Nghiên cứu định tính:

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh phú yên (Trang 29 - 33)

2. Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính là bước cần thiết để tiếp tục khám phá các thuộc tính có thể tác động vào sự hài lòng của doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư, kinh doanh của địa phương. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng thông qua hình thức thảo luận nhóm dựa theo đề cương được chuẩn bị trước (Phụ lục 01). Đối tượng nghiên cứu là các lãnh đạo cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp,…) và một số doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh tại tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo

dự thảo đã được xây dựng trong mô hình nghiên cứu cũng như thống nhất định nghĩa liên quan đến các nhân tố, biến quan sát, chuẩn bị cho bước xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.

Nhận xét của các doanh nghiệp thảo luận lần này đều cho rằng cơ sở hạ tầng tại đây đang được cải thiện dần và đáp ứng được mong muốn của nhiều doanh nghiệp. Việc giải phóng mặt bằng và bàn giao cho doanh nghiệp còn chậm. Hệ thống điện nước có khả năng cung ứng tốt cho doanh nghiệp nhưng việc đề xuất tăng giá thường xuyên trong khi chất lượng dịch vụ của hai ngành này chưa tương xứng khiến nhiều doanh nghiệp không hài lòng. Giá điện, giá nước là yếu tố chi phí đầu vào và trong điều kiện hiện nay khi đầu ra của nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì việc tăng giá điện, nước của Công ty Điện lực và Công ty TNHH MTV cấp thoát nước đều không nhận được sự đồng thuận từ nhiều doanh nghiệp. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Hệ thống giao thông (đường bộ và đường sắt) làm nhiều doanh nghiệp bức xúc do thiết kế đường ra vào không phù hợp với xe tải trọng lớn tại các khu công nghiệp và thường xuyên bị ngưng trệ ở hai đầu cửa ngõ đi vào là Đèo Cả và Đèo Cù Mông vào mùa mưa gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa, thiệt hại cho kinh doanh của doanh nghiệp.

Vấn đề được nhiều doanh nghiệp phàn nàn nhất là về việc đăng ký kinh doanh và làm các thủ tục liên quan như đăng ký thuế, giấy phép xây dựng… Các thủ tục hành chính của tỉnh còn quá rườm rà và chưa có sự kết nối hiệu quả giữa cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch đầu tư) và cơ quan thuế để giảm bớt các thủ tục đăng ký kinh doanh. Cơ quan thuế cũng chưa có nhiều biện pháp hiệu quả trong việc phổ biến, hỗ trợ các chính sách khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi thực hiện kê khai, quyết toán thuế. Các dịch vụ phát triển kỹ năng mềm cho người lao động, dịch vụ quảng cáo, các tổ chức hỗ trợ dịch vụ nghiên cứu thị trường đều chưa phát triển, nên khi doanh nghiệp có nhu cầu đều phải tìm đến các địa phương lớn như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội gây tốn kém và mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp.

Về môi trường sống và kinh doanh của tỉnh, doanh nghiệp đều rất hài lòng về chi phí sinh hoạt tại đây. Tuy nhiên các địa điểm vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm chưa được đầu tư. Doanh nghiệp cho rằng hệ thống trường đào tạo nhiều nhưng chưa đào tạo sát với thực tế, sinh viên, học sinh tốt nghiệp được tuyển dụng doanh nghiệp phải

đào tạo lại từ đầu. Riêng các doanh nghiệp xây dựng khi được tham khảo đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp ra có thể làm việc ngay và không tốn nhiều chi phí đào tạo lại từ đầu như ngành khác. Việc tuyển dụng lao động cũng rất dễ dàng với doanh nghiệp, nhưng khi có nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề cao hoặc quản lý doanh nghiệp phải mở rộng địa bàn tuyển dụng sang những địa phương khác.

Kết quả sau khi thực hiện thảo luận cho thấy, khi đầu tư, kinh doanh tại Phú Yên, các doanh nghiệp và lãnh đạo thường chú trọng vào 3 yếu tố: Thứ nhất là kết cấu hạ tầng của địa phương bao gồm các vấn đề liên quan đến mặt bằng, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống phân phối điện nước; Thứ hai là thủ tục hành chính và sự hỗ trợ của chính quyền gồm các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, hải quan, thủ tục vay vốn; Thứ ba là nguồn nhân lực và các yếu tố về cuộc sống. Như vậy các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm phù hợp với mô hình nghiên cứu đã đề xuất ở chương 1.

Thông qua kết quả nghiên cứu định tính, thang đo ban đầu được điều chỉnh cho phù hợp và được đặt tên là thang đo chính thức. mô hình nghiên cứu được hình thành gồm 4 nhân tố. Các nhân tố này được đo lường thông qua 41 biến quan sát (xem phụ lục 02). Các thang đo được điều chỉnh dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu sơ bộ, sử dụng điểm số của thang đo Likert 5 điểm: 1-Hoàn toàn không hài lòng; 2-Không hài lòng; 3-Tạm được; 4-Hài lòng; 5-Hoàn toàn hài lòng.

