Điều kiện tự nhiên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 40 - 45)

5. Bố cục của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1. Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu

a. Vị trí địa lý huyện Định Hoá

Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây - Bắc theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 248, có toạ độ địa lý: Từ 24005' đến 24040' độ vĩ Bắc; từ 185005' đến 185080' độ kinh Đông. Phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Phú Lương và huyện Đại Từ; phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).

Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên có vị trí hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng, kinh tế…và đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế của vùng trung du miền núi bắc bộ và của đất nước.

b. Vị trí địa lý huyện Phú Lương

Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22 km về phía Bắc, chạy dọc

theo quốc lộ 3. Phía Đông giáp huyện Võ Nhai; phía Tây giáp huyện Đại Từ và huyện Định Hoá; phía Bắc giáp huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa bàn nghiên cứu

a. Đặc điểm địa hình huyện Định Hoá

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của huyện, Định Hoá có thể chia thành các tiểu vùng như sau:

Tiểu vùng núi cao: Bao gồm các xã ở khu vực miền núi phía Bắc của huyện, gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh và Bảo Linh. Địa hình đặc trưng của vùng này là núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh. Mạng lưới sông, suối, khe, lạch nước đã tạo ra các thung lũng bằng, nhỏ hẹp và phân tán. Tiểu vùng này có điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Tiểu vùng thung lũng lòng chảo Chợ Chu: Tiểu vùng này bao gồm các xã Định Biên, Trung Hội, Bảo Cường, Phượng Tiến, Phúc Chu, Đồng Thịnh và Thị trấn Chợ Chu. Đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng nằm kẹp giữa hai dãy núi cao. Đây là khu vực sản xuất lúa trọng điểm và trồng cây ăn quả đặc sản của huyện. Trong tiểu vùng có thị trấn Chợ Chu là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị - xã hội của cả huyện.

Tiểu vùng đồi thấp: Bao gồm các xã còn lại như: Tân Dương, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Trung Lương, Bình Yên, Sơn Phú, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình, Thanh Định, Kim Sơn, Kim Phượng. Đặc điểm địa hình của tiểu vùng là đồi bát úp tương đối thoải, độ dốc không lớn. Trong tiểu vùng, mạng lưới sông suối, khe, lạch, ao, hồ phân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồi dào, đất đai tốt. Đây là vùng sinh thái nông nghiệp, có tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả. Ngoài ra đây còn là vùng có thế mạnh về phát triển du lịch vì có nhiều khu di tích lịch sử văn hoá.

b. Đặc điểm địa hình huyện Phú Lương

Phú Lương có địa hình phức tạp, bề mặt không bằng phẳng, bao quanh nhiều đồi núi thấp, ô trũng bậc thang. Địa hình huyện Phú Lương được chia thành 3 tiểu vùng kinh tế khá rõ nét.

- Tiểu vùng phía Bắc và Tây bắc (vùng cao), nhiều đồi gò có lợi thế về sản xuất lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc

- Tiểu vùng phía Đông (vùng giữa) có thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả do tính chất đất chủ yếu là đất feralit vàng đỏ.

- Tiểu vùng phía Nam (vùng thấp) chủ yếu là đất bằng phẳng có lợi thế về sản xuất lương thực, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

a. Huyện Định Hoá

Khí hậu huyện Định Hoá mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Số ngày mưa trung bình 137,1 ngày/năm, lượng mưa bình quân đạt 1.700mm/năm tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9, cường độ mưa lớn nhất vào tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22,50C, độ ẩm trung bình trong năm biến động từ 80-85%. Số giờ nắng trong năm trung bình 1.360 giờ.

Tất cả sông suối ở huyện đều có chế độ lũ vào mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 9), trong đó lũ tập trung vào tháng 7 và tháng 8, lưu lượng dòng chảy cao nhất đạt được vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3.

b. Huyện Phú Lương

Phú Lương có điều kiện khí hậu đa dạng, mang tính chất nhiệt đới đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Trong năm được chia thành 02 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa; lượng mưa trong năm tương đối lớn chủ yếu tập trung vào

các tháng 6, 7, 8, 9. Thời gian mùa khô khoảng từ tháng 11 của năm trước đến tháng 01 của năm sau.

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21,20 - 21,90, độ ẩm không khí trung bình từ 81,4 - 84,5%; đặc biệt chú ý có sương mù xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau và cứ 3 đến 5 năm lại xuất hiện một đợt sương muối.

Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 2.100 mm, lượng mưa bình quân cao nhất trong ngày từ 90 - 120mm, lượng bốc hơi từ 96 - 98mm.

