Hiện trạng nghèo đói của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 57 - 60)

5. Bố cục của luận văn

2.1.5. Hiện trạng nghèo đói của tỉnh Thái Nguyên

2.1.5.1. Tình hình nghèo đói ở tỉnh Thái Nguyên

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và là mục tiêu phấn đấu của tỉnh Thái Nguyên. Công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, trong giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm nhanh từ 26,85% (tương ứng với 68.227 hộ) đầu năm 2006 xuống còn 10,8% (tương ứng 30.779 hộ) vào cuối năm 2010; bình quân mỗi năm giảm 3,21%, tương ứng giảm 7.500 hộ nghèo/năm. Áp dụng chuẩn nghèo mới, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 20,57% xuống còn 16,69% tương đương với 10.171 hộ thoát nghèo, vượt 1,78% so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ giảm nghèo đạt cao ở các địa phương như huyện Võ Nhai, Định Hóa, Phú Bình, Phú Lương và Thị xã Sông Công.

Bộ mặt nông thôn nói chung và các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về hạ tầng cơ sở và phát triển sản xuất; đời sống của đại đa số người dân được nâng cao, đặc biệt là nhóm hộ nghèo đồng bào dân tộc ở miền núi, phụ nữ nghèo; không chỉ về thu nhập tăng, đời sống được cải thiện mà khía cạnh sức khỏe, đi lại, học hành cũng tiến bộ rõ rệt. Đến nay, cơ sở hạ tầng của các xã đặc biệt khó khăn cơ bản được tăng cường và cải thiện rõ rệt. 100% xã có trường tiểu học và trạm Y tế; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã có điện sinh hoạt với 95% số hộ dùng điện; 75% hộ dùng nước sạch...

Để xem xét hiện trạng nghèo đói của tỉnh Thái Nguyên trước khi bước vào thực hiện chương trình giảm nghèo trong giai đoạn mới (2011 - 2015), ta xem xét bảng sau.

Bảng 2.2: Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Thái Nguyên năm 2010

(theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015)

Địa phƣơng Tổng số hộ

Hộ nghèo Hộ cận nghèo Xã nghèo hộ nghèo Khu vực

Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Từ 25 % trở lên Thuộc xã 135 Thành thị Nông thôn Tp. Thái Nguyên 62.710 2.840 4,53 1.365 2,18 1.547 1.293 Thị xã Sông Công 12.399 1.277 10,30 657 5,30 1 439 838 Huyện Phổ Yên 35.131 5.972 17,00 3.451 9,82 3 140 5.832

Huyện Phú Lương 28.173 6.194 21,99 3.246 11,52 7 3 124 6.070

Huyện Đồng Hỷ 27.430 6.277 22,88 2.623 9,56 6 2 177 6.100 Huyện Phú Bình 34.852 8.655 24,83 4.310 12,37 10 424 8.231 Huyện Đại Từ 44.794 12.392 27,66 6.081 13,58 21 11 414 11.978 Huyện Định Hóa 24.147 8.205 33,98 5.753 23,82 22 17 120 8.085 Huyện Võ Nhai 16.154 6.979 43,20 2.905 17,98 12 11 199 6.780 Toàn tỉnh 285.790 58.791 20,57 30.391 11,00 82 44 3.584 55.207

Qua bảng trên ta thấy, theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 20,57% và hộ cận nghèo là 11%, cao gần gấp 2 lần so với tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo bình quân chung cả nước tương ứng là 1,76% và 6,98%. Các huyện: Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ, Định Hóa có tỷ lệ hộ nghèo cao, trong đó Định Hóa là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất toàn tỉnh. Hộ nghèo lại chủ yếu tập trung ở nông thôn, 93,90% số hộ nghèo là ở nông thôn, nơi còn nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Chính điều này sẽ gây nhiều trở ngại cho công tác giảm nghèo của tỉnh trong tương lai.

2.1.5.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác xóa giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên

Bên cạnh những thành công, công tác giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên còn một số tồn tại, hạn chế cụ thể như sau:

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể nhưng tính bền vững trong giảm nghèo chưa cao, vẫn còn một bộ phận dân cư có nguy cơ tái nghèo nhất là vùng thường xuyên bị thiên tai, mất mùa, do thiếu việc làm và việc làm không ổn định; thu nhập thấp, không có tích lũy, nhiều hộ tuy không thuộc diện nghèo nhưng có thu nhập và mức sống sát chuẩn nghèo.

- Trình độ, năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo ở một số xã, huyện còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, còn thiếu chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo.

- Một bộ phận người nghèo và một số xã nghèo chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của chính mình, vẫn còn tư tưởng ỷ lại, thiếu quyết tâm vươn lên thoát nghèo, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên hạn chế sự năng động vươn lên của người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo.

- Việc huy động nguồn lực tại chỗ để giảm nghèo ở địa phương còn khó khăn, công tác xã hội hoá trong việc huy động nguồn lực của cộng đồng, của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp hiệu quả chưa cao trong khi sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cần hỗ trợ của người nghèo, nhất là người nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)