Những tồn tại về môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 79 - 83)

III. Môi trường pháp lý đối với hoạt động của Thị trường bảo hiểm.

1.3.Những tồn tại về môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong giai đoạn này.

1. Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm giai đoạn trước năm

1.3.Những tồn tại về môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong giai đoạn này.

vẫn là doanh nghiệp độc quyền kinh doanh bảo hiểm, nhưng quyết định tiến hành bảo hiểm theo nguyên tắc tự nguyện đã xóa bỏ cơ chế bảo hiểm bắt buộc trước đây, đồng thời tạo điều kiện cho Bảo Việt có thể mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình.

1.3. Những tồn tại về môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong giai đoạn này. bảo hiểm trong giai đoạn này.

Sau suốt một giai đoạn dài hơn 20 năm (từ năm 1964 đến năm 1987) hoạt động trong cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung thì việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường tự hạch toán kinh doanh đã khiến cho không chỉ lĩnh vực bảo hiểm mà còn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế khác gặp phải không ít khó khăn. Sự khó khăn này thể hiện ở rất nhiều mặt như nhân lực, nghiệp vụ… mà trong đó đặc biệt là về quản lý cả ở tầm vi mô lẫn vĩ mô. Trong hoạt động kinh doanh, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã mang lại một ưu điểm lớn là cho phép hoạt động bảo hiểm có một thị trường riêng của mình, tạo cơ sở ổn định cho một môi trường kinh doanh thông thoáng, đó cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của chính mình. Tuy nhiên bên cạnh đó, sự lúng túng trong quản lý đặc biệt là trong khâu ban hành những chính sách, chế độ đã làm cho môi trường pháp lý vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa thực sự phù hợp đối với sự phát triển chung của nền kinh tế.

1.3.1- Thiếu một cơ quan chuyên trách quản lý các hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Cơ cấu của ngành bảo hiểm tại bất kỳ một nước có hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển nào cũng đều phải có một cơ quan chuyên trách riêng quản lý hoạt động, có thể là ban hành chính sách hay thanh tra giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm... Nhưng tại nước ta, trong giai đoạn này không hề có một cơ quan chuyên trách riêng quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Trên lý thuyết thì cơ quan có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm là Bộ Tài Chính bởi đây là cơ quan ra các văn bản pháp quy cho mọi hoạt động bảo hiểm. Nhưng trên thực tế thì việc triển khai, cũng như điều hành trực tiếp các hoạt động kinh doanh bảo hiểm lại giao cho Bảo Việt tiến hành. Bảo Việt mới là cơ quan đề ra các điều lệ, các quy chế cho hoạt động bảo hiểm nên có thể coi Bảo Việt chính là cơ quan chuyên trách quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường Việt Nam.

Việc Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đảm nhận cả hai chức năng vừa là cơ quan quản lý, vừa là cơ quan trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh đã gây nên tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” mà theo đánh giá thì đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nó cũng gây ra tình trạng độc quyền kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt bởi một điều dễ hiểu là cơ quan quản lý thị trường Bảo Việt khó có thể cho phép xuất hiện một doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường cạnh tranh với mình.

Như vậy, việc giao trách nhiệm quản lý thị trường cho Bảo Việt thay vì có một cơ quan chuyên trách riêng trong giai đoạn này có thể nói là một trong những nhược điểm lớn nhất về môi trường pháp lý, một lý do chính dẫn đến tình trạng độc quyền. Từ đó, không tạo ra được động lực cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường.

1.3.2- Môi trường pháp lý chưa thực sự tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Như đã phân tích ở phần trên, việc giao lại trách nhiệm quản lý thị trường bảo hiểm cho Bảo Việt là một trong những tồn tại lớn nhất về môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong giai đoạn này. Nhưng nếu xem xét trong bối cảnh kinh tế xã hội cùng thời kỳ thì dường như điều này là khó tránh khỏi bởi trong thời kỳ đầu đổi mới sang nền kinh tế nhiều thành phần với mục tiêu vẫn phải đảm bảo vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước thì chúng ta không thể thả lỏng thị trường bảo hiểm, một lĩnh vực đóng vai trò không nhỏ của một nền kinh tế phát triển.

