Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 32 - 111)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận của mình.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ta phương pháp nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động và phát triển và trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật, hiện tượng khác.

1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND Huyện Định Hóa, Phú Lương; các tài

liệu, báo cáo của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Thái Nguyên, các phòng Thống kê, phòng Lao động Thương binh & Xã hội, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hai huyện Định Hóa, Phú Lương

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp + Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, địa hình tương đối đa dạng và được chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi, vùng trung du và vùng thấp. Vùng núi của Thái Nguyên bao gồm các huyện Võ Nhai, Định Hoá, Phú Lương. Trong đó, Định Hoá và Phú Lương là hai huyện miền núi tạo thành do các dãy núi, chủ yếu là núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ. Võ Nhai là huyện miền núi, có nhiều dãy núi đá vôi chia cắt tạo thành các thung lũng nhỏ lẻ, phân tán. Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng của Võ Nhai có sự khác biệt so với hai huyện còn lại. Mặt khác, Võ Nhai lại nằm trên đường Quốc lộ 1B đi cửa khẩu Lạng Sơn nên giao thông thuận lợi hơn hai huyện còn lại rất nhiều. Vì vậy, để cho kết quả nghiên cứu có thể đem so sánh được với nhau, qua đó để có thể nêu rõ ảnh hưởng của địa hình và tiếp cận thị trường giữa vùng núi thấp và vùng núi cao, đề tài đã lựa chọn 2 huyện Định Hoá và Phú Lương làm điểm nghiên cứu đại diện cho miền núi Tỉnh Thái Nguyên. Đây là 2 trong 3 huyện có số hộ nghèo cao nhất khu vực miền núi, số hộ nghèo tính đến 31/12/2011 của Huyện Phú Lương là 4.907 hộ, của Huyện Định Hoá là 5.424 hộ [2]. Trong đó, Huyện Định Hoá đại diện cho khu vực miền núi cao có điều kiện khó khăn về tiếp cận thị trường; Huyện Phú Lương đại diện cho khu vực miền núi thấp có điều kiện thuận lợi hơn về tiếp cận thị trường.

+ Phương pháp xác định mẫu điều tra

Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn điều tra lại 400 hộ gia đình, trong đó có 200 hộ tại Huyện Định Hoá và 200 hộ tại Huyện Phú Lương. 400

hộ này đã tham gia điều tra vào năm 2007 (chọn mẫu ngẫu nhiên), trên cơ sở tính toán thu nhập bình quân của hộ mới chia thành nhóm hộ nghèo và không nghèo. Đối tượng điều tra bao gồm cả những hộ người dân tộc và hộ gia đình người Kinh. Thứ nhất, trong một môi trường chung, người Kinh và người dân tộc ở nông thôn khu vực miền núi Thái Nguyên đã có sự đồng hoá nhất định cả về phong tục, lối sống và cách thức làm ăn trong một cộng đồng; thứ hai, đề tài lựa chọn những hộ người Kinh làm cơ sở để so sánh và đánh giá trình độ phát triển của hộ gia đình người dân tộc.

+ Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình kinh tế và đói nghèo của hộ.

+ Thu thập thông tin của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Qua phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định lượng về vấn đề liên quan đến sản xuất và nguyên nhân nghèo đói của hộ.

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này đặc biệt cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.

1.2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

a. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.

b. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

1.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp phân tổ

Do khi tiến hành điều tra căn cứ theo tiêu chuẩn đói nghèo của Bộ Lao động - Thương bình - Xã hội, thu nhập bình quân đầu người của hộ là tiêu thức phân tổ. Số mẫu điều tra được chia thành 2 tổ: nhóm hộ nghèo và nhóm hộ không nghèo.

b. Phương pháp hàm sản xuất Cobb - Douglas

Để phân tích ảnh hưởng của các nguyên nhân đến kết quả sản xuất của hộ, đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas (CD) để phân tích.

Hàm CD có dạng: YAX1b1X2b2...XnbneC1D1eC2D2...eCmDm

Trong đó, Y: biến phụ thuộc. Trong mô hình Y là thu nhập của hộ Xi: là các biến độc lập định lượng (i1___,n)

Dj: là các biến độc lập thuộc tính (

___ , 1m j  )

Hàm sản xuất CD được giải bằng phương pháp logarit hoá hai vế và giải trên phầm mềm EXCEL.

c. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng rất nhiều trong đề tài nghiên cứu để so sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ nghèo và không nghèo, giữa khu vực thuận lợi và khu vực khó khăn. Sử dụng phương pháp so sánh người ta có được nhận định về xu hướng của sự vật, hiện tượng từ đó đưa ra những dự đoán về kết quả có thể có trong tương lai

1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ

(1) Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.

GO = ∑piqi (i = 1:n)

Trong đó: qi: khối lượng sản phẩm phẩm i pi: giá của sản phẩm i

(2) Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí phục vụ quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, chi phí tài chính, khấu hao).

IC = ∑ Ci (i = 1:n)

(3) Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của hộ khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.

VA = GO - IC 1.2.3.2. Các chỉ tiêu bình quân Công thức tính số bình quân: n i i 1 X X n   

Các số bình quân như: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân …

1.2.3.3. Chỉ tiêu hiệu suất biên một đơn vị của biến độc lập

(1) Đối với biến định lượng: Y bi Y_ X   

Ý nghĩa: đầu tư thêm 1 đơn vị yếu tố i sẽ mang lại thêm bao nhiêu đơn vị yếu tố thu nhập (Y)

(2) Đối với biến thuộc tính: Cj

Y e

 

Ý nghĩa: Nếu đại lượng Dj = 1 thì thu nhập sẽ tăng thêm 1 lượng là Cj

CHƢƠNG 2

NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NGHÈO ĐÓI TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN

GIAI ĐOẠN (2007 - 2011) 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc với diện tích 3.531,02 km2 [11]. Toạ độ địa lý của tỉnh nằm từ 20020’ đến 220 25’ vĩ độ Bắc và từ 105025’ đến 106016’ độ kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía Nam giáp Hà Nội. Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.

