Thị trường bảo hiểm nhân thọ.

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 46 - 48)

I. Đánh giá tình hình phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam

1.Thị trường bảo hiểm nhân thọ.

Tháng 8/1996, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được Bảo Việt phát hành, đánh dấu sự ra đời của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Nhìn một cách tổng quan, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam thời gian qua có những điểm nổi bật sau:

+ Thị trường sôi động, vận động ngày một "trơn tru", cạnh tranh ngày càng sâu sắc. Cạnh tranh có nhiều tác động tích cực, tuy nhiên những hạn chế cũng đã xuất hiện. Đến nay. các doanh nghiệp vẫn đặt trọng tâm vào mục tiêu tăng trưởng, mở rộng thị trường.

+ Thị trường đạt tốc độ tăng trưởng "siêu mã", mạng lưới kinh doanh đã phủ kín toàn quốc, lực lượng đại lý, cán bộ ngày càng đông đảo, mô hình tổ chức và quản lý, các quy trình nghiệp vụ ngày một hoàn thiện, chất lượng khai thác bảo hiểm từng bước được nâng lên.

+ Sản phẩm ngày càng đa dạng, dịch vụ khách hàng phong phú, chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, đến nay thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn là thị trường "ưa tiết kiệm" với tỉ trọng sản phẩm mang tính tiết kiệm chiếm phần lớn.

+ Thông qua hoạt động của mình, các doanh nghiệp góp phần tạo lập cuộc sống ổn định, đầy đủ, huy động và cung cấp nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao vai trò, uy tín và hình ảnh của ngành.

+ Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, đại lý và coi việc, đây là giải pháp chiến lược để nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh.

+ Nhận thức của công chúng về bảo hiểm nhân thọ ngày càng tăng, tập quán bảo hiểm nhân thọ dần dần được hình thành; các phương tiện thông tin đại chúng đóng góp vai trò khá tích cực trong thông tin và giáo dục thị trường, tuy nhiên đôi khi lại có tác động ngược lại.

+ Mặc dù có những điểm khác biệt về loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế, xuất xứ, kinh nghiệm... nhưng các doanh nghiệp ngày càng tiến tới sự tương đồng trên nhiều mặt, như là hệ quả của việc học hỏi lẫn nhau và nỗ lực thích ứng với thị trường Việt Nam.

+ Môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, từng bước thiết lập và duy trì thị trường cạnh tranh lành mạnh, tăng cường quản lý nhà nước. Nhà nước cũng đã có những chính sách ưu đãi, thúc đẩy thị trường phát triển.

Sau đây chúng ta cùng xem xét kỹ hơn những điểm nêu trên.

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 46 - 48)