Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Giới thiệu tổng quan về Phú Yên:

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh phú yên (Trang 38 - 40)

3.1. Giới thiệu tổng quan về Phú Yên:

Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông, nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Giao thông đường bộ gồm quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối tỉnh Gia Lai, quốc lộ 29 nối tỉnh Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa. Các tuyến giao thông Bắc Nam, Đông Tây, cảng biển, sân bay có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hóa.

Sự đan xen, giao thoa và hòa hợp nền văn hóa truyền thống của 31 dân tộc cùng với nhiều di tích lịch sử - cách mạng - văn hóa và danh lam thắng cảnh, lễ, hội truyền thống cũng tạo ra những nét đẹp văn hóa đặc trưng. Ngoài ra, với sinh thái rừng đặc sắc, bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn để phát triển ngành du lịch.

Bên cạnh đó, Phú Yên có nhiều vùng bãi triều nước lợ, cửa sông, đầm phá, vịnh rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. Đây là tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển.

Phú Yên còn có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, với nguồn khoáng sản phong phú với nhiều loại khác nhau như: Diatomit, đá Granit, Vàng sa khoáng, Nhôm (Bôxít), Sắt, Fluorit, Titan… được phân bố rải rác ở nhiều vùng của địa phương.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, mục tiêu xây dựng Phú Yên thành cửa ngõ mới ra hướng Đông cho vùng Tây Nguyên, trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước với cơ cấu công nghiệp chiếm 47%, dịch vụ chiếm 43%, nông nghiệp chiếm 10% trong cơ cấu GDP.

Với những lợi thế kể trên, Phú Yên có rất nhiều cơ hội để trở thành một tỉnh phát triển về kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh luôn tăng trưởng với tốc độ trên

10% trong giai đoạn 2001 – 2010. Tuy nhiên con số này chưa phải là cao so với các tỉnh khác trong khu vực (Khánh Hòa tăng 20% trong cả giai đoạn 2001 – 2010).

Bảng 3.1: Vốn đầu tư của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2000 – 2012.

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn vốn đầu tư 2000 2005 Năm 2010 2012

Khu vực Nhà nước 449,1 809 814 901,6

Khu vực ngoài nhà nước 212,8 473 807 778,9

Khu vực FDI 59,9 74 447 935,2

Tổng 721,8 1.356 2.068 2.615,7

Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên qua các năm.

Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện hàng năm dựa trên điều tra các doanh nghiệp về chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh của từng địa phương, vị trí của Phú Yên liên tục bị tụt hạng và xếp thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực.

Bảng 3.2: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ

Địa phương 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Đà Nẵng 2 2 1 1 1 5 12 Quảng Nam 14 13 14 25 26 11 15 Quảng Ngãi 55 45 41 58 55 18 27 Bình Định 3 4 11 7 20 38 4 Phú Yên 21 23 39 49 31 50 52 Khánh Hòa 20 40 36 30 40 34 24 Ninh Thuận 51 55 47 48 41 46 18 Bình Thuận 29 25 17 11 28 40 47

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh các năm.

Trong báo cáo PCI năm 2012, đơn vị này cũng đã phân tích những thay đổi của địa phương kể từ khi PCI được công bố lần đầu năm 2005. Qua đó, chính quyền tỉnh Phú Yên cũng đã quan tâm và có nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh thông qua PCI tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 10 và nhiều văn bản sau đó như: Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh (Số: 02/CTr-UBND, ngày 27/07/2011) về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên thứ

hạng của tỉnh lại theo chiều hướng đi xuống và thấp hơn so với trước khi có các văn bản ban hành.

3.2. Thống kê mô tả mẫu:

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu gồm 213 quan sát theo các biến quan sát: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động và thời gian kinh doanh.

- Về ngành nghề và loại hình doanh nghiệp: Kết quả thống kê theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp (bảng 3.1) cho thấy trong 213 doanh nghiệp điều tra, có đến 145 doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thương mại và dịch vụ. Loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (86 doanh nghiệp) và Doanh nghiệp tư nhân (81 doanh nghiệp) chiếm đa số phiếu điều tra. Điều này phù hợp với thực tế phân loại doanh nghiệp tại địa phương với hơn 1.300 công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân trong tổng số 1.600 doanh nghiệp3.

Bảng 3.1: Thống kê mẫu theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh

Loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp tư nhân Khác (CTCP, DNNN, DNNNg, Hợp tác xã…) Total

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 10 5 21

Công nghiệp và xây dựng 20 14 13 47

Thương mại và dịch vụ 60 57 28 145

Total 86 81 46 213

- Về nguồn vốn kinh doanh: trong số 213 doanh nghiệp điều tra, số lượng doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh dưới 10 tỷ đồng chiếm đa số với 132 doanh nghiệp (xem bảng 3.2). Điều này cho thấy đặc điểm kinh doanh nhỏ lẻ và manh mún của các doanh nghiệp tại Phú Yên.

Bảng 3.2: Thống kê mẫu theo Nguồn vốn kinh doanh

Nguồn vốn kinh doanh

Loại hình doanh nghiệp

Total Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp tư nhân Khác (CTCP, DNNN, DNNNg, Hợp tác xã…) Dưới 10 tỷ đồng 51 64 17 132 Từ 10 – 100 tỷ đồng 35 17 26 78 Trên 100 tỷ đồng 0 0 3 3 Total 86 81 46 213

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh phú yên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w