Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines (2014) (Trang 28 - 31)

Trong giai đoạn 2010 đến nay, diện tích trồng lúa của cả nước đều được mở rộng qua từng năm, năng suất lúa cũng ngày càng được cải thiện, cung cấp sản lượng lúa cung ứng đủ cho tiêu thụ trong thị trường nội địa và đảm bảo cho xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Trong sản xuất lương thực, lúa là cây chủ lực có ưu thế, chiếm 70% tổng sản lượng lương thực quy thóc và 90% sản lượng lương thực có hạt ở nước ta. Thời kì từ năm 2000 đến nay, do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh, diện tích đất canh tác lúa bị giảm đáng kể. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là về giống và có sự đầu tư khá lớn về thủy lợi, năng suất lúa nước hiện nay Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á, cao hơn mức bình quân Châu Á là 17%, tuy nhiên chỉ bằng 75% - 77% so với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm 2012, năng suất lúa trung bình đạt 56,3 tạ/ha, là mức cao nhất từ trước đến nay.

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa cả nƣớc giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013

Diện tích 1000 ha 7.489,4 7.655,4 7.753,2 7.889,4

Năng suất Tạ/ha 53,4 55,4 56,3 55,8

Sản lƣợng 1000 tấn 40.005,6 42.398,5 43.661,8 44.076,1

Nguồn: Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nhìn chung, sản xuất lúa của Việt Nam có sự tăng lên cả về diện tích lẫn năng suất qua các năm. Bình quân cả giai đoạn 2010 – 2013, diện tích canh tác trung bình khoảng đạt 7696,85 nghìn ha, tăng 3,3% so với giai đoạn 2005 -2010, sản lượng trong giai đoạn này cũng cao hơn giai đoạn trước 4,2%, bình quân đạt 42.535,5 tấn/năm.

Năm 2010: Diện tích gieo trồng đạt 7.513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha tương đương gần 1% so với năm 2009, năng suất lúa cả năm đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha tương đương tăng 1,6% so với năm 2009.

Năm 2011: Diện tích trồng lúa vẫn tiếp tục tăng 162 nghìn ha so với năm 2010 để đạt tới con số 7.651,4 nghìn ha, tăng 2,2% so với năm trước, năng suất cả năm cũng tăng 1,9 tạ/ha, tăng 3,6% so với năm 2010 và đạt 55,3 tạ/ha. Đặc biệt, sản lượng này tăng đều ở các địa phương sản xuất dù một số địa phương miền trung và ĐBSCL phải chịu ảnh hưởng của lũ lụt trong năm.

Năm 2012: Vì sản xuất lúa trong năm gặp rất nhiều thuận lợi về thời tiết và nhờ mức lũ thấp hơn nhiều so với dự báo nên các chỉ tiêu về diện tích cũng như năng suất đều tăng so với năm 2011, cụ thể diện tích đạt 7.753,2 nghìn ha, tăng 98 nghìn ha, tương đương tăng 1,3% so với năm 2011, năng suất 0,9 tạ/ha tương đương 1,7% đưa sản lượng lúa cả năm tăng 1,26 triệu tấn so với năm 2011.

Năm 2013: Sản xuất lúa không hưởng được nhiều thuận lợi như năm 2012, bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng hạn kéo dài đầu năm, xâm nhập mặn ở một số địa phương ở phía Nam, vì vậy năng suất sản lượng bị giảm so với năm 2012. Mặc dù diện tích lúa tăng lên, cụ thể: Tổng diện tích gieo trồng lúa đạt 7,9 triệu ha, tăng hơn 138 ngàn ha, nhưng năng suất chỉ đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha. Tuy nhiên sản

lượng lúa cả năm đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338 ngàn tấn so với năm 2012 là một con số khá lớn và đáp ứng được sự kì vọng vào ngành lúa gạo trong nước.

Ở Việt Nam, sản xuất lúa gạo được chia làm 3 vụ chính: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Lúa mùa. Trong đó, vụ lúa Đông Xuân (thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4) là vụ chính có diện tích gieo trồng lớn nhất và năng suất lúa cũng cao nhất, và chất lượng lúa tốt nhất mang lại hiệu quả lớn nhất trong các vụ lúa ở Việt Nam. Trong năm 2013: lúa Đông Xuân với diện tích gieo trồng đạt 3.140,7 nghìn ha, với sản lượng đạt 20,2 triệu tấn và năng suất đạt 64,4 tạ/ha, cao hơn so với mức năng suất trung bình cả năm do vụ lúa Đông xuân có thời tiết phù hợp nhất cho việc trồng lúa, ít xảy ra tình trạng lũ lụt hay hạn hán. Vụ Hè Thu có quy mô lớn thứ hai, nhưng do thu hoạch vào giữa mùa mưa mà công tác xử lý của nông dân sau thu hoạch chưa tốt nên chất lượng lúa kém nhất trong năm chỉ đạt 52,1 tạ/ha trong đó miền bắc chỉ đạt 43,2 tạ/ha. Vụ mùa (thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12) có chất lượng tốt tương đương vụ Đông Xuân, nhưng có quy mô nhỏ nhất (năm 2013 có sản lượng 9,4 triệu tấn, diện tích gieo trồng đạt 1.985,4 nghìn ha).

Bảng 2.2. Năng suất, diện tích, sản lƣợng lúa phân theo các Vụ sản xuất chính của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013

Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu + Thu Đông Vụ Lúa Mùa

2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 Diện tích (triệu ha) 3,086 3,097 3,125 3,141 3,086 2,589 2,660 2,773 1,967 1,969 1,969 1,985 Năng suất (ta/ha) 62,3 63,9 64,9 64,4 62,3 51,8 52,5 52,1 46,7 46,8 47,7 47,3 Sản lƣợng (triệu tấn) 19,22 19,78 20,23 20,237 19,22 13,403 13,976 14,455 9,205 9,217 9,397 9,384

Nguồn: Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Sản xuất lúa gạo toàn quốc được phân bố trên 6 vùng kinh tế cơ bản là: Đồng bằng Sông Hồng, Trung du ở Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó quan trọng là : Đồng bằng sông Hồng (chiếm 17,6% sản lượng); khu vực Bắc Trung bộ (52,8% sản lượng) và Tây nguyên hầu như không sản xuất hoặc sản xuất với lượng rất nhỏ so với cả nước.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các vùng sản xuất lúa gạo của Việt Nam

Với tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng và cải thiện năng suất, chất lượng như thời gian qua, Việt Nam không chỉ đáp ứng đủ tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu khoảng 5 đến 7 triệu tấn mỗi năm.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines (2014) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)