Điều chỉnh mô hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh phú yên (Trang 54 - 56)

3 Theo báo cáo thống kê doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh Phú Yên tính đến ngày 1/12/201.

3.6. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu:

Sau phân tích nhân tố EFA, kết quả có 9 nhân tố mới với 36 biến quan sát được rút trích, đặt lại tên và đánh giá lại hệ số Cronbach Alpha cho các thành phần rút trích đều đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê. Như vậy, có 9 thành phần mới thay thế cho 3 thành phần thiết kế ban đầu. Do đó mô hình nghiên cứu ban đầu phải được điều chỉnh lại cho phù hợp và để thực hiện các phân tích tiếp theo. Mô hình nghiên cứu mới sau phân tích nhân tố được điều chỉnh như hình 3.1

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau phân tích nhân tố EFA

Các giả thuyết nghiên cứu được điều chỉnh như sau:

Giả thuyết H0: Có sự khác nhau về mức độ hài lòng của doanh nghiệp về các thuộc tính địa phương theo các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động và thời gian kinh doanh.

Giả thuyết H1: Nếu chi phí đầu vào của địa phương thấp hơn thì doanh nghiệp hài lòng hơn với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên.

Giả thuyết H2: Nếu hệ thống điện, nước của địa phương tốt hơn thì doanh nghiệp hài lòng hơn với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên.

Giả thuyết H3: Nếu hạ tầng giao thông, mặt bằng của địa phương được đầu tư tốt hơn thì doanh nghiệp hài lòng hơn với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên.

Giả thuyết H4: Nếu sự hỗ trợ của chính quyền và thủ tục cấp phép đầu tư minh bạch, thuận lợi hơn thì doanh nghiệp hài lòng hơn với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên.

Giả thuyết H5: Nếu dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng và có chất lượng hơn thì doanh nghiệp hài lòng hơn với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên.

Giả thuyết H6: Nếu hệ thống hải quan, thuế và ngân hàng tốt hơn thì doanh nghiệp hài lòng hơn với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên.

Giả thuyết H7: Nếu chất lượng lao động của địa phương tốt hơn thì doanh nghiệp hài lòng hơn với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên.

Giả thuyết H8: Nếu nguồn cung lao động dồi dào hơn thì doanh nghiệp hài lòng hơn với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên.

Giả thuyết H9: Nếu môi trường sống của địa phương tốt hơn thì doanh nghiệp hài lòng hơn với các thuộc tính địa phương của tỉnh Phú Yên.

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh phú yên (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w