Một số nhận xét chung về luật kinh doanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 90 - 92)

III. Môi trường pháp lý đối với hoạt động của Thị trường bảo hiểm.

4. Một số nhận xét chung về luật kinh doanh bảo hiểm

Vào những thời kỳ khác nhau, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định đời sống và sản xuất. Thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, bảo hiểm là một trong những công cụ tài chính kiểm tra giám sát giai đoạn thứ hai của quá trình sản xuất, đồng thời thực hiện chức năng đối ngoại hợp tác quốc tế tài chính thông qua hoạt động tái bảo hiểm và đại lý giám định hàng nhập khẩu cho các Công ty bảo hiểm thuộc Liên Xô (cũ) và Đông Âu.

Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm từng bước củng cố vị trí trong nền kinh tế quốc dân và bổ sung cho các chính sách xã hội của Nhà nước với việc triển khai các loại hình bảo hiểm tai nạn hành khách đầu năm 1981. Việc ban hành Nghị định 30/HĐBT ngày 10/3/1988 đánh dấu một bước chuyển mới về hoạt động xây dựng pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm, tạo tiền đề cho việc phát triển bảo hiểm và hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia giao thông vận tải và bị tai nạn giao thông.

Nhà nước đã ban hành nhiều đạo luật trong lĩnh vực kinh tế có các quy định về hoạt động bảo hiểm như Bộ Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng, Luật Dầu khí. Nghị định 100/CP đánh dấu một bước chuyển lớn của hoạt động bảo hiểm Việt Nam trong việc đa dạng hóa các doanh nghiệp bảo hiểm, Nhà nước từ bỏ việc độc quyền, mở cửa trong lĩnh vực bảo hiểm, hoạt động bảo hiểm phát triển một cách lành mạnh; đa phương hóa các hoạt động kinh tế, đối ngoại, Bộ luật Dân sự được ban hành, thêm một lần nữa bổ sung vào hệ thống các văn bản pháp luật về bảo hiểm, các quy định có tính

chất “khung” nhất cho hoạt động bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm đã tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về bảo hiểm, cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoạt động trên một nền tảng pháp luật đầy đủ hơn và phù hợp hơn..

Có thể thấy rằng tuy đã có bước tiến quan trọng trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm, song hệ thống văn bản đến nay vẫn chưa tạo được môi trường pháp lý toàn diện, đầy đủ và vững chắc với hiệu lực cao, chưa đáp ứng được việc khai thác tiềm năng của thị trường bảo hiểm . Đặc biệt là còn nhiều hạn chế trong việc thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ. Đây cũng chính là những vấn đề cần khắc phục của môi trường pháp lý Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

chương III

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w