Quản lý lao động ở nước ngoài

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng bạch đằng (Trang 39 - 79)

Hàng năm với lực lượng lao động của Bimexco làm việc ở nước ngoài trên dưới 1000 lao động thì việc quản lý hiệu quả lao động ở nước ngoài là việc làm hết sức cần thiết. Nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế một cách thiết thực cho doanh nghiệp mà sẽ tạo ra uy tín thông qua thực hiện quy trình tuyển chọn và quản lý lao động một cách chặt chẽ.

Điều đó được thể hiện qua sự hợp tác với đối tác nước ngoài trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm, tự huỷ bỏ hợp đồng, bỏ trốn trong nhưng năm gần đây ở các thị trường điển hình như: Nhật bản, Đài Loan, Malaysia.

Bimexco đã đặt các văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài để trực tiếp quản lý lao động của mình. Ngoài ra, các văn phòng đại diện này còn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Năm 2012, đã thành lập 2 văn phòng đại diện (1 tại Nhật Bản và 1 ở Đài Loan) nhằm quản lý và hổ trợ người lao động xuất khẩu, đồng thời phát triển thị trường tại 2 thị trường đó.

Năm 2013, Bimexco tiến hành thành lập văn phòng đại diện tại Qatar vì đây là một thị trường tiềm năng có nhu cầu lớn và cần có sự quản lý chặt chẽ. Ngoài ra, công ty còn liên tục tổ chức các cuộc hội thảo và đưa ra các quy chế, các giải pháp trong việc quản lý lao động ở nước ngoài. Bên cạnh đó, công ty còn đào tạo, nâng cao, bồi dưỡng cán bộ thực hiện công tác quản lý xuất khẩu lao động nhằm đưa lao động của công ty thực hiện đúng hợp

31

đồng cũng như nâng cao khả năng hoạt động của mình trong xuất khẩu lao động.

2.2.7Thanh lý hợp đồng

Đa số lao động trước khi đi làm việc đều đóng tại công ty một khoản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Do đó sau khi hết hạn hợp đồng, tối đa trong vòng 30 ngày, người lao động sẽ đến công ty thanh lý hợp đồng. Nếu như cả hai bên đều thực hiện đúng như hợp đồng, người lao động sẽ đến lấy lại khoản đặt cọc này, nếu như vi phạm hợp đồng, bên vi phạm sẽ phải bồi thường những thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra.

Sau khi thanh lý hợp đồng, nếu có nhu cầu tiếp tục tái xuất khẩu lao động lần hai, người lao động sẽ được công ty hỗ trợ và giảm chi phí một cách đáng kể. Như vậy đây là quy trình mà Bimexco thực hiện từ đầu đến cuối để đưa một lao động ra làm việc tại nước ngoài. Tìm hiểu từng khâu một sẽ cho ta cái nhìn tổng quan nhất về điểm mạnh và yếu của từng khâu trong quy trình, từ đó có thể nâng cao hiệu quả thực hiện trong từng khâu.

2.3 Tổng quan về thị trƣờng xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng

Trong hơn 5 năm kể từ ngày thành lập, Bimexco đã đưa được hơn gần 3000 lượt lao động đi làm việc tại trên 10 quốc gia trên thế giới. Với 3 nhóm thị trường chính:

- Nhóm thị trường Đông và Đông Nam Á: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia.

- Nhóm thị trường Trung Đông: UAE, Qatar

32

Bảng 2.2: Số lƣợng lao động đƣa đi làm việc tại nƣớc ngoài và đang quản lý của Bimexcotừ năm 2009 đến 2013

Đơn vị:Người TT Thị trƣờng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Hàn Quốc 0 12 22 25 134 2 Sunriname 0 0 0 40 113 3 Cộng hoà Séc 0 0 18 20 24 4 Algieria 0 0 11 23 60 5 Nhật Bản 6 20 34 30 140 6 UAE 0 9 17 22 155 7 Đài Loan 53 76 104 196 508 8 Malaysia 23 42 50 64 112 9 Qatar 11 20 23 45 96 10 Maldives 0 0 0 60 74 Tổng số 92 179 279 525 1.416

Nguồn : Báo cáo Tổng hợp Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng

Nhìn vào bảng 2.2 có thể thấy:

- Đài Loanlà thị trường lớn nhất của Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng trong hoạt động xuất khẩu lao động từ năm 2009 đến năm 2013 với số lượng đang quản lý lên đến 937 lao động, chiếm 37,6% tổng số lao động đang quản lý của công ty tại các nước khác.

