Giải quyết nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 102 - 111)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Giải quyết nguồn vốn

Vốn để phát triển sản xuất là yếu tố quan trọng đối với nông hộ. Qua thực tế khảo sát cho thấy có đến 96,25% số hộ trả lời đang thiếu vốn để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên trong nhóm hộ nghèo có đến 61,4%; nhóm hộ không nghèo có 53,71% tổng số hộ không dám vay vốn Như vậy, tỷ lệ số hộ thuộc nhóm hộ nghèo mạnh dạn đứng ra vay vốn để phát

triển sản xuất chiếm tỷ lệ không nhiều và thấp hơn khá nhiều so với nhóm hộ không nghèo. Đối với giải pháp này cần thực hiện những nội dung sau:

- Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; cải cách để đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ giúp hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng

- Gắn vay vốn, tạo việc làm tại chỗ với hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

- Nâng mức vốn vay và thời gian vay vốn theo nhu cầu và chu kỳ sản xuất thực tế.

3.2.2. Nâng cao trình độ, kiến thức khoa học kỹ thuật cho người dân

Để thực hiện giải pháp tăng hiểu biết về sản xuất cho người dân khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên cần:

- Tiếp tục thực hiện sâu, rộng công tác khuyến nông cho các hộ nông dân. Cải tiến nội dung tập huấn cho người dân, không chỉ tập huấn kỹ thuật sản xuất mà cần hướng dẫn, giám sát việc ứng dụng các kiến thức vào thực tế, cung cấp các thông tin thị trường, cách tính toán và giới thiệu các mô hình làm ăn có hiệu quả.

- Chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân cần có sự nghiên cứu để xuất phát từ nhu cầu của người dân. Tránh tình trạng mục tiêu của người chuyển giao với nhu cầu của người được chuyển giao là khác nhau.

- Nên hình thành các nhóm tương trợ với quy mô nhỏ để sự giúp đỡ được thiết thực, tránh tình trạng hình thức, không hiệu quả.

3.2.3. Đào tạo nghề và tạo thêm việc làm

Đào tạo nghề, tạo thêm việc làm tại các địa phương, đây là một yêu cầu quan trọng để cải thiện thu nhập và là biện pháp giảm nghèo bền vững. Theo phân tích nêu trên, cơ cấu thu nhập từ hoạt động các nghề tự do đem lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của cả hai nhóm hộ. Tuy nhiên, thu nhập của người lao động từ các hoạt động này bấp bênh, khi xu

hướng người dân nông thôn đi tìm việc làm ở các thành phố, mà bản thân họ chỉ là những người lao động thủ công. Do đó, cần phải khuyến khích phát triển các ngành nghề phụ ở khu vực miền núi nói chung, khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên nói riêng trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi vùng để tạo ra việc làm cho người lao động nông thôn. Ví dụ tại địa bàn nghiên cứu có thể khai thác nguồn nguyên liệu lá cọ để dệt mành cọ, nguyên liệu tre, vầu để làm chiếu tre… Đối với khu có điều kiện du lịch như Định Hóa có thể thu hút khách du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử.

3.2.4. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa

Sản xuất nông nghiệp tại các địa phương phải tích cực chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa. Ví dụ như: Định Hóa nổi tiếng với thương hiệu gạo bao thai và đã được Nhà nước công nhận chỉ dẫn địa lý còn Phú Lương nên tập trung sản xuất chè theo hướng chè sạch và an toàn.

3.2.5. Một số đề xuất

* Về phía người nông dân:

- Tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự nỗ lực tự vươn lên của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo. Đây chính là động lực, là điều kiện cần để thoát nghèo nhanh và bền vững.

- Thay đổi tư duy trong phát triển sản xuất: Sản xuất ngoài phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của hộ còn với mục đích là để bán để thu tiền lợi nhuận và tái đầu tư cho các chu kỳ tiếp theo. Mạnh dạn vay vốn để đầu tư máy móc, giống mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,….

- Tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm do địa phương tổ chức. Tham gia học hỏi từ các mô hình trình diễn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm để các hội viên cùng tham gia.

