Kết luận về thực trạng nghèo đói và các nhân tố tác động đến nghèo

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 98 - 111)

5. Bố cục của luận văn

2.2.7. Kết luận về thực trạng nghèo đói và các nhân tố tác động đến nghèo

đói của các hộ gia đình ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, kết quả xoá đói giảm nghèo của khu vực miền núi tỉnh trong thời gian qua đã thu được nhiều thành công, cụ thể số hộ nghèo giảm nhanh qua các năm. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực này vẫn cao hơn tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh và cả nước, chất lượng xoá đói giảm nghèo không cao. Thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh chuẩn nghèo, tức là số hộ cận nghèo còn lớn, do đó rất dễ dẫn đến tái nghèo khi có những tác động khách quan cũng như khi có sự thay đổi về chuẩn nghèo.

Thứ hai, đối với nhóm hộ tiến hành điều tra nghiên cứu thì thu nhập của người dân không cao và phụ thuộc rất nhiều vào kết quả sản xuất nông nghiệp. Điều này phản ánh trình độ phát triển sản xuất thấp kém của các hộ gia đình, hạn chế nhiều tới việc tăng việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo của hộ. Các hoạt động khác như lâm nghiệp chưa thực sự gắn kinh tế rừng với kinh tế của hộ trong điều kiện khu vực miền núi tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng; các hoạt động phi nông nghiệp còn rất hạn chế đã ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Thứ ba, sau 5 năm, các nhân tố chính tác động đến nghèo đói của hộ nông dân khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên bao gồm:

- Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất: Các hộ nông dân miền núi nói chung, hộ nông dân miền núi tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn đang trong tình cảnh thiếu vốn, thậm chí có hộ nghèo phải bán bớt những thửa ruộng/nương tốt, dễ đi lại, thuận lợi cho sản xuất; trong khi đó họ phải canh tác ở những thửa ruộng/nương đã bạc màu. Thiếu nguồn vốn đã dẫn đến trang bị tài sản phục vụ sản xuất cũng như đầu tư thâm canh,…của hộ bị hạn chế.

- Kinh nghiệm sản xuất: Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy hầu hết các hộ đều có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, số hộ vay vốn ở các nhóm hộ nhất là nhóm hộ nghèo chưa nhiều, điều này đã thể hiện sự chưa mạnh dạn của các hộ nông dân. Nguyên nhân chính là do kiến thức sản xuất của các hộ còn hạn chế, họ chưa có phương hướng sản xuất kinh doanh, ít thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường nên không dám mạo hiểm vay vốn. Bên cạnh đó, việc các hộ không có phương hướng sản xuất kinh doanh hiệu quả cũng làm giảm khả năng được các tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay vốn. Mặt khác, nhiều hộ cũng mong muốn được tham gia các chương trình khuyến nông để có thêm kỹ năng sản xuất và thông tin hữu ích về các loại cây, con giống mới nhưng chương trình khuyến nông được tổ chức tại địa phương lại không phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu của hộ nên hộ không tham gia.

- Việc làm ngoài nông nghiệp: Thu nhập của các hộ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lao động tại địa phương đa phần là không có nghề nghiệp phụ. Như đã phân tích vào năm 2011, chỉ có 13,1% số lao động trong nhóm hộ gia đình nghèo và 17% số lượng lao động trong nhóm hộ không nghèo tham gia các hoạt động sản xuất ngoài nông nghiệp. Số lao động còn lại chiếm đại đa số và không có hoạt động gì khác để tăng thêm thu nhập.

Trên đây là toàn bộ những phân tích, đánh giá về tình hình phát triển sản xuất của hộ cũng như những nhân tố tác động đến nghèo đói của hộ.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Định hướng chung

Phấn đấu đến trước năm 2020 Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp; nguồn lực con người được phát huy cao độ; nguồn lực khoa học - công nghệ, kết cấu hạ tầng và tiềm lực kinh tế được tăng cường; nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả trên cơ sở không ngừng được cải thiện, nâng cao giá trị, tính đa dạng nhờ một hệ thống bảo vệ môi trường có tính pháp lý đồng bộ; nâng cao vị thế của Thái Nguyên để tỉnh thực sự là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và đô thị của vùng trung du miền núi phía bắc và có vị thế trong cả nước.