2.1.1.4. Tài nguyên đất đai của địa bàn nghiên cứu

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Định Hóa và huyện Phú Lƣơng

Chỉ tiêu

Huyện Định Hoá Huyện Phú Lƣơng

Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 51.351,39 100,00 36.894,65 100,00 Đất Nông nghiệp 11.070,89 21,56 12.444,03 33,73 Đất Lâm nghiệp 33.595,19 65,42 17.228,48 46,70 Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 891,59 1,74 830,61 2,25

Đất phi NN 2.702,68 5,26 5.775,52 15,65

Đất chưa sử dụng 3.019,04 6,02 616,01 1,7

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Định Hoá, Phú Lương, năm 2011

Qua bảng số liệu ta thấy, cơ cấu diện tích đất tại hai địa phương là tương đồng. Cả hai huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm ưu thế và còn diện tích đất chưa sử dụng song ít khả năng khai thác để sử dụng vào phát triển nông nghiệp do chủ yếu là đất đồi núi đá. Phú Lương tuy tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp cao hơn song cũng phản ánh những khó khăn trong việc mở

rộng diện tích phục vụ sản xuất của huyện. Nhìn vào hiện trạng sử dụng đất của hai huyện có thể thấy viêc hạn chế phát triển nông nghiệp theo diện rộng trong tương lai. Do đó, địa phương phải có hướng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu hoặc chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh nhằm đem lại thu nhập cao cho người dân đồng thời thực hiện xoá đói giảm nghèo.

2.1.1.5. Tài nguyên nước

a. Huyện Định Hoá

Nước là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống và sản xuất của con người. Đối với địa bàn huyện Định Hoá do có cấu trúc địa chất thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và địa hình đồi, núi xen kẽ, chia cắt mạnh đã tạo nên hệ thống sông suối khá dày đặc.

Hệ thống sông: Định Hoá là nơi bắt nguồn của ba hệ thống sông: hệ thống sông Chu, hệ thống sông Công và Hệ thống sông Đu. Với lưu lượng dòng chảy bình quân năm của các hệ thống sông là: Sông Chu (Q0): 3,06m3

/s. Hệ thống sông Công là 3,06 m3/s và hệ thống sông Đu là 1,68 m3

/s.

Hệ thống ao hồ và đập nước: huyện Định Hoá có khá nhiều ao, hồ lớn nhỏ, đặc biệt là hồ thuỷ lợi Bảo Linh có diện tích nước mặt khoảng 80 ha, với dung lượng nước khoảng 4 triệu m3, tưới cho đồng ruộng của các xã: Bảo Linh, Bảo Cường và Đồng Thịnh. Ngoài ra còn có khá nhiều đập dâng nước để cung cấp nước cho đồng ruộng của các xã trong huyện.

b. Huyện Phú Lương

Huyện Phú Lương có mật độ sông, suối lớn (bình quân 0,2km/km2), trữ lượng nước lớn, tập trung ở một số sông lớn như: sông Đu, sông Cầu và một số phụ lưu sông Cầu. Hầu hết các xã đều có suối chảy qua, khá thuận lợi cho công tác thuỷ lợi...

Sông Chu và các hợp thuỷ của nó nằm ở phía bắc của huyện, nhánh chính dài khoảng 10 km.

Sông Đu bắt nguồn từ phía bắc của huyện chảy dọc theo địa bàn huyện qua Giang Tiên và đổ vào sông Cầu tại xã Sơn Cẩm. Sông Đu được tạo thành bởi hai nhánh chính: 1 nhánh bắt nguồn từ Tây Bắc, 1 nhánh bắt nguồn từ Đông Bắc có tổng chiều dài khoảng 45km.

Sông Cầu chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Đông của huyện (tiếp giáp với huyện Đồng Hỷ) có chiều dài chảy qua huyện Phú Lương là 17km, vừa cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất vừa là một trong những tuyến giao thông thuỷ quan trọng.

2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

a. Huyện Định Hoá

Hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉ khai thác đá vôi để sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác cát sỏi phục vụ cho nhu cầu phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương.

b. Huyện Phú Lương

Tài nguyên khoáng sản của huyện tương đối phong phú, với các mỏ khoáng sản như: Mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm, đất cao lanh Phấn Mễ, Cổ Lũng, mỏ ti tan ở Động Đạt... ngoài ra còn có các khoáng sản khác như sắt, chì, kẽm. Đây chính là điều kiện quan trọng cho ngành công nghiệp khai khoáng phát triển.

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)