- Trong khi đó, thị trường đang nắm giữ số lao động ít nhất của Công ty là Cộng hòa Séc với số lượng đang quản lý 62 người.

- Tăng trưởng đều hàng năm về số lao động xuất khẩu, đặc biệt giai đoạn 2012-2013 có sự tăng đột biến với 891 người – tương đương gần 170%. Đài Loan là thị trường đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng đó.

- Với chỉ 3 thị trường ban đầu (Nhật Bản, Đài Loan, Qatar) đến năm 2013 đã mở rộng lên đến 10 thị trường. Đây là một bước phát triển to lớn đối với Công ty và cần được phát huy hơn nữa.

33

2.3.1 Nhóm thị trường Đông và Đông Nam Á

a) Thị trường Đài Loan:

Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng bắt đầu đưa những lao động đầu tiên sang Đài Loan từ đầu năm 2009 và luôn là thị trường lớn nhất của Công ty. Trong những năm vừa qua đây là thị trường tương đối ổn định do nhu cầu tiếp nhận lao động tương đối cao, thu nhập và công việc của người lao động tốt và chủ sử dụng đánh giá cao khả năng làm việc của lao động Việt Nam. Do đó trong những năm từ 2009 cho tới 2013, công ty đã đưa đi một số lượng lớn lao động.

Thu nhập của người lao động tại thị trường Đài Loan khoảng 600 USD/tháng (giúp việc gia đình) và từ 450 – 800 USD/tháng (lao động công xưởng, hộ lý). Sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt tại Đài Loan, số tiền trung bình lao động có thể gửi về nhà từ 400 – 450 USD/tháng. Điều kiện làm việc tại Đài Loan cũng tương đối tốt, lao động tại các nhà máy và công trường được bảo hiểm 100%, lao động giúp việc gia đình và khán hộ công không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm lao động. Đối với bảo hiểm y tế chủ sử dụng trả 60%, người lao động trả 30%, và chính quyền trợ cấp 10%, tỉ lệ bạo hành đối với lao động Việt Nam tại Đài Loan cũng thấp. Do đó đây là một thị trường khá hấp dẫn đối với lao động Việt Nam. Lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan chủ yếu là lao động nữ sang làm giúp việc cho gia đình, khán hộ công, bảo mẫu, chăm sóc người già, người bị bệnh.

Theo như đánh giá thì trong thời gian tới, Đài Loan vẫn là thị trường lớn trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài (trên 500.000 người).Việc nâng cao chất lượng lao động, khắc phục những tồn tại, yếu kém để mở rộng cung ứng lao động vào các lĩnh vực công nghiệp, điện tử, công nghệ cao đang là mục tiêu lớn của Việt Nam, phấn đấu tăng lượng lao động trong nhà máy đến 50% trong các năm tới. Đồng thời tích cực trong công tác quản lý, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người lao động.

34

b) Thị trường Nhật Bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhật Bản là một trong những thị trường đầu tiên của Bimexco, thị trường này đã bắt đầu được công ty khai thác từ năm 2009 với tổng số lao động của công ty tính đến năm 2013 là 230 người.

Nhật Bản là một thị trường quan trọng của công ty:thu nhập của người lao động tại Nhật cao, nhu cầu về lao động lớn, là thị trường quen thuộc đối với công ty và người Nhật đánh giá khá cao lao động Việt Nam.

Lao động Việt Nam sang Nhật chủ yếu làm trong các xí nghiệp may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí và xây dựng, chế biến lương thực, chế biến hải sản, dệt may. Đây là những ngành nghề còn thiếu lao đồng có tay nghề cao ở Việt Nam, nên sau khi về nước những lao động phổ thông, không có nghề sẽ được đào tạo thành những lao động thành thạo và có thể hướng dẫn cho các lao động trong nước khác.

Chính sách của Nhật Bản là không tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ thấp, không có tay nghề vào làm việc nhưng thị trường này lại cho phép lao động phổ thông vào làm việc theo chương trình tu nghiệp sinh với thời hạn không quá 3 năm.