* Đối với các cơ quan chính quyền:

Thực hiện có hiệu quả và đồng bộ các chính sách hỗ trợ XĐGN, từ hỗ trợ vốn vay, hướng dẫn mô hình, hỗ trợ kỹ thuật, đến giải quyết đầu ra cho sản phẩm đối với sản xuất; từ xác định nhu cầu đào tạo từ người dân, hỗ trợ phí đào tạo, hỗ trợ tìm nơi làm việc hoặc hỗ trợ vốn để tạo việc làm - có như vậy mới tránh được sự lãng phí nguồn hỗ trợ và tạo cơ hội có việc làm, sản xuất kinh doanh hiệu quả cho hộ nghèo để họ thoát nghèo nhanh.

- Bản thân các cơ quan chính quyền cũng cần có sự thay đổi tư duy trong công tác XĐGN. Đó là: không thực hiện xoá đói giảm nghèo theo kiểu báo cáo thành tích; trong quá trình thực hiện cần tập trung nguồn lực, tránh đầu tư dàn trải.

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục

Nội dung và hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng phù hợp với tâm lý, tập quán nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số. Vận động nhân dân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo, nâng cao nhận thức, thúc đẩy và khuyến khích ý chí quyết tâm vươn lên của người nghèo.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo và có chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác giảm nghèo, tạo sự ổn định và khuyến khích họ tâm huyết với công việc

- Xã hội hoá công tác giảm nghèo

Công tác xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nhân dân. Do đó phải xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; đồng thời phát huy tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng.

Các cán bộ chuyên trách về giảm nghèo cần tích cực tìm kiếm mọi cơ hội để mở rộng các đối tượng tham gia vào công tác giảm nghèo.

Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia đào tạo và thu nhận người lao động nghèo.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, sự phấn đấu nỗ lực của chính quyền địa phương và sự vươn lên trong sản xuất của người dân, công cuộc giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên nói chung và khu vực miền núi tỉnh nói riêng đã gặt hái được nhiều thành công to lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao so với các vùng miền khác, hiện tượng tái nghèo còn phổ biến do số hộ cận nghèo lớn và thu nhập của người dân còn bấp bênh.

Sau 5 năm, mức sống của người dân khu vực miền núi đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ nghèo và nhóm hộ không nghèo ở khu vực này có sự khác biệt rất lớn. Điều này là do nhóm hộ không nghèo có điều kiện hơn về thực hiện thâm canh, tăng quy mô sản xuất cũng như trang bị tài sản phục vụ sản xuất…

Theo khảo sát, các nhân tố chính tác động đến nghèo đói của hộ nông dân khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên bao gồm: vốn; nguồn lực đất đai; kinh nghiệm trong sản xuất và việc làm ngoài nông nghiệp.

Theo phân tích mô hình, mức độ tác động của các nhân tố tới thu nhập của hộ có sự thay đổi sau 5 năm. Hiện nay, nhân tố trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng mạnh nhất tới thu nhập của người dân tuy nhiên do mới chỉ dừng lại ở các nhân tố chủ quan, các nhân tố khác như điều kiện tự nhiên chưa nghiên cứu đến trong khi khu vực miền núi có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nên hệ số R2

trong mô hình bài toán CD là tương đối thấp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh Thái Nguyên.

2. Báo cáo kết quả năm 2011 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2012 về công tác bảo trợ xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thái Nguyên.

3. Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả công tác xoá đói giảm nghèo từ năm 2007-2009, UBND huyện Phú Lương.

4. Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả công tác xoá đói giảm nghèo từ năm 2006-2010, UBND huyện Định Hóa.

5. Báo cáo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2010, Việt Nam 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hướng tới năm 2015, Hà Nội.

6. Biểu tổng hợp rà soát hộ nghèo các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. Phòng Lao Động TB &XH huyện Phú Lương, Định Hóa.

7. Biểu tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011, Phòng Lao Động TB &XH huyện Phú Lương, Định Hóa.

8. T.S Đồng Văn Đạt (2011), Giải pháp kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo và cải thiện môi trường sống cho người dân nghèo khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên.

9. Nguyễn Quang Hợp (2006), Luận văn thạc sỹ kinh tế, Phân tích nguyên nhân, giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện

Định Hoá - Thái Nguyên, Thái Nguyên.

