Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập của nhóm hộ

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 93 - 98)

5. Bố cục của luận văn

2.2.6. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập của nhóm hộ

nghiên cứu năm 2007, năm 2011 bằng hàm sản xuất Cobb-Douglas

Việc phân tổ các nhân tố sản xuất theo thu nhập cho thấy xu hướng tác động đến kết quả sản xuất. Tuy nhiên, điều đó mới dừng lại ở việc chỉ ra về mặt xu hướng tác động, còn để đánh giá được chính xác mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố tới thu nhập của hộ, ta sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas để đánh giá.

Hàm Cobb-Douglas được xây dựng như sau:

TN = b1*TDb2*TTb3*CNb4*DTb5*LDb6*eb7D*eu Trong đó:

- Biến phụ thuộc: TN: Thu nhập bình quân hộ (nghìn đồng) - Các biến độc lập:

TT: Chi phí cho trồng trọt (nghìn đồng) CN: Chi phí cho chăn nuôi (nghìn đồng) DT: Diện tích đất sản xuất của hộ (m2

) LD: Lao động của hộ (người)

D: Biến giả về dân tộc (1: dân tộc Kinh; 0: dân tộc khác)

Bảng 2.21. So sánh kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas năm 2007 và năm 2011 Tên biến 2007 2011 Hệ số ƣớc lƣợng T -KĐ Mức ý nghĩa Hệ số ƣớc lƣợng T -KĐ Mức ý nghĩa Hệ số chặn 5,9812 20.9317 6.687E-66 6,5515 17.2875 3.311E-50 Ln(TD) 0,2666 4.4839 9.632E-06 0,3422 4.3973 1.413E-05 Ln(TT) 0,1242 3.6021 0.000356 0,2110 5.0570 6.544E-07 LN(CN) 0,1342 5.5828 4.419E-08 0,1221 4.9908 9.049E-07 Ln(DT) 0,1153 6.3584 5.662E-10 0,0545 1.9817 0.0482 Ln(LD) 0,4188 5.2395 2.631E-07 0,1989 2.2647 0.0240 Dan toc 0,1894 3.9744 8.395E-05 0,1615 2.7139 0.0069 Hệ số xác định bội R2 45,14% 28,67% Hệ số xác định bội đã hiệu chỉnh R2 44,30% 27,59% FStatitic = 53.8898 26.3330

Prob[F] = 2.37E-48 2.4E-26

Số quan sát 400 400

Nguồn: Kết quả chạy hàm

Kiểm định và phân tích mô hình

Năm 2007:

Ln(TN)= 5,981+ 0,267Ln(TD) + 0,124 Ln(TT) + 0,134Ln(CN) + 0,115Ln(DT) + 0,419 Ln(LD) + 0,189 D + e

Để xác định sự tồn tại của mô hình, ta so sánh F(mô hình) với F(k-1,n-k) (α) - Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) > F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H0 cho rằng tất cả các biến giải thích Xi không ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/hộ.

H0: (b1=b2=...=bi=0)

- Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) < F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất một hệ số bi khác không (có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/hộ

H1: Tồn tại ít nhất một hệ số bi khác 0.

F(k-1,n-k)(α) = F(5, 394)(0,05) = 2,237 < 53,89. Vậy giả thiết H1 được chấp nhận, có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/hộ.

R2 = 0,4514 có nghĩa các yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ, chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi, diện tích, lao động trong mô hình đã gây ra 45,14% sự biến động thu nhập của hộ. R2

= 0,4514 là chỉ tiêu chấp nhận được trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phù hợp với những địa phương miền núi đa dạng về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.

b. Phân tích mô hình

Qua phân tích ở trên ta có thể thấy rằng nhân tố quyết định lớn nhất đến thu nhập của hộ ở đây chính là yếu tố lao động.

- Với mức ý nghĩa hay P _ value = 2.63E-07, khi các yếu tố khác không đổi, cứ tăng 1% lao động sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0,419%. Tiếp đến là nhân tố trình độ học vấn của chủ hộ, với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 9.63E-06, trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 lớp sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0,267%. Với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 4.42E-08, cứ tăng 1% chi phí cho chăn nuôi thì thu nhập của hộ sẽ tăng 0,134%. Với ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 0.00036, cứ tăng 1% chi phí cho trồng trọt thì thu

nhập của hộ tăng 0,124%. Với ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 0.00036, cứ tăng 1% diện tích đất sản xuất thì thu nhập của hộ tăng 0,115%.