3.1.2. Những mục tiêu phấn đấu cụ thể

- Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng ổn định (Giai đoạn 2011-2015 đạt 12- 13%/năm, giai đoạn 2016-2020: 11-12%/năm) với cơ cấu kinh tế hợp lý; khai thác, sản xuất hiệu quả và sử dụng tiết kiệm mọi nguồn lực; đẩy mạnh các giải pháp thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế đi đôi với không ngừng nâng cao thu nhập và mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phấn đấu để Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, là tỉnh công nghiệp trước năm 2020 và thực hiện được chiến lược phát triển bền vững.

- Về xã hội: thực hiện nâng cao trình độ mọi mặt cho dân cư, phát huy vai trò tích cực của nhân dân và các đoàn thể xã hội trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện công bằng dân chủ rộng rãi và tạo việc làm cho nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa y tế, giáo dục, giảm nghèo, tạo điều kiện để người dân được học tập và được chăm sóc sức khỏe

cộng đồng; đấu tranh có hiệu quả với các tệ nạn xã hội, các hoạt động tội phạm, xóa bỏ tệ nạn buôn bán và sử dụng ma túy, giảm thiểu tai nạn giao thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành động trong toàn xã hội về chương trình phát triển bền vững; thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; xây dựng một xã hội văn minh hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có tài, có đức, tận tâm phục vụ nhân dân.

- Về môi trường: sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đô thị bền vững; Phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, kiềm chế, tiến tới giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường; Cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

3.1.3. Những định hướng giảm nghèo cho khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện chiến lược tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đây là chìa khóa để giải quyết thành công bài toán giảm nghèo. Hướng trọng tâm giảm nghèo vào phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất.

Đảm bảo tính xã hội hóa cao của công tác giảm nghèo, trên cơ sở tạo thành phong trào hành động trong nhân dân; huy động sức mạnh của cộng đồng xã hội để hỗ trợ có hiệu quả cho người nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo của tỉnh. Cải thiện sự tham gia của người dân, đặc biệt là phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số và các tổ chức đoàn thể xã hội vào mọi hoạt động của công tác giảm nghèo. Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực cho giảm nghèo, trong đó tập trung phát huy nguồn lực tại chỗ.

Đảm bảo tính bền vững của kết quả giảm nghèo, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo bằng hệ thống các chính sách hỗ trợ

trực tiếp cho các hộ đã thoát nghèo. Chú trọng các biện pháp nâng cao dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập để có tích lũy, gắn việc làm với chuyển biến về lối sống văn minh của người nghèo, hộ nghèo.

Tập trung ưu tiên nguồn lực cho các địa phương có tỷ lệ nghèo cao (các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) theo tiêu chí phân bổ nguồn lực khách quan, công bằng dựa vào thực trạng nghèo và kết quả giảm nghèo. Kiên quyết không đầu tư cho những hộ nghèo, xã nghèo không quyết tâm thực hiện tốt công tác giảm nghèo.

Xây dựng được cơ chế phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai công tác giảm nghèo. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên tinh thần dân chủ, công khai và đảm bảo tính tiết kiệm, tránh lãng phí.

Tạo cho người dân có ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình, không trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước.

3.2. Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân khu vực miền núi Tỉnh Thái Nguyên miền núi Tỉnh Thái Nguyên

Từ những đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội; từ kết quả phân tích thực trạng đói nghèo và phân tích các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp chính góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững như sau:

3.2.1. Giải quyết nguồn vốn

Vốn để phát triển sản xuất là yếu tố quan trọng đối với nông hộ. Qua thực tế khảo sát cho thấy có đến 96,25% số hộ trả lời đang thiếu vốn để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên trong nhóm hộ nghèo có đến 61,4%; nhóm hộ không nghèo có 53,71% tổng số hộ không dám vay vốn Như vậy, tỷ lệ số hộ thuộc nhóm hộ nghèo mạnh dạn đứng ra vay vốn để phát

triển sản xuất chiếm tỷ lệ không nhiều và thấp hơn khá nhiều so với nhóm hộ không nghèo. Đối với giải pháp này cần thực hiện những nội dung sau:

- Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; cải cách để đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ giúp hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng

- Gắn vay vốn, tạo việc làm tại chỗ với hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

- Nâng mức vốn vay và thời gian vay vốn theo nhu cầu và chu kỳ sản xuất thực tế.

3.2.2. Nâng cao trình độ, kiến thức khoa học kỹ thuật cho người dân

Để thực hiện giải pháp tăng hiểu biết về sản xuất cho người dân khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên cần:

- Tiếp tục thực hiện sâu, rộng công tác khuyến nông cho các hộ nông dân. Cải tiến nội dung tập huấn cho người dân, không chỉ tập huấn kỹ thuật sản xuất mà cần hướng dẫn, giám sát việc ứng dụng các kiến thức vào thực tế, cung cấp các thông tin thị trường, cách tính toán và giới thiệu các mô hình làm ăn có hiệu quả.

- Chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân cần có sự nghiên cứu để xuất phát từ nhu cầu của người dân. Tránh tình trạng mục tiêu của người chuyển giao với nhu cầu của người được chuyển giao là khác nhau.

- Nên hình thành các nhóm tương trợ với quy mô nhỏ để sự giúp đỡ được thiết thực, tránh tình trạng hình thức, không hiệu quả.

3.2.3. Đào tạo nghề và tạo thêm việc làm

Đào tạo nghề, tạo thêm việc làm tại các địa phương, đây là một yêu cầu quan trọng để cải thiện thu nhập và là biện pháp giảm nghèo bền vững. Theo phân tích nêu trên, cơ cấu thu nhập từ hoạt động các nghề tự do đem lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của cả hai nhóm hộ. Tuy nhiên, thu nhập của người lao động từ các hoạt động này bấp bênh, khi xu

hướng người dân nông thôn đi tìm việc làm ở các thành phố, mà bản thân họ chỉ là những người lao động thủ công. Do đó, cần phải khuyến khích phát triển các ngành nghề phụ ở khu vực miền núi nói chung, khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên nói riêng trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi vùng để tạo ra việc làm cho người lao động nông thôn. Ví dụ tại địa bàn nghiên cứu có thể khai thác nguồn nguyên liệu lá cọ để dệt mành cọ, nguyên liệu tre, vầu để làm chiếu tre… Đối với khu có điều kiện du lịch như Định Hóa có thể thu hút khách du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử.

3.2.4. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa

Sản xuất nông nghiệp tại các địa phương phải tích cực chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa. Ví dụ như: Định Hóa nổi tiếng với thương hiệu gạo bao thai và đã được Nhà nước công nhận chỉ dẫn địa lý còn Phú Lương nên tập trung sản xuất chè theo hướng chè sạch và an toàn.

3.2.5. Một số đề xuất

* Về phía người nông dân:

- Tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự nỗ lực tự vươn lên của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo. Đây chính là động lực, là điều kiện cần để thoát nghèo nhanh và bền vững.

- Thay đổi tư duy trong phát triển sản xuất: Sản xuất ngoài phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của hộ còn với mục đích là để bán để thu tiền lợi nhuận và tái đầu tư cho các chu kỳ tiếp theo. Mạnh dạn vay vốn để đầu tư máy móc, giống mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,….

- Tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm do địa phương tổ chức. Tham gia học hỏi từ các mô hình trình diễn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm để các hội viên cùng tham gia.

* Đối với các cơ quan chính quyền:

Thực hiện có hiệu quả và đồng bộ các chính sách hỗ trợ XĐGN, từ hỗ trợ vốn vay, hướng dẫn mô hình, hỗ trợ kỹ thuật, đến giải quyết đầu ra cho sản phẩm đối với sản xuất; từ xác định nhu cầu đào tạo từ người dân, hỗ trợ phí đào tạo, hỗ trợ tìm nơi làm việc hoặc hỗ trợ vốn để tạo việc làm - có như vậy mới tránh được sự lãng phí nguồn hỗ trợ và tạo cơ hội có việc làm, sản xuất kinh doanh hiệu quả cho hộ nghèo để họ thoát nghèo nhanh.

- Bản thân các cơ quan chính quyền cũng cần có sự thay đổi tư duy trong công tác XĐGN. Đó là: không thực hiện xoá đói giảm nghèo theo kiểu báo cáo thành tích; trong quá trình thực hiện cần tập trung nguồn lực, tránh đầu tư dàn trải.

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục

Nội dung và hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng phù hợp với tâm lý, tập quán nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số. Vận động nhân dân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo, nâng cao nhận thức, thúc đẩy và khuyến khích ý chí quyết tâm vươn lên của người nghèo.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo và có chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác giảm nghèo, tạo sự ổn định và khuyến khích họ tâm huyết với công việc

- Xã hội hoá công tác giảm nghèo

Công tác xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nhân dân. Do đó phải xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; đồng thời phát huy tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng.

Các cán bộ chuyên trách về giảm nghèo cần tích cực tìm kiếm mọi cơ hội để mở rộng các đối tượng tham gia vào công tác giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)