- Thành phần Cơ sở hạ tầng gồm 12 biến quan sát, ký hiệu từ A1 – A12 (xem Bảng 2.1):

Bảng 2.1: Thang đo Cơ sở hạ tầng

hiệu Biến quan sát Nguồn

A1 Hệ thống cung cấp điện đáp ứng đầy đủ nhu cầu củadoanh nghiệp Điều chỉnh từ Thọ vàTrang (2005) A2 Hệ thống cung cấp nước đáp ứng đầy đủ nhu cầu củadoanh nghiệp Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ

A3 Hệ thống thoát nước tốt Thọ và Trang (2005)

A4 Hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ

A5 Hệ thống giao thông thuận lợi Điều chỉnh từ Thọ vàTrang (2005)

A7 Giá thuê đất thấp Điều chỉnh từ Thọ vàTrang (2005)

A8 Chi phí lao động rẻ Thọ và Trang (2005)

A9 Giá điện kinh doanh hợp lý Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ

A10 Gía nước kinh doanh hợp lý Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ

A11 Cước vận tải rẻ Bổ sung

A12 Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng hợp lý Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ

- Thành phần Chế độ chính sách và dịch vụ kinh doanh gồm 15 biến quan sát, ký hiệu từ B1 – B15 (xem Bảng 2.2):

Bảng 2.2: Thang đo Chế độ chính sách và dịch vụ kinh doanh

hiệu Biến quan sát Nguồn

B1 Thủ tục cấp chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanhđơn giản thuận tiện Điều chỉnh từ Thọ vàTrang (2005) B2 Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đơngiản nhanh chóng Nguyễn Anh Tuấn(2012) B3 Thủ tục cấp phép (đầu tư) xây dựng đơn giản thuận

tiện

Nguyễn Anh Tuấn (2012)

B4 Thủ tục cấp phép khác (phương án phòng cháy, tácđộng môi trường, giấy phép lao động cho người nước ngoài, …) đơn giản

Nguyễn Anh Tuấn (2012)

B5 Văn bản pháp luật có liên quan được triển khai kịpthời đến doanh nghiệp Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ B6 Hệ thống thuế rõ ràng Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ

B7 Thủ tục hải quan nhanh gọn Thọ và Trang (2005)

B8 Dịch vụ hành chính pháp lý nhanh chóng Thọ và Trang (2005)

B9 Chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo cho DN Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ

B10 Hệ thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu. Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ

B11 Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện Thọ và Trang (2005)

B12 Các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại hỗ trợ tốtcho doanh nghiệp Bổ sung

B13 Các dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (tư vấn,

đào tạo, tiếp thị, …) đa dạng

Điều chỉnh từ Thọ và Trang (2005)

B15 Công tác bảo vệ bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa chặtchẽ Thọ và Trang (2005)

- Thành phần Môi trường sống và kinh doanh gồm các 9 biến quan sát, ký hiệu từ C1 – C9 (xem Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Thang đo Môi trường sống và kinh doanh

hiệu Biến quan sát Nguồn

C1 Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn Thọ và Trang (2005)

C2 Người dân thân thiện Thọ và Trang (2005)

C3 Chi phí sinh hoạt hợp lý Điều chỉnh từ

Thọ và Trang (2005)

C4 Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu củadoanh nghiệp Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ C5 Người lao động có kỷ luật và ý thức lao động cao Điều chỉnh từ Thọ vàTrang (2005)

C6 Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa

phương Thọ và Trang (2005)

C7 Nguồn lao động phổ thông dồi dào (lao động khôngcó kỹ năng) Điều chỉnh từ Thọ vàTrang (2005) C8 Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao

động tốt Bổ sung

C9 Học viên tốt nghiệp tại trường đào tạo nghề có thểlàm việc ngay Thọ và Trang (2005) - Thành phần Sự hài lòng của doanh nghiệp gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ D1 – D5 (xem bảng 2.4):

Bảng 2.4: Thang đo Sự hài lòng của doanh nghiệp

hiệu Biến quan sát Nguồn

D1 Doanh nghiệp hài lòng với cơ sở hạ tầng của tỉnh. Bổ sung

D2 Doanh nghiệp hài lòng với chính sách và dịch vụkinh doanh của địa tỉnh. Bổ sung

D3 Doanh nghiệp hài lòng với môi trường sống và kinh

doanh của tỉnh. Bổ sung

D4 Doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng theo mongmuốn Thọ và Trang (2005)Điều chỉnh từ D5 Doanh nghiệp đạt lợi nhuận như mong muốn Điều chỉnh từ Thọ vàTrang (2005)

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp tại tỉnh phú yên (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w