Thu nhập bình quân của hai nhóm hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 75 - 79)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2. Thu nhập bình quân của hai nhóm hộ nghiên cứu

Tổng hợp kết quả nghiên cứu, tác giả tổng hợp và trình bày thông qua bảng 2.12. Qua bảng này, ta thấy sau 5 năm, mặc dù thu nhập của nhóm hộ nghèo đã cải thiện nhưng vẫn có sự chênh lệch đáng kể trong thu nhập giữa nhóm hộ nghèo và nhóm hộ không nghèo. Đây là một khó khăn trong công tác xoá đói giảm nghèo cũng như giảm khoảng cách chênh lệch trong mức sống dân cư của khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên.

- Ở nhóm hộ nghèo, sau 5 năm, thu nhập từ các nguồn: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và kinh doanh dịch vụ trên hai địa bàn huyện Phú Lương và Định Hóa có mức tăng tương đối đồng đều. Thu nhập khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của nhóm hộ này.

- Ở nhóm hộ không nghèo, sau 5 năm, thu nhập từ chăn nuôi ở huyện Định Hóa tăng mạnh (tăng 2,6 lần), điều này cho thấy sự phát triển hoạt động chăn nuôi của nhóm hộ này ở Định Hóa. Bên cạnh đó, mức tăng thu nhập từ lâm nghiệp của nhóm hộ nghèo ở Định Hóa cao hơn nhiều so với mức tăng của huyện Phú Lương. Điều này khá hợp lý vì huyện Định Hóa có lợi thế hơn về diện tích đất lâm nghiệp, do đó khả năng tạo ra thu nhập cũng cao hơn. Cụ thể năm 2011, thu nhập từ lâm nghiệp của huyện Định Hóa tăng 52,87% (5.222/3.416) so với năm 2007 trong khi thu nhập từ lâm nghiệp của huyện Phú Lương chỉ tăng 2,6% (4.532/4.416).

Bảng 2.12. Thu nhập bình quân của hai nhóm hộ

ĐVT: 1.000 VNĐ

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2007, 2011

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2011

Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Định Hóa Phú Lƣơng Bình quân Định Hóa Phú Lƣơng Bình quân Định Hóa Phú Lƣơng Bình quân Định Hóa Phú Lƣơng Bình quân Tổng thu nhập 8.687 8.792 8.740 30.728 37.800 34.265 18.303 15.168 16.736 54.501 59.880 57.191 Thu từ trồng trọt 5.296 5.275 5.286 19.161 20.164 19.636 11.915 9.519 10.717 29.953 39.953 34.953 Thu từ chăn nuôi 2.262 2.560 2.411 5.128 7.954 6.541 4.028 3.289 3.659 13.625 10.012 11.819 Thu từ lâm nghiệp 250 350 300 3.416 4.416 3.916 420 690 555 5.222 4.532 4.877 Thu từ KD - DV 419 357 388 1.900 2.143 2.022 620 710 665 2.258 2.180 2.219 Thu khác 460 250 355 1.123 3.123 2.123 1.320 960 1.140 3.443 3.203 3.323

Cũng từ bảng trên cho thấy, thu nhập của hộ chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Cụ thể như sau:

- Thu nhập từ trồng trọt: thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ nghèo năm 2011 đạt 10.717 nghìn đồng, chiếm 64,04% tổng thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo (10.717/16.736), tăng 102,74% so với năm 2007 (10.717/5.286). Nhóm hộ không nghèo đạt 57.191 nghìn đồng, tăng 166,91% (57.191/34.265) so với năm 2007. Điều này cho chúng ta thấy thu nhập của các hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu vẫn từ trồng trọt là chính.

- Thu nhập từ chăn nuôi: Chăn nuôi cũng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho các hộ gia đình, chỉ đứng sau trồng trọt. Thu nhập bình quân từ chăn nuôi của nhóm hộ nghèo đạt 3.659 nghìn đồng, chiếm 21,9% thu nhập của nhóm hộ, tăng 51,8% so với năm 2007. Nhóm hộ không nghèo đạt 11.819 nghìn đồng, chiếm 20,67% tổng thu. Mặc dù có xu hướng giảm xuống về tỷ lệ nhưng giá trị thu được từ chăn nuôi lại tăng lên. Tuy nhiên việc phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu vẫn còn mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa thực sự gắn với sản xuất hàng hoá. Điều này đã gây ra tình trạng lãng phí về lợi thế và tiềm năng phát triển chăn nuôi của huyện cũng như làm ảnh hưởng đến việc tạo ra thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho hộ gia đình.

- Thu nhập từ lâm nghiệp: khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên có lợi thế về diện tích đất rừng, tuy nhiên trong số những hộ được tiến hành điều tra, cho thấy thu nhập từ rừng của các hộ gia đình chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của hộ. Thu nhập bình quân từ rừng của nhóm hộ nghèo trong năm 2011 chỉ đạt 555 nghìn đồng, chiếm 3,316%; thu nhập của nhóm hộ không nghèo đạt 4.877 nghìn đồng, chiếm 8,52% tổng thu nhập của hộ. Điều này cho thấy các hộ ở nhóm họ không nghèo có tỷ lệ và giá trị thu được từ rừng cao hơn rõ rệt so với các hộ ở nhóm hộ nghèo. Những hộ

không nghèo thường có nhiều diện tích đất rừng, chú trọng đến phát triển lâm nghiệp hơn hộ nghèo vì trồng rừng phải đầu tư nhiều vốn, nhiều thời gian nhưng thu nhập từ rừng có tính ổn định và lâu dài, tạo ra nguồn thu lớn giúp cải thiện rõ rệt đời sống. Mặt khác, lâm sản thường được bán ở sản phẩm thô, giá của một số loại lâm sản thấp nên chưa thúc đẩy nghề rừng đi vào đời sống của người dân.

- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ: Thu nhập của các nhóm hộ từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thấp, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của hộ, cụ thể trong năm 2011 thu nhập bình quân từ kinh doanh dịch vụ của nhóm hộ nghèo là 665 nghìn đồng, chiếm 3,27% tổng thu nhập, nhóm hộ không nghèo là 2.219 nghìn đồng, chiếm 3,99%. Như vậy, tình hình kinh doanh dịch vụ ở địa phương kém phát triển, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất và lưu thông hàng hoá của địa phương cũng như việc tạo thêm thu nhập của các nhóm hộ.

- Thu nhập khác: Thu nhập khác được hiểu là những thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ, thu nhập khác bao gồm các khoản lương, thu nhập từ làm thuê và những khoản cho, tặng, trợ cấp từ các tổ chức cá nhân và cộng đồng... Trong năm 2011, thu nhập khác của nhóm hộ nghèo bình quân đạt 1.140 nghìn đồng, chiếm 6,81% tổng thu của hộ, nhóm hộ không nghèo đạt 3.323 nghìn đồng, chiếm 5,81%. Việc thu khác của nhóm hộ nghèo chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng thu nhập của hộ đã phản ánh hộ nghèo ít có tư liệu để sản xuất trồng trọt và chăn nuôi hơn các hộ không nghèo nên phải đi làm thuê ngoài nhiều hơn. Việc thiếu các công việc ngoài nông nghiệp, cũng như các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã hạn chế khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ trong huyện. Chính điều này cũng là một trong những nhân tố tác động dẫn đến nghèo đói cho các hộ gia đình nông dân. Việc phát triển ngành nghề, tạo

việc làm phi nông nghiệp được coi là một giải pháp hữu hiệu để thực hiện xoá đói giảm nghèo cho người dân, trong điều kiện đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp có giới hạn.

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)