III. Môi trường pháp lý đối với hoạt động của Thị trường bảo hiểm.
2- Thực trạng môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm từ năm 1993 đến trước khi Luật kinh doanh bảo hiểm ra đờ
2.3. Những vấn đề còn tồn tại về môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong giai đoạn này.
kinh doanh bảo hiểm trong giai đoạn này.
2.3.1- Hệ thống văn bản còn rời rạc, không chi phối hoạt động kinh doanh một cách tổng thể.
Tại nước ta, kể từ năm 1993 đã có Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 đóng vai trò như một văn bản có tính pháp lý cao nhất làm công cụ điều tiết thị trường cũng như hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nhưng có thể thấy, sau
Nghị định 100/CP ra đời vẫn còn có nhiều các Nghị định khác (xem dẫn chứng ở phần trên) do nhiều Bộ ngành khác nhau ban hành. Tuy mỗi nghị định có nội dung liên quan tới một vấn đề khác nhau, nhưng đối với một doanh nghiệp bảo hiểm thì trong hoạt động kinh doanh lại luôn đòi hỏi có sự tương hỗ, phối hợp trong các nghiệp vụ mà mình tiến hành.
Việc ban hành các văn bản pháp luật một cách thiếu đồng bộ, rời rạc không chi phối hoạt động kinh doanh một cách tổng thể đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp, mà có thể thấy là các doanh nghiệp phải có sự thay đổi lại nhiều trong cơ cấu hoạt động của mình cho phù hợp. Đặc biệt là khó tạo nên sự khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Thực tế là suốt từ năm 1993 đến năm 1998, hầu như không có một doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tiến hành kinh doanh tại thị trường Việt Nam mà chỉ có mặt dưới hình thức mở văn phòng đại diện.
2.3.2- Nhiều vấn đề liên quan nằm trong các bộ luật, các luật khác nhau dẫn đến sự thiếu đồng bộ.
Như đã phân tích ở trên, việc hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu sự chi phối bởi nhiều bộ luật, luật khác nhau là một điều tất yếu không chỉ tại Việt Nam mà còn tại hầu như tất cả các nước trên thế giới. Tại nước ta, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngoài chịu sự chi phối của nghị định 100/CP còn chịu sự chi phối của Bộ luật dân sự, Luật hàng hải 1990, Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc các bộ luật, các luật này quy định chung về một vấn đề nhưng lại có nội dung khác nhau là phổ biến đã dẫn tới tình trạng đan xen, dẫm chân nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và cả trong sự quản lý của Nhà nước.
2.3.3- Các nghiệp vụ được phép tiến hành còn ít chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường.
Thị trường Việt Nam với số dân lên tới 80 triệu người thì có thể khẳng định rằng tiềm năng để phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm là vô
cùng lớn. Tuy nhiên, theo đánh giá thì thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn này mới chỉ khai thác được khoảng 10% tiềm năng.
2.3.4- Vấn đề mở cửa thị trường bảo hiểm cho các Công ty nước ngoài.
Để có thể mở cửa cần thiết phải ban hành luật kinh doanh bảo hiểm. Trong giai đoạn này mới chỉ có Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm, các Công ty nước ngoài hoạt động vẫn chủ yếu theo các quy định của Luật đầu tư nước ngoài.
2.3.5- Quy định về mức tái bảo hiểm bắt buộc còn chưa hợp lý: quá
cao so với thông lệ quốc tế
2.3.6- Nhiều vấn đề còn chưa được đề cập trong các văn bản pháp lý.
Ngoài các hạn chế kể trên Nghị định 100/CP còn chưa đề cập đến một số vấn đề như:
Về hợp đồng bảo hiểm:
Về việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm giữa các Công ty bảo hiểm với nhau trong trường hợp thanh lý, phá sản.
Việc thay đổi cơ cấu chủ sở hữu trong Công ty bảo hiểm, đặc biệt là hình thức Công ty liên doanh, Công ty cổ phần.