Nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập như hiện nay với tổng kim ngạch xuất khẩu vượt 160% GDP. Do vậy, chúng ta không thể không nhắc đến những tác động sâu xa và mạnh mẽ của tình hình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam. Ảnh hưởng lớn nhất đối với Việt Nam trước hết là xuất khẩu hàng hóa sang các thị
trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản giảm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, IMF dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu chỉ ở mức 3,6% cho năm nay và 3,9% cho năm sau. Suy thoái kinh tế sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ giảm trên phạm vi toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, các thị trường thuộc khu vực ASEAN như Philippines lại nổi lên như một điểm sáng cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước luôn đạt trên 2 tỷ USD, cụ thể năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước là 2.406 triệu USD tăng 22,76% so với năm 2009, trong đó Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này là 1.706 triệu USD và nhập khẩu từ Philippines 700 triệu USD. Năm 2011, có sự sụt giảm nhẹ về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Philippines, chỉ đạt 1.535 triệu USD, giảm 2,67% so với năm 2010, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tăng 15%, đạt 805 triệu USD. Nhưng đến năm 2012, đã có sự hồi phục và tăng cao hơn mức dự kiến. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt con số cao nhất trong các năm qua đạt 2.835 triệu USD, tăng 21,15% so với năm 2011, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 1.871 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 964 triệu USD. Năm 2013, tổng kim ngạch XNK giữa hai nước đạt 2,648 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm 2012 do Philippines phải gánh chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão Haiyan cuối năm 2013, làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, tuy nhiên tỷ lệ giảm không đáng kể và Việt Nam xuất khẩu sang
Philippines được 1,695 tỷ USD và nhập khẩu từ nước này là gần 953 triệu USD.
Bảng 2.4. Cán cân thƣơng mại giữa Việt Nam – Philippines giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị tính: Triệu USD
2009 2010 2011 2012 2013
Xuất khẩu 1462 1706 1535 1871 1695
Nhập khẩu 498 700 805 964 953
KN 2 chiêu 1960 2406 2340 2835 2648
Cán cân TM 964 1006 730 907 742
Điểm sáng cho nền kinh tế đó là tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu từ nước này. Cán cân thương mại luôn nghiêng về phía Việt Nam và Việt Nam luôn là nước xuất siêu sang thị trường Philippines và mức xuất siêu này vẫn đang duy trì ở mức cao.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Phlippines tập trung vào gạo, linh kiện điện tử và hàng nông sản, trong đó gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm 60 – 70% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu đã mang thành công của Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Philippines. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong khoảng 5 năm tới, gạo của Việ Nam vẫn là mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam do nhu cầu của thị trường này vẫn cao trong khi nguồn cung hạn chế. Mỗi năm, Philippines phải nhập khẩu 10% tổng số lượng gạo tiêu thụ của cả nước. Vì vậy, đây là có thể coi là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Điều này được chứng minh thông qua sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines qua các năm đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay.
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trƣờng Philippines từ năm 2009 đến QI/2014 Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 QI/2014 Khối lƣợng Nghìn tấn 1708 1476 975 1112 505 379,450 Tốc độ tăng giảm so với năm trƣớc % - -13,47 -33,94 +14,05 -54,586 - Giá trị Triệu USD 917 947 476 475 225 175,34 Giá trung bình USD/tấn 537 642 488 427 446 462.9 Tốc độ tăng giảm so với năm trƣớc % - +3,27 -49,736 -0,21 -52,63 -
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Biểu đồ 2.5. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang tị trƣờng Philippines từ năm 2009 đến Q1/2014
Qua biểu đồ so sánh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines trong các năm qua ta thấy:
Lượng gạo xuất khẩu trung bình trong 5 năm qua là 1.155 MT/năm, trong đó 2 năm 2009, 2010 Việt Nam xuất khẩu với khối lượng lớn sang Philippines trên mức 1,4 triệu tấn và giảm vào các năm tiếp sau (riêng năm 2011 còn được hơn 1 triệu tấn nhưng lại vào năm có giá trung bình thấp nhất trong vòng 5 năm qua). Năm 2013 là năm có khối lượng gạo xuất khẩu sang Philipines thấp nhất trong vòng 5 năm qua chưa bằng ½ khối lượng gạo xuất 2 năm trước đó (2011, 2012) và chưa bằng ¼ khối lượng gạo xuất sang Philippines trong những năm 2009, 2010.
Có thể dễ dàng nhận thấy, từ số liệu thống kê các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Phiippines thì mặt hàng gạo vẫn nắm chủ lực và nhất là có ảnh hưởng rất lớn tới tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines cũng như cán cân thương mại giữa hai nước. Mặc dù có bị ảnh hưởng do năm 2013 Việt Nam có khối lượng và trị giá kim ngạch xuất khẩu gạo thấp nhất sang Philippines trong vòng 5 năm qua. Đó cũng do nhiều nguyên nhân, tác động của thị trường Philippines cũng như trên toàn cầu làm giảm nhu cầu gạo của Philippnes và nhất là giá gạo xuống quá thấp. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines trong thời gian tới vẫn còn rất thiết yếu cho nước này vì chưa thể tự túc gạo trong điều
kiện thiên tai thời tiết và tốc độ sinh sản ở Philippines vẫn còn khá cao, giá thành sản xuất gạo của Philippines là không có lãi và nếu không có hỗ trợ tích cực của Chính phủ thì làm nông nghiệp ở Philippines gặp nhiều rủi ro và lỗ vốn (do năng suất lúa thấp, chi phí sản xuất và giá nhân công cao).
Năm 2010, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,476 triệu tấn trị giá 947 triệu USD, chiếm 21,4% về lượng và chiếm 29,17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2011, những tháng đầu năm Chính phủ Philippines trì hoãn và giảm lượng nhập khẩu nhưng đến những tháng cuối năm, do có sự sôi động của thị trường gạo trên thế giới nên Philippines cũng gia tốc tăng cường nhập khẩu gạo trở lại và là đối tác có kim ngạch nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam.
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sụt giảm mạnh. Philippines thực hiện kế hoạch là năm lương thực quốc gia với chương trình tự túc lương thực quốc gia, nên nhu cầu giảm. Đồng thời, Philippines trông chờ vào lượng hàng tồn kho của Thái Lan, chờ đợi nước này xả hàng bán giá thấp. Khi đó sẽ tác động lớn đến giá gạo xuất khẩu thế giới, nước nào bán gạo rẻ hơn thì mua của nước đó chứ không nhập của Việt Nam.
Dấu hiệu đáng mừng đang trở lại cho xuất khẩu gạo sang thị trường này khi vào Quý I/2014 lượng gạo xuất khẩu sang Philippines đã tăng gấp 6 lần so với cùng kì năm 2013 và đạt mức 379 nghìn tấn. Hơn thế nữa, Việt Nam đã trúng thầu 800 nghìn tấn gạo 25% tấm vào thị trường này và sẽ được giao hàng vào tháng 5 và tháng 6 năm 2014. Đây là dấu hiệu thị trường này đang sôi động trở lại với mặt hàng gạo sau một vài năm giảm nhập khẩu gạo một cách đáng kể.