Vị trí, vai trò của hoạt độngxuất khẩu lao động trong công ty XNK

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng bạch đằng (Trang 32 - 79)

2.1 Khái quát hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng và Xây dựng Bạch Đằng

2.1.1 Sơ lược về hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty XNK và Xây dựng Bạch Đằng dựng Bạch Đằng

Công ty Cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng được phép hoạt động Xuất khẩu lao động theo giấy phép số 221/LĐTBXH-GPM ngày 31/05/2009 của Bộ Lao động thương binh & Xã hội. Bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động từ năm 2009, Công ty đã không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường như: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Người lao động trước khi đến nơi mình làm việc sẽ được dạy tiếng, học cách cư xử và tìm hiểu về phong tục, tập quán đất nước, con người của nước sở tại qua hệ thống quản lý được vi tính hoá của công ty, chủ sử dụng lao động có thể phỏng vấn và kiểm tra trình độ của lao động bất kì lúc nào.

Ngoài ra bất kỳ lao động nào có nhu cầu vay vốn ngân hàng, công ty luôn sẵn sàng giúp đỡ làm thủ tục vay vốn nhanh nhất để lao động có thể nhanh chóng đi làm việc.

Công ty thường tổ chức các buổi hội thảo cho lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, tại hội thảo lao động được nghe và tư vấn về công việc cũng như các thị trường đã và đang cần lao động.

2.1.2 Vị trí, vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động trong công ty XNK và xây dựng Bạch Đằng xây dựng Bạch Đằng

Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng luôn coi trọng và đẩy mạnh xuất khẩu lao động và coi đó là lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng nhằm giải quyết việc làm, ổn định tình hình xã hội, tăng thu nhập cho nhà nước và người lao động.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới, công ty luôn coi trọng vị trí hàng đầu của con người và xuất khẩu lao động là lĩnh

24

vực trọng yếu của công ty, đóng vai trò to lớn trong thành công của công ty. Ngày nay, Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng là một trong những đơn vị hàng đầu của Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng. Điều này khẳng định và nâng cao vị thế công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty được biết đến là một doanh nghiệp không chỉ mạnh về kinh doanh xây lắp mà còn đóng vai trò to lớn trong hoạt động xuất khẩu lao động tại Hải Phòng.

Do đặc thù của hoạt động xuất khẩu lao động nên các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực này luôn có cơ hội khai thác thị trường nước ngoài, mở rộng hoạt động ra nhiều nước trên thế giới. Đây là lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời đem lại thu nhập của người lao động cao hơn so với thu nhập trung bình trong nước. Hoạt động này tạo một phần lớn việc làm cho lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động phổ thông trung bình và thấp.

Thông qua hoạt động xuất khẩu lao động, một mặt nhà nước tiết kiệm được vốn đầu tư tạo việc làm cho người lao động, mặt khác nhà nước sẽ thu về được một lượng ngoại tệ lớn phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH đất nước, mở rộng phát triển sản xuất trong nước tạo thêm việc làm cho người lao động. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có điều kiện làm quen ,tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, tác phong công nghiệp hiện đại của các nước phát triển, từ đó vận dụng vào sản xuất trong nước, nâng cao năng xuất lao động xã hội. Hoạt động xuất khẩu lao động còn là một biện pháp chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển về Việt Nam.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có mức thu nhập cao so với mặt bằng thu nhập trong nước. Điều này vừa giúp cải thiện đáng kể cho đời sống của người lao động và gia đình họ, vừa giúp họ có vốn để sau khi về nước có thể tiến hành sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho bản thân, đồng thời giúp tạo việc làm mới cho người lao động khác.

25

Hoạt động xuất khẩu lao động góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác, giao lưu hội nhập kinh tế,văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

2.2 Quy trình xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài của Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng

2.2.1Nghiên cứu và phát triển thị trường

a) Phương pháp tìm kiếm thông tin thị trường

-Công ty thành lập các văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài nhằm thực hiện chức năng quản lý lao động kết hợp thực hiện tiếp thị mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác.

- Tìm kiếm thị trường mới thông qua các chuyến công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động của công ty, thành lập bộ phận xem xét, đánh giá tình hình thực tế cho từng thị trường.

- Tìm kiếm thông tin về thị trường mới thông qua các hoạt động ngoại giao giữa chính phủ Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, đồng thời có thể tìm hiểu thị trường đối tác thông qua những lao động đã đi xuất khẩu về.

b) Thông tin thị trường cần nghiên cứu

-Thị trường đó có nhu cầu gì về lao động, cụ thể là nhu cầu về loại lao

động, số lượng lao động, chất lượng lao động.

- Đặc điểm về sử dụng lao động của thị trường đang nghiên cứu như: ngành nghề, độ tuổi, giới tính.

