Bảo hiểm phi nhân thọ.

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 58 - 62)

I. Đánh giá tình hình phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam

1.3.Bảo hiểm phi nhân thọ.

1. Thị trường sôi động, cạnh tranh ngày càng gay gắt và toàn diện:

1.3.Bảo hiểm phi nhân thọ.

1.3.1. Tình hình thị trường trong thời gian gần đây

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Thường trực Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ khá khả

quan với tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 1.892.331,04 triệu đồng, tăng 26,81% so với cùng kỳ 2002. Loại hình nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Bảo hiểm xe cơ giới nhờ việc ban hành Chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới. Tổng doanh thu của loại hình bảo hiểm xe cơ giới 6 tháng đầu năm đạt 582.760,52 triệu đồng, tăng 75,16% do yêu cầu tăng phí của Hội P&I thế giới; bảo hiểm con người cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao, 40,13%; Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đạt tốc độ tăng khá (23% nhờ sự gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu). Nghiệp vụ bảo hiểm hàng không suy giảm do ảnh hưởng của dịch SARS và tình hình bất ổn trên thế giới khi xảy ra chiến tranh Iraq.

Về thị phần: Bảo Việt vẫn dẫn đầu thị trường với 42,19% thị phần, tiếp đến là Bảo Minh với 24,94%, PJICO và PV Insurance là hai công ty đang có tốc độ tăng trưởng cao nhất với thị phần lần lượt là 10,46% và 15,77% và có tốc độ tăng trưởng cao nhất thị trường lần lượt là 104% và 82,27%.

Về bồi thường: Công ty Gropama là công ty có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cao nhất 98,04% do đặc thù của loại hình bảo hiểm nông nghiệp, còn các doanh nghiệp bảo hiểm khác đều có tỉ lệ bồi thường ở mức cho phép. Xét về khía cạnh các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm con người có tỉ lệ bồi thường cao nhất 62,8% và thấp nhất là nghiệp vụ bảo hiểm hàng không 0,89%, các nghiệp vụ bảo hiểm khác đều ở mức dưới 40%.

Tình hình cạnh tranh: Mặc dù đã có một số thỏa thuận đồng bảo hiểm hay không tranh giành dịch vụ của nhau nhưng các doanh nghiệp vẫn không nghiêm túc tuân thủ. Các hình thức cạnh tranh như hạ phí, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm quá mức cho phép, trái với thông lệ quốc tế vẫn tiếp tục xảy ra. Mức phí áp dụng cho các đơn bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam thường thấp hơn 25 - 50% so với mức phí đang áp dụng cho các dự án tương tự trên thế giới. Tình trạng trên gây khó khăn khi thu xếp tái bảo hiểm. Trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu, các doanh nghiệp đã đồng loạt tăng phí những mức tăng phí chưa đủ. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm

cháy, các doanh nghiệp đã bớt hạ phí bảo hiểm hơn trước do áp lực của thị trường bảo hiểm thế giới tuy nhiên thỉnh thoảng ở những hạng mục bảo hiểm nhỏ vẫn diễn ra tình hình hạ phí.

Về công tác khai thác nghiệp vụ: nói chung trước đây gần như các doanh nghiệp phi nhân thọ ít quan tâm đến công tác quảng cáo, tiếp thị hình ảnh công ty, nhưng dần đây do tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt nên các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn ví dụ PJICO đã tổ chức chương trình tuyên truyền cho bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới với nhiều giải thưởng khuyến mãi có giá trị dành cho khách hàng mua bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới của công ty. Công ty Allianz cũng đang triển khai một chiến dịch tuyên truyền về bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi được Bộ Tài chính phê chuẩn khai thác đối tượng khách hàng này.

