Nhóm thị trường Đông và Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng bạch đằng (Trang 42 - 46)

a) Thị trường Đài Loan:

Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng bắt đầu đưa những lao động đầu tiên sang Đài Loan từ đầu năm 2009 và luôn là thị trường lớn nhất của Công ty. Trong những năm vừa qua đây là thị trường tương đối ổn định do nhu cầu tiếp nhận lao động tương đối cao, thu nhập và công việc của người lao động tốt và chủ sử dụng đánh giá cao khả năng làm việc của lao động Việt Nam. Do đó trong những năm từ 2009 cho tới 2013, công ty đã đưa đi một số lượng lớn lao động.

Thu nhập của người lao động tại thị trường Đài Loan khoảng 600 USD/tháng (giúp việc gia đình) và từ 450 – 800 USD/tháng (lao động công xưởng, hộ lý). Sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt tại Đài Loan, số tiền trung bình lao động có thể gửi về nhà từ 400 – 450 USD/tháng. Điều kiện làm việc tại Đài Loan cũng tương đối tốt, lao động tại các nhà máy và công trường được bảo hiểm 100%, lao động giúp việc gia đình và khán hộ công không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm lao động. Đối với bảo hiểm y tế chủ sử dụng trả 60%, người lao động trả 30%, và chính quyền trợ cấp 10%, tỉ lệ bạo hành đối với lao động Việt Nam tại Đài Loan cũng thấp. Do đó đây là một thị trường khá hấp dẫn đối với lao động Việt Nam. Lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan chủ yếu là lao động nữ sang làm giúp việc cho gia đình, khán hộ công, bảo mẫu, chăm sóc người già, người bị bệnh.

Theo như đánh giá thì trong thời gian tới, Đài Loan vẫn là thị trường lớn trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài (trên 500.000 người).Việc nâng cao chất lượng lao động, khắc phục những tồn tại, yếu kém để mở rộng cung ứng lao động vào các lĩnh vực công nghiệp, điện tử, công nghệ cao đang là mục tiêu lớn của Việt Nam, phấn đấu tăng lượng lao động trong nhà máy đến 50% trong các năm tới. Đồng thời tích cực trong công tác quản lý, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người lao động.

34

b) Thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản là một trong những thị trường đầu tiên của Bimexco, thị trường này đã bắt đầu được công ty khai thác từ năm 2009 với tổng số lao động của công ty tính đến năm 2013 là 230 người.

Nhật Bản là một thị trường quan trọng của công ty:thu nhập của người lao động tại Nhật cao, nhu cầu về lao động lớn, là thị trường quen thuộc đối với công ty và người Nhật đánh giá khá cao lao động Việt Nam.

Lao động Việt Nam sang Nhật chủ yếu làm trong các xí nghiệp may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí và xây dựng, chế biến lương thực, chế biến hải sản, dệt may. Đây là những ngành nghề còn thiếu lao đồng có tay nghề cao ở Việt Nam, nên sau khi về nước những lao động phổ thông, không có nghề sẽ được đào tạo thành những lao động thành thạo và có thể hướng dẫn cho các lao động trong nước khác.

Chính sách của Nhật Bản là không tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ thấp, không có tay nghề vào làm việc nhưng thị trường này lại cho phép lao động phổ thông vào làm việc theo chương trình tu nghiệp sinh với thời hạn không quá 3 năm.

Tuy nhiên, số lượng lao động được đưa sang thị trường này của công ty Bimexco lại tương đối nhỏ. Nguyên nhân là do phía Nhật yêu cầu lao động xuất khẩu sang phải có tay nghề cao, thường là kĩ sư công nghệ thông tin, kĩ sư cơ khí, những lao động này phải có trình độ cao về chuyên môn cũng như tiếng Nhật, bên cạnh đó là những thủ tục rất khắt khe. Không chỉ thế, một nguyên nhân quan trọng hơn nữa là do số lượng thực tập sinh bỏ trốn ngày càng nhiều. Hiện nay công ty đã có những quy định nhằm củng cố và phát triển đối với thị trường này.

c) Thị trường Malaysia.

Malaysia cùng với Đài Loan đều là các thị trường được công ty khai thác đầu tiên, đây là thị trường lớn thứ hai của công ty chỉ sau Đài Loan.

35

Trong khu vực Đông Nam Á thì đây là thị trường chính, quan trọng nhất của công ty.