10. Niên giám thống kê huyện Phú Lương, Định Hóa năm 2011. 11. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010, 2011.

12. Quyết định số 170/2005/QĐ-TTd ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo, giai đoạn 2005-2010.

13. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về chuẩn nghèo, giai đoạn 2011-2015.

15. Quyết định số 375/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 3 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011.

16. Quyết định số 1323/QĐ-UBND Về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2011 - 2020)

17. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội

18. Tổng cục thống kê, Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010, NXB Thống kê, 2010

19. http://www.thainguyen.gov.vn 20. http://cema.gov.vn/

21. http://www.tapchicongsan.org.vn 22. http://www.ciem.org.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng phân tích tƣơng quan giữa các yếu tố trong mô hình

Năm 2007

Thu nhap Trinh do CPTT CPCN DT Dan toc

Thu nhap 1 Trinh do 0.433195403 1 CPTT 0.38095496 0.281 1 CPCN 0.412285965 0.206 0.3945702 1 DT 0.378851613 0.29894 0.0592569 0.0676788 1 LĐ 0.447807765 0.31616 0.2704774 0.2938180 0.25242 1 Dan toc 0.147335496 0.06606 0.0690488 -0.0029618 -0.07709 -0.02389 1 Năm 2011

Thu nhap Trinh do CPTT CPCN DT Dan toc

Thu nhap 1 Trinh do 0.303999 1 CPTT 0.349877 0.205383 1 CPCN 0.339809 0.114666 0.244082 1 DT 0.284856 0.204255 0.177257 0.232737 1 LĐ 0.257543 0.133488 0.122347 0.194234 0.50965 1 Dan toc 0.103038 0.01439 0.023684 -0.04885 -0.05755 0.014447 1

Phụ lục 2: Kết quả chạy hàm CD năm 2007 SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.67185 R Square 0.45138 Adjusted R Square 0.443 Standard Error 0.46182 Observations 400 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 68.96 11.4933 53.8898 2.4E-48 Residual 393 83.8169 0.21327 Total 399 152.777 Coefficients Standard

Error t Stat P-value

Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 5.9812 0.28575 20.9317 6.7E-66 5.41941 6.54299 5.41941 6.54299 Ln(TD) 0.26661 0.05946 4.48388 9.6E-06 0.14971 0.38351 0.14971 0.383514 Ln(TT) 0.12427 0.0345 3.60215 0.00036 0.05645 0.1921 0.05645 0.1921 LN(CN) 0.13421 0.02404 5.58287 4.4E-08 0.08695 0.18148 0.08695 0.181476 Ln(DT) 0.11538 0.01815 6.35847 5.7E-10 0.0797 0.15105 0.0797 0.151049 Ln(LD) 0.41877 0.07992 5.23958 2.6E-07 0.26163 0.5759 0.26163 0.575897 Dan toc 0.1894 0.04766 3.97441 8.4E-05 0.09571 0.28309 0.09571 0.283095

Phụ lục 3: Kết quả chạy hàm CD năm 2011 SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.5355 R Square 0.2867 Adjusted R Square 0.2759 Standard Error 0.5801 Observations 400 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 53.167 8.8611 26.333 2E-26 Residual 393 132.25 0.3365 Total 399 185.41 Coefficients Standard

Error t Stat P-value Lower 95%

Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 6.5515 0.379 17.288 3E-50 5.8064 7.2966 5.8064 7.296558 Ln(TD) 0.3422 0.0778 4.3973 1E-05 0.1892 0.4952 0.1892 0.495164 Ln(TT) 0.211 0.0417 5.0571 7E-07 0.129 0.293 0.129 0.293019 LN(CN) 0.1221 0.0245 4.9909 9E-07 0.074 0.1702 0.074 0.170211 Ln(DT) 0.0545 0.0275 1.9817 0.0482 0.0004 0.1086 0.0004 0.108563 Ln(LD) 0.1989 0.0878 2.2647 0.0241 0.0262 0.3716 0.0262 0.371617 Dan toc 0.1615 0.0595 2.7139 0.0069 0.0445 0.2785 0.0445 0.278487

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 102 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)