Số liệu mới nhất của ngành bảo hiểm cho thấy mức tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam là khả quan. Nếu chỉ tính 6 tháng đầu năm, thì năm 1999 tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam là 739 tỉ đồng, năm 2000 là 851 tỉ đồng, năm 2001 là 1.024 tỉ đồng, năm 2002 là 1.441 tỉ đồng, năm 2003 là 1.859 tỉ đồng. Mức tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ trong thị trường 6 tháng đầu năm nay đạt 29% so với cùng kỳ năm trước.(Nguồn: Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam)

1.3.2.Tình hình thị trường của một số ngành bảo hiểm quan trọng

a.Thị trường bảo hiểm xe cơ giới.

Sự phát triển của thị trường bảo hiểm cũng Theo thống kê thì bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới có mức tăng trưởng cao nhất, tới hơn 65%. Nguyên nhân đơn giản là do nhà nước ra chế tài xử phát với các chủ xe không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới theo Nghị định 15 và lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường công tác kiểm tra để lập lại trật tự an toàn giao thông tại các thành phố lớn trong cả nước. Xếp thứ hai về mức độ tăng trưởng là bảo hiểm hàng hóa. Chỉ tính riêng nửa đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 12,15 tỉ USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ 2002,

tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như máy móc, thiết bị, xăng dầu và sắt thép. Còn kim ngạch xuất khẩu đạt 9,775 tỉ USD, tăng gần 32,6%, chủ yếu ở các mặt hàng như dệt may, gạo và thủy sản. Đứng thứ ba là bảo hiểm P&I tăng 30% do yêu cầu tăng phí của các hội tương hỗ và gia tăng số trọng tải của các tàu tham gia mua loại bảo hiểm này. Bảo hiểm cháy cũng tăng 20%.

Trong khi đó, một số loại hình nghiệp vụ có mức tăng trưởng cao trong năm 2002 như bảo hiểm kỹ thuật chỉ tăng 4,5%, bảo hiểm thân tàu tăng trưởng khoảng 3%. Riêng bảo hiểm dầu khí giảm 45% so với cùng kỳ năm trước do không có hợp đồng thăm dò khai thác nào được triển khai, số lượng giếng khoan giảm.

Một điều có thể nhận thấy trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong vòng từ đầu năm tới nay là sự cố gắng của các công ty bảo hiểm. Với bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới, Bảo Việt và Bảo Minh là hai công ty đi đầu trong việc tập trung đào tạo lực lượng khai thác,tư vấn và giám định bồi thường để đáp ứng nhu cầu mua bảo hiểm tăng đột biến. Lượng đại lý được tuyển dụng thêm khá lớn để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng mọi lúc và mọi nơi.

Trong khi đó, PJICO dường như là công ty bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên đã triển khai một chương trình tuyên truyền báo bảo hiểm cho xe ôtô trên toàn quốc. Theo đó, công ty này khuyến khích các khách hàng mua bảo hiểm thiệt hại vật chất cho xe ôtô. Kèm theo việc mua là chương trình khuyến mại với nhiều giải thưởng có giá trị lớn như ôtô, xe máy, tivi, tủ lạnh. Trong khi Bảo Việt đã triển khai tốt hệ thống cứu hộ ôtô của mình tại Hà Nôik, Tp.HCM và một số nơi khác thì PJICO cũng cho thành lập hệ thống cứu hộ tại Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng công ty này có thể cử các đội cứu hộ tới hỗ trợ khách hàng trong trường hợp tai nạn ở trong bán kính 70km. Dịch vụ sửa chữa xe của khách hàng cũng được cung cấp với việc hợp tác giữa công ty này và các hãng xe hơi lớn như Honda, Toyota và Ford.

Một công ty mới nổi lên trong cạnh tranh là Allianz. Sau khi được bộ tài chính cho phép bán bảo hiểm phi nhân thọ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, công ty này đã tích cực huấn luyện các đại lý và tiếp cận nhanh với khách hàng. Chương trình bảo hiểm trọn gói nhiều rủi ro do Allianz thiết kế cho các khách hàng thuộc nhóm này cũng được nhiều khách hàng hưởng ứng và tốc độ phát triển nhiều khách hàng hưởng ứng và tốc độ phát triển có thể nói là gia tăng nhanh.

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 58 - 62)