Phân vùng tỉnh Thái Nguyên: Vùng thấp gồm các huyện Phổ Yên, Phú Bình và một phần của Thị xã Sông Công; Vùng trung du gồm Thành phố Thái Nguyên, một phần của Thị xã Sông Công và một phần của Huyện Đại Từ; Vùng núi gồm Phú Lương, Định Hoá, Võ Nhai, Đồng Hỷ và một phần của Huyện Đại Từ. Địa hình không phức tạp so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên là 1.131.278 người, với 8 dân tộc chủ yếu là kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’ Mông, Sán chay, Hoa và Dao. Lực lượng lao động của tỉnh tính bình quân là: 679.623 người, trong đó, lao động trong ngành nông nghiệp là 459.884 người, ngành công nghiệp và xây dựng là 102.144 người và ngành dịch vụ là 114.175 người, cơ cấu lao động tương ứng với ngành nông nghiệp là 68,3%, ngành công nghiệp và xây dựng là 14,5% và trong nghành dịch vụ là 17,2% [11]. Cơ cấu lao động nông nghiệp của Thái Nguyên phản ánh một sự chuyển dịch tương đối chậm. Tỉnh Thái Nguyên có Đại học Thái Nguyên với nhiều trường Đại học thành viên, hệ thống các trường cao đẳng,... tạo điều kiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh và khu vực miền núi.

Tỉnh Thái Nguyên có 181 xã, phường, thị trấn trong đó, 125 xã thuộc vùng cao và miền núi, các xã còn lại thuộc trung du và miền thấp. Các xã miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện địa hình, giao thông, nguồn nước, canh tác nông nghiệp.

Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... Tỉnh Thái Nguyên có lưu trữ than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thủy ngân... Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tôi lựa chọn 2 huyện Định Hoá và Phú Lương là điểm nghiên cứu. Do vậy, đặc điểm địa bàn nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào hai huyện này.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1. Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu

a. Vị trí địa lý huyện Định Hoá

Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây - Bắc theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 248, có toạ độ địa lý: Từ 24005' đến 24040' độ vĩ Bắc; từ 185005' đến 185080' độ kinh Đông. Phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Phú Lương và huyện Đại Từ; phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).

Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên có vị trí hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng, kinh tế…và đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế của vùng trung du miền núi bắc bộ và của đất nước.

b. Vị trí địa lý huyện Phú Lương

Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22 km về phía Bắc, chạy dọc

theo quốc lộ 3. Phía Đông giáp huyện Võ Nhai; phía Tây giáp huyện Đại Từ và huyện Định Hoá; phía Bắc giáp huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa bàn nghiên cứu

a. Đặc điểm địa hình huyện Định Hoá

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của huyện, Định Hoá có thể chia thành các tiểu vùng như sau:

Tiểu vùng núi cao: Bao gồm các xã ở khu vực miền núi phía Bắc của huyện, gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh và Bảo Linh. Địa hình đặc trưng của vùng này là núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh. Mạng lưới sông, suối, khe, lạch nước đã tạo ra các thung lũng bằng, nhỏ hẹp và phân tán. Tiểu vùng này có điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Tiểu vùng thung lũng lòng chảo Chợ Chu: Tiểu vùng này bao gồm các xã Định Biên, Trung Hội, Bảo Cường, Phượng Tiến, Phúc Chu, Đồng Thịnh và Thị trấn Chợ Chu. Đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng nằm kẹp giữa hai dãy núi cao. Đây là khu vực sản xuất lúa trọng điểm và trồng cây ăn quả đặc sản của huyện. Trong tiểu vùng có thị trấn Chợ Chu là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị - xã hội của cả huyện.

Tiểu vùng đồi thấp: Bao gồm các xã còn lại như: Tân Dương, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Trung Lương, Bình Yên, Sơn Phú, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình, Thanh Định, Kim Sơn, Kim Phượng. Đặc điểm địa hình của tiểu vùng là đồi bát úp tương đối thoải, độ dốc không lớn. Trong tiểu vùng, mạng lưới sông suối, khe, lạch, ao, hồ phân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồi dào, đất đai tốt. Đây là vùng sinh thái nông nghiệp, có tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả. Ngoài ra đây còn là vùng có thế mạnh về phát triển du lịch vì có nhiều khu di tích lịch sử văn hoá.

b. Đặc điểm địa hình huyện Phú Lương

Phú Lương có địa hình phức tạp, bề mặt không bằng phẳng, bao quanh nhiều đồi núi thấp, ô trũng bậc thang. Địa hình huyện Phú Lương được chia thành 3 tiểu vùng kinh tế khá rõ nét.

- Tiểu vùng phía Bắc và Tây bắc (vùng cao), nhiều đồi gò có lợi thế về sản xuất lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc

- Tiểu vùng phía Đông (vùng giữa) có thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả do tính chất đất chủ yếu là đất feralit vàng đỏ.

- Tiểu vùng phía Nam (vùng thấp) chủ yếu là đất bằng phẳng có lợi thế về sản xuất lương thực, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

a. Huyện Định Hoá

Khí hậu huyện Định Hoá mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Số ngày mưa trung bình 137,1 ngày/năm, lượng mưa bình quân đạt 1.700mm/năm tuy nhiên lượng mưa phân

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 32 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)