Malaysia là nước có vị trí địa lý khá gần với Việt Nam, lại trong cùng khối ASEAN lên việc tìm kiếm hợp đồng với thị trường này khá dễ dàng, chi phí đi lại cho người lao động cũng thấp. Cũng là một nước đang phát triển nên Malaysia có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài lớn, lại không đòi hỏi cao về trình độ tay nghề. Các hợp đồng xuất khẩu lao động của công ty với thị trường này chủ yếu là trong các lĩnh vực dệt may, lắp ráp điện tử, xây dựng, dịch vụ nhà hàng ăn uống, nuôi trồng thủy hải sản … Đây là thị trường có ngành nghề phù hợp với trình độ tay nghề của lao động Việt Nam, tạo cơ hội cho một số lượng lớn người nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Với chi phí thấp,lại được miễn giảm tối đa phí xuất cảnh, điều kiện tiếp nhận lao động khá dễ dàng, điều kiện làm việc ở Malaysia khá tốt, được đảm bảo điều kiện ăn, sinh hoạt ở ở mức cao, do đó đây vẫn là thị trường xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên việc đưa lao động sang thị trường này của công ty cũng gặp phải một số khó khăn nhất định:Mức lương thấp so với các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản…(thấp hơn trung bình từ 2,5 – 3 triệu đồng một tháng) không hấp dẫn được người lao động. Mặt khác, tâm lý người lao động và các gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo không muốn đi làm việc ở Malaysia do thiếu thông tin đầy đủ về thị trường, do đó công ty luôn gặp phải những khó khăn về việc tìm kiếm nguồn lao động. Lao động của Việt Nam còn một số điểm yếu chưa khắc phục được như: giao tiếp kém, trình độ ngoại ngữ thấp, còn hay uống rượu đánh nhau… mà đây là những vấn đề đã bị nghiêm cấm đối với một nước theo đạo Hồi như Malaysia.

Sau khủng hoảng kinh tế, Malaysia đang trên đà phục hồi, nên nhu cầu lao động tăng cao nhất là trong các nhà máy, xí nghiệp. Theo Cục quản lý lao động nước ngoài, thì Malaysia vẫn là thị trường tiềm năng đối với lao động nghèo và lao động phổ thông Việt Nam, là thị trường chính cho lao động của 62 huyện nghèo theo quyết định 71 của Chính phủ. Do vậy để tiếp tục tạo sự ổn định và mở rộng thị trường này cần có những giải pháp cụ thể.

36

d) Thị trường Hàn Quốc:

Hàn Quốc là thị trường lớn thứ tư của Công ty Bimexco (sau Đài Loan, Nhật Bản và Malaysia), được phát triển từ năm 2010, đến nay Công ty đã đưa 193 lượt lao động sang Hàn Quốc.

Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc là thị trường có mức thu nhập cao, trung bình từ 800 – 1000 USD/tháng, điều kiện làm việc rất tốt, do đó đây là thị trường đem lại mức thu nhập cao cho lao động Việt Nam. Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc rất lớn, hầu hết là đi theo chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp, nên số lượng và điều kiện đi không quá khắt khe.

Lao động tại Hàn Quốc chủ yếu làm việc trong các nhà máy, công trình xây dựng và giúp việc trong gia đình, đây là những công việc có nhu cầu tiếp nhận và sử dụng lao động nhập cư lớn, lại có mức thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, cũng như nhiều nước khác, Hàn Quốc cũng gặp những khó khăn lớn trong cuộc khủng hoảng vừa qua, tỉ lệ thất nghiệp của nước này lên tới 4%, mức cao nhất trong bốn năm qua, việc phá sản của một số tập đoàn lớn đã kéo theo sự phá sản của nhiều xí nghiệp. Điều này ảnh hưởng quan trọng tới thị trường việc làm và quan trọng hơn là ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường nhập cư lao động, khiến cho không thể tiếp nhận được nhiều lao động vào làm việc. Bộ lao động Hàn Quốc đã giảm mạnh số lượng thị thực làm việc cấp cho người nước ngoài nhằm tạo cơ hội việc làm cho lao động bản xứ. Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân chủ quan là lao động Việt Nam hay so sánh thu nhập giữa các công ty, và khi thấy công ty nào có mức thu nhập cao hơn, họ thường nhảy việc và phá vỡ hợp đồng đã kí ban đầu, lao động bỏ trốn nhiều, ảnh hưởng lớn đến uy tín uy tín của công ty, và khả năng tiếp nhận lao động của công ty tại thị trường Hàn Quốc.

Do đó cũng giống như thị trường Nhật Bản, thị trường này đã tương đối bão hòa đối với lao động lao động phổ thông và có cầu lớn hơn với lao động có tay nghề, tuy nhiên việc cấp phép cho lao động nhập khẩu đã được chính

37

phủ Hàn Quốc có sự giới hạn, do vậy trong những năm tiếp theo là vấn đề giữ vững thị trường này, chứ không chú trọng tới việc đầu tư mới.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng bạch đằng (Trang 42 - 46)