3 Theo báo cáo thống kê doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh Phú Yên tính đến ngày 1/12/201.
1.7.2.2. Kiểm định các giả thuyết:
Kết quả hồi quy trên cũng cho thấy với 9 biến độc lập và 5 biến định tính đưa vào mô hình hồi quy ban đầu, có 3 biến: (1) Hệ thống hải quan, thuế và ngân hàng, (2) Chất lượng lao động, (3) Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư giải thích tốt nhất cho Sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên. Nhìn vào phương trình hồi quy cũng có thể thấy Sự hài lòng của doanh nghiệp không chịu ảnh hưởng bởi các biến định tính đã đề xuất ban đầu.
Dựa vào ma trận hệ số tương quan (xem Phụ lục 03), nếu xét riêng biệt từng biến độc lập với biến sự hài lòng của doanh nghiệp có thể thấy biến Hệ thống hải quan,
thuế, ngân hàng (X6) tương quan với sự hài lòng mạnh hơn với r = 0,700. Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư (X4) có tương quan r = 0,677 và Chất lượng lao động (X7) có tương quan với Sự hài lòng của doanh nghiệp thấp nhất trong bốn biến của mô hình với r = 0,552.
Tuy nhiên khi xét cả ba biến trong phương trình hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng đến Sự hài lòng của doanh nghiệp ta dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa (xem Bảng 3.29). Giá trị Beta chuẩn hóa cho biết mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến sự hài lòng của doanh nghiệp, cụ thể: biến Hệ thống hải quan, thuế, ngân hàng (X6) có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của doanh nghiệp (βchuẩn hóa =0,511) hay với mỗi đơn vị chuẩn hóa thay đổi ở biến Hệ thống hải quan, thuế, ngân hàng (X6) thì sự hài lòng của doanh nghiệp thay đổi 0,511 đơn vị. Biến Chất lượng lao động (X7) có ảnh hưởng ít hơn tới sự hài lòng của doanh nghiệp với βchuẩn hóa là 0,264. Biến Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư (X4) ít gây ảnh hưởng đến Sự hài lòng của doanh nghiệp nhất với βchuẩn hóa = 0,172.
Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa các yếu tố (1) Hệ thống hải quan, thuế và ngân hàng, (2) Chất lượng lao động, (3) Hỗ trợ chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư với Sự hài lòng của doanh nghiệp là mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là sự hài lòng của doanh nghiệp sẽ tăng cao khi gia tăng chất lượng của các yếu tố trên.
Tóm lại, các giả thuyết đưa ra dựa trên mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau phân tích EFA có giả thuyết H4, H6, H7 chấp nhận được với mức ý nghĩa thống kê 5%. Các giả thuyết H1, H2, H3, H5, H8, H9 không được chấp nhận.
Kiểm định phi tham số (kiểm định Kruskal – Wallis) đối với giả thuyết:
Giả thuyết H0: Có sự khác nhau về mức độ hài lòng của doanh nghiệp về các
thuộc tính địa phương theo các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động và thời gian kinh doanh
- Loại hình doanh nghiệp:
Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với nhóm thuộc tính Loại hình doanh nghiệp (xem Bảng 3.30) cho thấy không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của các doanh nghiệp dựa theo loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên có sự khác biệt trong đánh giá của các doanh nghiệp về Chất lượng lao động tại Phú Yên (.sig = 0,035 < 0,05). Các
doanh nghiệp là công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, hợp tác xã,… đánh giá chất lượng lao động tại Phú Yên tốt hơn so với các loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH với Mean = 127,60.
Bảng 3.30: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Loại hình doanh nghiệp
Hỗ trợ chính quyền và thủ tục
cấp phép đầu tư
Hệ thống hải quan, thuế, ngân
hàng Chất lượng laođộng Sự hài lòng củadoanh nghiệp
Chi-Square 5.481 4.868 6.703 4.231
Df 2 2 2 2
Asymp. Sig. .065 .088 .035 .121
Bảng 3.31: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp N Mean Rank
Chất lượng lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn 86 100.13
Doanh nghiệp tư nhân 81 102.60
Khác (CTCP, DNNN, DNNNg,
Hợp tác xã…) 46 127.60
Total 213
-Ngành nghề kinh doanh:
Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với nhóm thuộc tính Ngành nghề kinh doanh (xem Bảng 3.32) cho thấy kiểm định Ho được chấp nhận (.sig > 0,05). Như vậy không có sự khác biệt trong đánh giá về các nhóm thuộc tính của các doanh nghiệp dựa theo ngành nghề kinh doanh.
Bảng 3.32: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Ngành nghề kinh doanh
Hỗ trợ chính quyền và thủ tục
cấp phép đầu tư
Hệ thống hải quan, thuế, ngân
hàng Chất lượng lao động Sự hài lòng của doanh nghiệp Chi-Square 2.627 .876 2.232 2.074 Df 2 2 2 2 Asymp. Sig. .269 .645 .328 .355
-Nguồn vốn kinh doanh:
Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với nhóm thuộc tính Nguồn vốn kinh doanh (xem Bảng 3.33) cho thấy kiểm định Ho được chấp nhận (.sig > 0,05). Như vậy không
có sự khác biệt trong đánh giá về các nhóm thuộc tính của các doanh nghiệp dựa theo nguồn vốn kinh doanh.
Bảng 3.33: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Nguồn vốn kinh doanh
Hỗ trợ chính quyền và thủ tục
cấp phép đầu tư
Hệ thống hải quan, thuế, ngân
hàng Chất lượng lao động Sự hài lòng của doanh nghiệp Chi-Square .668 1.104 1.022 2.838 Df 2 2 2 2 Asymp. Sig. .716 .576 .600 .242 -Số lượng lao động:
Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với nhóm thuộc tính Số lượng lao động (xem Bảng 3.34) cho thấy kiểm định Ho được chấp nhận (.sig > 0,05). Như vậy không có sự khác biệt trong đánh giá về các nhóm thuộc tính của các doanh nghiệp dựa theo số lượng lao động.
Bảng 3.34: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Số lượng lao động
Hỗ trợ chính quyền và thủ tục
cấp phép đầu tư
Hệ thống hải quan, thuế, ngân
hàng Chất lượng laođộng Sự hài lòng củadoanh nghiệp
Chi-Square 2.823 1.432 1.986 1.088
Df 2 2 2 2
Asymp. Sig. .244 .489 .370 .580
-Thời gian kinh doanh:
Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với nhóm thuộc tính Thời gian kinh doanh (xem Bảng 3.35) cho thấy kiểm định Ho được chấp nhận (.sig > 0,05). Như vậy không có sự khác biệt trong đánh giá về các nhóm thuộc tính của các doanh nghiệp dựa theo thời gian kinh doanh.
Bảng 3.34: Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis với Số lượng lao động
Hỗ trợ chính quyền và thủ tục
cấp phép đầu tư
Hệ thống hải quan, thuế, ngân
hàng Chất lượng lao động Sự hài lòng của doanh nghiệp Chi-Square .120 .045 1.315 .293 Df 1 1 1 1 Asymp. Sig. .730 .833 .252 .589
Như vậy, kết quả kiểm định giả thuyết H0: Không có sự khác nhau về mức độ hài lòng của các doanh nghiệp theo các đặc trưng cơ bản như: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động và thời gian kinh doanh.