Tuy nhiên, số lượng lao động được đưa sang thị trường này của công ty Bimexco lại tương đối nhỏ. Nguyên nhân là do phía Nhật yêu cầu lao động xuất khẩu sang phải có tay nghề cao, thường là kĩ sư công nghệ thông tin, kĩ sư cơ khí, những lao động này phải có trình độ cao về chuyên môn cũng như tiếng Nhật, bên cạnh đó là những thủ tục rất khắt khe. Không chỉ thế, một nguyên nhân quan trọng hơn nữa là do số lượng thực tập sinh bỏ trốn ngày càng nhiều. Hiện nay công ty đã có những quy định nhằm củng cố và phát triển đối với thị trường này.

c) Thị trường Malaysia.

Malaysia cùng với Đài Loan đều là các thị trường được công ty khai thác đầu tiên, đây là thị trường lớn thứ hai của công ty chỉ sau Đài Loan.

35

Trong khu vực Đông Nam Á thì đây là thị trường chính, quan trọng nhất của công ty.

Malaysia là nước có vị trí địa lý khá gần với Việt Nam, lại trong cùng khối ASEAN lên việc tìm kiếm hợp đồng với thị trường này khá dễ dàng, chi phí đi lại cho người lao động cũng thấp. Cũng là một nước đang phát triển nên Malaysia có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài lớn, lại không đòi hỏi cao về trình độ tay nghề. Các hợp đồng xuất khẩu lao động của công ty với thị trường này chủ yếu là trong các lĩnh vực dệt may, lắp ráp điện tử, xây dựng, dịch vụ nhà hàng ăn uống, nuôi trồng thủy hải sản … Đây là thị trường có ngành nghề phù hợp với trình độ tay nghề của lao động Việt Nam, tạo cơ hội cho một số lượng lớn người nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Với chi phí thấp,lại được miễn giảm tối đa phí xuất cảnh, điều kiện tiếp nhận lao động khá dễ dàng, điều kiện làm việc ở Malaysia khá tốt, được đảm bảo điều kiện ăn, sinh hoạt ở ở mức cao, do đó đây vẫn là thị trường xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên việc đưa lao động sang thị trường này của công ty cũng gặp phải một số khó khăn nhất định:Mức lương thấp so với các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản…(thấp hơn trung bình từ 2,5 – 3 triệu đồng một tháng) không hấp dẫn được người lao động. Mặt khác, tâm lý người lao động và các gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo không muốn đi làm việc ở Malaysia do thiếu thông tin đầy đủ về thị trường, do đó công ty luôn gặp phải những khó khăn về việc tìm kiếm nguồn lao động. Lao động của Việt Nam còn một số điểm yếu chưa khắc phục được như: giao tiếp kém, trình độ ngoại ngữ thấp, còn hay uống rượu đánh nhau… mà đây là những vấn đề đã bị nghiêm cấm đối với một nước theo đạo Hồi như Malaysia.

Sau khủng hoảng kinh tế, Malaysia đang trên đà phục hồi, nên nhu cầu lao động tăng cao nhất là trong các nhà máy, xí nghiệp. Theo Cục quản lý lao động nước ngoài, thì Malaysia vẫn là thị trường tiềm năng đối với lao động nghèo và lao động phổ thông Việt Nam, là thị trường chính cho lao động của 62 huyện nghèo theo quyết định 71 của Chính phủ. Do vậy để tiếp tục tạo sự ổn định và mở rộng thị trường này cần có những giải pháp cụ thể.

36

d) Thị trường Hàn Quốc:

Hàn Quốc là thị trường lớn thứ tư của Công ty Bimexco (sau Đài Loan, Nhật Bản và Malaysia), được phát triển từ năm 2010, đến nay Công ty đã đưa 193 lượt lao động sang Hàn Quốc.

Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc là thị trường có mức thu nhập cao, trung bình từ 800 – 1000 USD/tháng, điều kiện làm việc rất tốt, do đó đây là thị trường đem lại mức thu nhập cao cho lao động Việt Nam. Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc rất lớn, hầu hết là đi theo chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp, nên số lượng và điều kiện đi không quá khắt khe.

