xuất khẩu lao động
Công ty phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động xuất khẩu lao động, phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với từng bộ phận, từng cá nhân. Thực hiện chuyên môn hoá lao động theo từng bước công việc, nâng cao trình độ cán bộ trong công việc cho thích hợp.
Đối với những cán bộ được cử sang làm đại diện tại các văn phòng đại diện tại nước ngoài cần được tuyển chọn kĩ lưỡng. Họ phải có đủ kinh nghiệm và năng lực làm việc. Bởi họ là những người đại diện cho công ty và cũng là những người đại diện cho quyền lợi của người lao động xuất khẩu, là những người trực tiếp giải quyết những phát sinh trong quá trình lao động làm việc ở nước ngoài, nên những cán bộ đại diện này phải thật am hiểu về thị trường và
65
đối tác nước ngoài, nhanh nhạy, nhiệt tình, có năng lực quản lý, có kiến thức vững vàng về luật pháp Việt Nam và nước sở tại, trình độ ngoại ngữ cao.
Tập huấn cho cán bộ, nhân viên về Bộ quy tắc ứng xử. Trên cơ sở đó rà soát hoàn thiện, tiến tới chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ xuất khẩu lao động ở từng khâu, bảo đảm cho công việc được thực hiện trôi chảy, hợp lý, phát huy được trách nhiệm và sức sáng tạo của mỗi cán bộ nhân viên.
Thường xuyên lên kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của mình theo nhiều chuyên đề khác nhau, tập trung vào đào tạo:
- Luật pháp liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt là các văn bản mới ban hành hướng dẫn thực hiện Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán cho những cán bộ làm công tác đàm phán ký kết hợp đồng.
- Kỹ năng và kinh nghiệm tư vấn cho người lao động trong tuyển
chọn lao động, trong quản lý lao động ở nước ngoài.