- Từ những nghiên cứu cơ bản trên, cán bộ làm công tác xuất khẩu lao

động trong công ty sẽ đưa ra các kế hoạch đáp ứng yêu cầu của đối tác tuỳ theo đặc thù công việc.Ví dụ như thị trường Malaysia, nhu cầu sử dụng lao động chủ yếu trong ngành xây dựng và sản xuất chế tạo nên lao động được tuyển chọn phải là nam giới, có sức khoẻ tốt. Ngược lại, ở thị trường Đài Loan nhu cầu sử dụng lao động là giúp việc gia đình, nội trợ trông trẻ thì nhu cầu lao động lại là nữ giới, nhanh nhẹn, khéo léo.

26

-Thực tế cho thấy, Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng có

lợi thế trong việc tìm kiếm phát triển thị trường mới vì công ty không những hoạt động trong công tác xuất khẩu lao động mà còn xuất khẩu máy móc thiết bị, xây dựng…có mối quan hệ hợp tác tốt với nước ngoài, có uy tín trên thị trường, có mạng lưới khách hàng rộng khắp. Vì vậy dễ nắm bắt được nhu cầu của thị trường nhập khẩu lao động. Từ đó giúp cho công ty ngày càng tìm được những đối tác mới, có tiềm năng lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác tìm kiếm và phát triển thị trường đã giúp công ty đạt được những kết quả nhất định, ngoài việc duy trì và phát triển thị trường, hợp đồng có sẵn như thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Qatar; Công ty còn mở thêm một số thị trường mới như: Maldives, Sunriname, Brunei, Arabia.

Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn do cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp, mềm dẻo và linh hoạt với thị trường đầy biến động của loại hàng hoá đặc biệt này.

2.2.2 Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động

Đây là công tác rất quan trọng vì công ty có đàm phán ký kết được hợp đồng thì việc tìm kiếm và phát triển thị trường mới thành công và những bước tiếp theo mới được tiến hành.

a) Phương pháp đàm phán của Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch

Đằng

Thực hiện chiến thuật “ đàm phán con thoi”, tức là để 2 bên trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và ký kết hợp đồng nhằm tiến hành công tác xuất khẩu lao động. Công ty luôn có những cán bộ kinh nghiệm trong đàm phán đi làm công tác này. Việc đàm phán có thể thực hiện ở nước ngoài hay tại Việt Nam tuỳ theo yêu cầu của đối tác. Tuy nhiên, nếu đàm phán diễn ra ở Việt Nam thì cán bộ của công ty sẽ phải tiến hành khảo sát thực tế trước khi tổ chức đàm phán.

b) Nội dung đàm phán và ký kết hợp đồng của Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng

- Số lượng lao động cụ thểcông ty cần đáp ứng: số lao động nam, nữ. - Công việc của người lao động sau khi xuất khẩu

27

- Mức thù lao người lao động nhận được

- Trách nhiệm của 2 bên đối với người lao động - Xử lý vi phạm hợp đồng

- Bản hợp đồng được soạn thảo phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động dựa trên tiêu chí đôi bên cùng có lợi, có được sự đồng ý giữa phía công ty và phía nước ngoài. Công ty luôn bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở mức cao nhất có thể, có trách nhiệm với tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng, đặc biệt khi xảy ra tranh chấp.

c) Xây dựng quan hệ với đối tác

Với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động của công ty đã thiết lập rất nhiều mối quan hệ tốt đẹp với đối tác nước ngoài và tìm được những thị trường ổn định như: Nhật Bản, Đài loan, Malaysia, Qatar.

2.2.3 Tuyển chọn lao động xuất khẩu

Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng có một đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác tuyển chọn lao động:

-Công ty luôn kết hợp với những chính quyền địa phương nơi người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu nhiều như: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá ,… để tuyển dụng lao động.

- Việc kết hợp với chính quyền địa phương để tuyển dụng lao động sẽ tạo cho người lao động và gia đình họ tâm lý ổn định, tránh cho họ là nạn nhân của những vụ lừa đảo đưa người đi xuất khẩu; đồng thời chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm về nhân thân của người lao động trước công ty.

- Việc tuyển chọn lao động của công ty được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và những quy chế riêng của công ty như: ưu tiên những người có trình độ học vấn, có tay nghề, chăm chỉ, khéo léo, đồng thời công ty luôn quan tâm đến những người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thuộc diện nghèo khó.

28

được hàng năm ổn định: năm 2009 tuyển chọn 100 người; năm 2010 là 200 người; đến năm 2012 tăng lên 580 người và năm 2013 số lao động được tuyển là 1416 người.

2.2.4 Đào tạo lao động xuất khẩu

Công ty cổ phần XNK và xây dựng Bạch Đằng luôn xác định chất lượng lao động sẽ là lợi thế cạnh tranh vì vậy lao động được tuyển chọn và đưa đi xuất khẩu của công ty luôn được thông qua đào tạo.

a) Đào tạo lao động theo yêu cầu của từng thị trường

- Thị trường Đài Loan: do lao động ở thị trường này chủ yếu là lao động

đơn giản, nội trợ, giúp việc gia đình… nên việc đào tạo lao động sang thị trường này chủ yếu là sử dụng các đồ dùng gia đình như: máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, máy hút bụi, lò vi sóng. Về đào tạo ngoại ngữ là những câu giao tiếp thông thường trong đời sống hàng ngày.