Tất nhiên, nếu chỉ giải thích sự kém phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong giai đoạn này là do thiếu một cơ quan chuyên trách đã dẫn đến sự độc quyền của Bảo Việt là chưa đủ. Ta còn phải nhìn nhận ở một góc độ lớn hơn đó chính là tổng thể của môi trường pháp lý, những thiếu sót cũng như những tồn tại của nó đã không tạo cơ sở đảm bảo hay khuyến khích nhằm định hướng cho sự phát triển chung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong giai đoạn này, có rất nhiều sự tồn tại về mặt pháp lý cho kinh doanh bảo hiểm như hệ thống văn bản chưa đầy đủ, chồng chéo, thiếu những cơ chế thích hợp riêng cho các doanh nghiệp bảo hiểm... Ta có thể xem xét tới một số tồn tại lớn về môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm giai đoạn này:

*Thiếu một văn bản có tính pháp lý cao tạo hành lang ổn định cho

kinh doanh bảo hiểm:

Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào mà trong đó có cả kinh doanh bảo hiểm thì việc xây dựng một hành lang pháp lý có tính ổn định luôn là sự cần thiết bởi nó chính là cơ sở quan trọng nhất để điều phối mọi hoạt động kinh doanh đảm bảo các doanh nghiệp trong đó phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với mục tiêu, chính sách và định hướng của Nhà nước cũng như các quy luật thị trường trong sự phát triển chung của lĩnh vực kinh doanh đó.

Nhưng có thể thấy, trong giai đoạn này ở nước ta chưa hề có một văn bản cụ thể nào như vậy để điều phối cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Việc thiếu một văn bản có tính chất pháp lý cao cũng đồng nghĩa với việc ta không thể xây dựng những nguyên tắc cơ bản, cũng như sự đảm bảo về quyền lợi đối với các doanh nghiệp khi họ muốn tham gia vào thị trường bảo hiểm. Thực tế đã chứng tỏ rằng, chỉ khi có một khuôn khổ pháp lý thực sự ổn định thì các nhà đầu tư mới có thể yên tâm đầu tư vốn vào kinh doanh. Ngược lại, đối với Nhà nước cũng chỉ khi đó mới có thể điều hành thị trường một cách hiệu quả bởi các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Từ đó mới có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển được.

Tóm lại, việc thiếu một văn bản có tính chất pháp lý cao cũng là một trong những lý do để giải thích cho sự không phát triển của thị trường bảo hiểm trong giai đoạn này. Đặc biệt có thể thấy, trong cùng giai đoạn, nhiều ngành kinh doanh khác đã xuất hiện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng riêng hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn mới chỉ dừng lại ở một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất là Bảo Việt, và thị trường bảo hiểm cũng không phát triển so với giai đoạn trước đó là bao.

* Chưa tạo ra được cơ chế khuyến khích riêng nhằm thu hút các

doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh bảo hiểm.

Từ khi thực hiện chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta, chúng ta mới có thể thấy được vai trò quan trọng của những chính sách khuyến khích đầu tư. Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, sự khuyến khích này được thể hiện rất rõ trong Luật đầu tư nước ngoài, hay trong các Nghị định, các Thông tư ban hành. Sự khuyến khích đó đã thu được những kết quả rất tích cực mà cụ thể là nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế trong những năm vừa qua đã trở thành một nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Như vậy có thể thấy, để có thể thúc đẩy lĩnh

vực kinh doanh bất kỳ nào đó phát triển thì tạo ra các cơ chế khuyến khích là hết sức cần thiết.

Thế nhưng trong giai đoạn này, chúng ta đã không tạo ra một cơ chế khuyến khích nào đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, đây mới chỉ là giai đoạn đầu phát triển của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, giai đoạn đang rất cần một động lực mạnh mà cụ thể là sự khuyến khích, cơ chế ưu đãi về thuế, về vốn, nhân lực từ phía Nhà nước. Điều này cũng là một phần nguyên nhân đã không tạo nên được động lực thúc đẩy sự phát triển của hoạt động đầu tư nói riêng và lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nói chung.

Một phần của tài liệu Thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 79 - 83)