Lao động tại Hàn Quốc chủ yếu làm việc trong các nhà máy, công trình xây dựng và giúp việc trong gia đình, đây là những công việc có nhu cầu tiếp nhận và sử dụng lao động nhập cư lớn, lại có mức thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, cũng như nhiều nước khác, Hàn Quốc cũng gặp những khó khăn lớn trong cuộc khủng hoảng vừa qua, tỉ lệ thất nghiệp của nước này lên tới 4%, mức cao nhất trong bốn năm qua, việc phá sản của một số tập đoàn lớn đã kéo theo sự phá sản của nhiều xí nghiệp. Điều này ảnh hưởng quan trọng tới thị trường việc làm và quan trọng hơn là ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường nhập cư lao động, khiến cho không thể tiếp nhận được nhiều lao động vào làm việc. Bộ lao động Hàn Quốc đã giảm mạnh số lượng thị thực làm việc cấp cho người nước ngoài nhằm tạo cơ hội việc làm cho lao động bản xứ. Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân chủ quan là lao động Việt Nam hay so sánh thu nhập giữa các công ty, và khi thấy công ty nào có mức thu nhập cao hơn, họ thường nhảy việc và phá vỡ hợp đồng đã kí ban đầu, lao động bỏ trốn nhiều, ảnh hưởng lớn đến uy tín uy tín của công ty, và khả năng tiếp nhận lao động của công ty tại thị trường Hàn Quốc.

Do đó cũng giống như thị trường Nhật Bản, thị trường này đã tương đối bão hòa đối với lao động lao động phổ thông và có cầu lớn hơn với lao động có tay nghề, tuy nhiên việc cấp phép cho lao động nhập khẩu đã được chính

37

phủ Hàn Quốc có sự giới hạn, do vậy trong những năm tiếp theo là vấn đề giữ vững thị trường này, chứ không chú trọng tới việc đầu tư mới.

2.3.2 Nhóm thị trường Trung Đông

a) Thị trường Qatar:

Là một thị trường quen thuộc, được Công ty khai thác từ những ngày đầu tiên, lượng tiếp nhận lao động của thị trường này tăng đều đặn hàng năm, cao nhất là năm 2013 với 96 người.

Các hợp đồng của công ty thực hiện với đối tác nước bạn đã đảm bảo cho người lao động thu nhập và cuộc sống khá tốt. Lao động của công ty đưa sang hiện đang làm việc trong 71 ngành nghề khác nhau, nhưng chủ yếu là nghề xây dựng tại các công trình dầu khí và cơ khí, do đó mức lương của người lao động là khá cao, thu nhập trung bình khoảng 450- 500USD/người/tháng (cao nhất là kĩ sư với mức lương 1.375 USD/tháng; thấp nhất là lao động phổ thông làm nghề xây dựng, cơ khí 362 USD/tháng,). Điều kiện sống của người lao động cũng khá tốt, chủ sử dụng sẽ cung cấp nơi ăn, ở và chăm sóc y tế, riêng kĩ sư sẽ được ở phòng có điều hòa nhiệt độ.

Tuy nhiên, thị trường này cũng có nhiều khó khăn: Đạo chính thống của Qatar là đạo Hồi, sự khác biệt về văn hóa, do đó tương đối khó cho lao động của ta có thể hòa nhập. Và một vấn đề quan trọng nữa là khí hậu Qatar rất khắc nghiệt, nhiệt độ thay đổi đột ngột thường không thích hợp với lao động Việt Nam vốn có thể trạng yếu. Do những vấn đề trên nên số lượng lao động không hoàn thành hợp đồng, về trước hạn là tương đối nhiều, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đơn hàng của Công ty với doanh nghiệp Qatar.

Mặc dù Qatar là thị trường mới nhưng đây là thị trường có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực từ nước ngoài, thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, công việc phù hợp với lao động Việt Nam. Thị trường này có xu hướng tăng mạnh nhu cầu lao động sau khủng hoảng kinh tế. Trong giai đoạn tiếp theo này, Lybia được đánh giá là một trong những thị trường chính của Công ty.

38

b) Thị trường các tiểu vương quốc A-Rập thống nhất UAE:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng bạch đằng (Trang 39 - 79)