-Thị trường Malaysia: công nhân xây dựng là nhu cầu chính của thị

trường này. Ngoài việc đào tạo về xây dựng, người lao động sẽ được hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị có liên quan như: máy cẩu, máy xúc…đặc biệt tạo cho lao động có kỷ luật an toàn lao động, sử dụng các thiết bị bảo hiểm: mũ bảo hiểm, dây an toàn.

-Thị trường Nhật Bản, Qatar và các thị trường khác: Công ty cung ứng lao động trong nhiều ngành nghề do vậy tuỳ theo yêu cầu nhất định mà công ty có những phương pháp đào tạo thích hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Một số kết quảđạt được

Trung tâm kỹ thuật và nghiệp vụ của công ty được nâng cấp đáng kể, chấn chỉnh, phục vụ cho mục đích đào tạo lao động có giá trị cao. Năm 2013:

- Đào tạo ngoại ngữ xuất khẩu lao động là 1416 người, tập trung chủ yếu là tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Nhật. Đào tạo tay nghề cho 500 người, tập trung vào các ngành nghề lắp đặt thiết bị công trình, điều khiển máy xúc, cần cẩu.

29

khẩu có chuyên môn và chất lượng cao ra thị trường Suriname, Brunei. Số lao động chất lượng cao năm 2013 là 214 người và được đánh giá có xu hướng phát triển khả quan trong năm 2014.

2.2.5 Tổ chức đưa lao động ra nước ngoài

Đây là công tác được đánh giá có tính chất then chốt trong hoạt động xuất khẩu lao động của công ty. Bởi vậy, từ việc đào tạo, tuyển chọn, đưa đi đón về và quản lý được công ty thực hiện theo một quy trình với tiêu chuẩn ISO 9000-2000. Những nỗ lực đó của công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Bảng 2.1: Công tác xuất khẩu lao động của Bimexco từ năm 2009- 2013

Đơn vị: Người

Năm Đã tuyển

chọn Đƣa đi Đón về Quản lý

2009 100 92 0 80

2010 200 179 0 170

2011 300 279 48 270

2012 580 525 110 500

2013 1420 1416 596 1416

Nguồn : Phòng xuất khẩu lao động – Bimexico

Năm 2009, hoạt động xuất khẩu của công ty mới bắt đầu phát triển với 100 người được tuyển chọn, 92 người đưa đi tập trung ở 3 thị trường là Đài Loan, Qatar và Malaysia.

Đến năm 2012, ngoài những thị trường và đối tác xuất khẩu lao động truyền thống thì công ty đã mở thêm các thị trường mới: Qatar, Maldives, và kết quả đã tuyển chọn được 580 lao động, đưa đi 525 lao động, đón về 110 lao động, và quản lý cho đến hết năm 2012 là 500 lao động.

Năm 2013 có thể coi là một năm thành công của công tác xuất khẩu lao động. Mặc dù một số thị trường như Malaysia có xu hướng giảm nhưng bù lại công ty lại có các thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn là Suriname và Brunei.

30

Hai thị trường mới này chiếm khoảng 300 lao động xuất khẩu của công ty nhưng lại là các lao động chất lượng cao, điều này là điểm sáng đáng hi vọng cho việc nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động của công ty.

Qua phân tích trên ta thấy công tác xuất khẩu lao động hoạt động một cách hiệu quả, linh hoạt và để đạt được hiệu quả tốt nhất cần có sự quan tâm đúng mực, nhất của các ngành, các cấp nhà nước, sự nỗ lực hết mình của các cán bộ làm công tác xuất khẩu trong Công ty.

2.2.6 Quản lý lao động ở nước ngoài

Hàng năm với lực lượng lao động của Bimexco làm việc ở nước ngoài trên dưới 1000 lao động thì việc quản lý hiệu quả lao động ở nước ngoài là việc làm hết sức cần thiết. Nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế một cách thiết thực cho doanh nghiệp mà sẽ tạo ra uy tín thông qua thực hiện quy trình tuyển chọn và quản lý lao động một cách chặt chẽ.

Điều đó được thể hiện qua sự hợp tác với đối tác nước ngoài trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm, tự huỷ bỏ hợp đồng, bỏ trốn trong nhưng năm gần đây ở các thị trường điển hình như: Nhật bản, Đài Loan, Malaysia.

Bimexco đã đặt các văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài để trực tiếp quản lý lao động của mình. Ngoài ra, các văn phòng đại diện này còn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Năm 2012, đã thành lập 2 văn phòng đại diện (1 tại Nhật Bản và 1 ở Đài Loan) nhằm quản lý và hổ trợ người lao động xuất khẩu, đồng thời phát triển thị trường tại 2 thị trường đó.

Năm 2013, Bimexco tiến hành thành lập văn phòng đại diện tại Qatar vì đây là một thị trường tiềm năng có nhu cầu lớn và cần có sự quản lý chặt chẽ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng bạch đằng (Trang 32 - 79)