- Về việc sử dụng biến giả để giả định sự khác nhau giữa dân tộc Kinh và các dân tộc khác trên địa bàn thì với mức ý nghĩa, hay P _ value = 8.395E- 05, dân tộc Kinh có khả năng tạo ra thu nhập nhiều hơn các dân tộc khác là 0,189% tương ứng với 1.208 nghìn đồng/hộ.

Năm 2011:

Ln(TN) = 6,551+ 0,342Ln(TD) + 0,211Ln(TT) + 0,122Ln(CN) + 0,054Ln(DT) + 0,199Ln(LD) + 0,161D + e

a. Nhận xét về mô hình

Để xác định sự tồn tại của mô hình, ta so sánh F(mô hình) với F(k-1,n-k) (α)

- Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) > F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H0 cho rằng tất cả các biến giải thích Xi không ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/hộ.

H0: (b1=b2=...=bi=0)

- Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) < F(mô hình)) thì chấp nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất một hệ số bi khác không (có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/hộ

H1: Tồn tại ít nhất một hệ số bi khác 0.

F(k-1,n-k)(α) = F(5, 394)(0,05) = 2,237 < 26,333. Vậy giả thiết H1 được chấp nhận, có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/hộ.

R2 = 0,2867 có nghĩa các yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ, chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi, diện tích, lao động trong mô hình đã gây ra 28,67% sự biến động thu nhập của hộ.

b. Phân tích mô hình

Trong các nhân tố tồn tại của mô hình phân tích thì nhân tố trình độ của chủ hộ có tác động mạnh nhất đến thu nhập của hộ. Cụ thể như sau:

- Với mức ý nghĩa hay P _ value = 1.412E-05, khi các yếu tố khác không đổi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 lớp sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0,342%. Yếu tố tiếp theo tác động đến thu nhập của hộ là hoạt động trồng trọt, với mức ý nghĩa hay P _ value = 6.544E-07, cứ tăng 1% chi phí cho trồng trọt thì thu nhập của hộ tăng 0,211%. Với mức ý nghĩa hay P _ value = 0.024075 khi tăng lao động của hộ lên 1% sẽ làm cho thu nhập tăng lên 0,199%. Với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 9.04898E-07, cứ tăng 1% chi phí cho chăn nuôi thì thu nhập của hộ sẽ tăng 0,122%.Yếu tố tác động ít nhất đến thu nhập trong mô hình là diện tích đất sản xuất, với mức ý nghĩa hay P _ value = 0.048204282, có nghĩa là với độ tin cậy 99%, khi tăng diện tích đất sản xuất,lên 1% sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0,054 %.

- Về việc sử dụng biến giả để giả định sự khác nhau giữa dân tộc Kinh và các dân tộc khác trên địa bàn thì với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 0.0069, dân tộc Kinh có khả năng tạo ra thu nhập nhiều hơn các dân tộc khác là 0,161%, tương ứng với 1.175 nghìn đồng/hộ.

So sánh kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas năm 2007 & 2011

Qua phân tích cho thấy:

Từ năm 2007 - 2011, thu nhập của hộ nông dân đều phụ thuộc vào các nhân tố như trình độ học vấn, dân tộc của chủ hộ, hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, diện tích đất sản xuất và lao động. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc của thu nhập hộ nông dân vào các nhân tố này có xu hướng giảm qua 5 năm.

Trong các nhân tố tồn tại trong mô hình thì các nhân tố như: trình độ học vấn, hoạt động trồng trọt, chăn nuôi tác động đến thu nhập của hộ mạnh hơn. Sau 5 năm, yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ có tác động lớn nhất đến thu nhập của nông dân, điều này phản ánh đúng yêu cầu khách quan cần phải

nâng cao trình độ, tăng khả năng học hỏi kiến thức trong sản xuất và quản lý gia đình từ đó đưa ra những quyết định sản xuất có hiệu quả hơn, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. So với các yếu tố khác, yếu tố diện tích đất sản xuất ít tác động đến thu nhập của hộ từ năm 2007 - 2011, cho thấy việc cần hạn chế khả năng tăng diện tích đất, thực tế đó đòi hỏi hộ cần phải tiến hành thâm canh, tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,… nhằm tăng thu nhập cho hộ.

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)