiêng về phía Việt Nam, và tỷ lệ thặng ở trong khoảng 28 – 48% trong giai đoạn 2009 - 2013. Chính phủ hai nước đang ngày càng có những hợp tác hữu nghị trên nhiều mặt, đặc biệt là thương mại, để không ngừng gia tăng kim ngạch xuất khẩu của hai nước.

Để tạo nên sự thành công đó, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp của cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Philippines. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này. Hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần nâng cao vị thế của hạt gạo Việt Nam trên thị trường Philippines nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Nổi bật trong những kết quả đạt được đó là:

Thứ nhất, thị trường Philippines từ trước tới nay đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu gạo truyền thống và có tổng sản lượng và kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong giai đoạn 2009 – 2013, lượng gạo xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Phiippines bình quân đạt 1.155,2 triệu tấn/năm, thu về hơn 608 triệu USD/năm trong giai đoạn 2009- 2013, mỗi năm đóng góp một phần đáng kể vào GDP của đất nước.

Thứ hai, gạo Việt Nam tạo được uy tín và ngày càng khẳng định khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường Philippines. Thực vậy, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn chiếm từ 40 - 60% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Philippines. Hơn nữa, sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số lượng gạo nhập khẩu hàng năm của Philippines. Điều này chứng tỏ được vị thế nhất định cho gạo Việt Nam và tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường Philippines.

Thứ ba, các hình thức và chủ thể tham gia xuất khẩu gạo không ngừng được mở rộng, đa dạng hóa, năng lực về hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường cũng dần được nâng cao. Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những biện

pháp thúc đẩy từ đó mở rộng và khẳng định niềm tin đối với bạn hàng Philippines nói riêng và thế giới nói chung.

Thứ tư, Việt Nam đã tận dụng được lợi thế địa lý của mình trong vận tải biển để giúp gia tăng giá trị dịch vụ cùng với xuất khẩu gạo, nâng cao giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện, môi trường phát triển thuận lợi đối với dịch vụ logistic.

Thứ năm, hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đang chuyển dịch theo hướng tăng gạo cao cấp và giảm dần gạo cấp thấp.

2.3.1.2. Nguyên nhân đạt được những kết quả

Thứ nhất, Việt Nam đã khai thác được những lợi thế so sánh để phát triển sản xuất lúa và thúc đẩy xuất khẩu gạo, thể hiện ở những mặt sau:

Việt Nam đã khai thác có hiệu quả lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, giá rẻ

Phát triển sản xuất lúa gạo và thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines nói riêng và thị trường thế giới nói chung tạo điều kiện cho Việt Nam khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Về mặt số lượng, lực lượng lao động nông thôn Việt Nam đông đảo, chiếm tới gần 60% lực lượng lao động cả nước theo thống kê của Tổng cục Thống kế 2010. Về mặt chất lượng, nông dân lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo và có khả năng nắm bắt, ứng dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học – công nghệ, đặc biệt thích ứng nhanh với những tình huống phức tạp trong sản xuất lúa gạo. Hơn nữa, giá nhân công lại rẻ một cách tương đối so với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, theo ước tính, chi phí sản xuất lúa gạo ở Việt Nam gần bằng 1/2 với Thái Lan.

So với các mặt hàng công nghiệp và nông sản khác như chăn nuôi, lúa gạo có đặc tính chứa đựng hàm lượng lao động nhiều hơn, nên giá nhân công rẻ là lợi thế để nước ta giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Việt Nam đã khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú đa dạng Phát triển sản xuất lúa và thúc đẩy xuất khẩu gạo gắn liền với khai thác hợp lý các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên trên cả ba yếu tố đất canh tác, tài nguyên khí hậu, và vị trí địa lý.

Phần lớn đất nông nghiệp Việt Nam có độ màu mỡ, phì nhiêu cao lại phù hợp thâm canh, vừa đáp ứng được năng suất lúa mà còn tăng khả năng sản xuất một cách liên tục trong điều kiện đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Hiện tại, đất canh tác của Việt Nam thực tế chỉ có hơn 4 triệu ha, nhưng do khả năng thâm canh, sản xuất liên tục theo 3 vụ trong một năm nên diện tích canh tác hằng năm lên tới hơn 7,5 triệu ha.

Điều kiện khí hậu và sinh thái của Việt Nam phù hợp với sản xuất lúa nước. Đặc biệt, nước ta có nhiều vùng có điều kiện sinh thái, khí hậu đặc thù, hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa như: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng cho phép sản xuất quanh năm trên diện rộng, thích nghi với nhiều giống lúa cao sản, đặc chủng cho năng suất cao.

Việt Nam đã khai thác có hiệu quả lợi thế vị trí địa lý thuận lợi

Nước ta nằm ở trung tâm Đông Nam Á trong khu vực Châu Á – Thái Bình

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines (2014) (Trang 43 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)