5. Bố cục của luận văn
3.1.3. Những định hướng giảm nghèo cho khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên
Thực hiện chiến lược tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đây là chìa khóa để giải quyết thành công bài toán giảm nghèo. Hướng trọng tâm giảm nghèo vào phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất.
Đảm bảo tính xã hội hóa cao của công tác giảm nghèo, trên cơ sở tạo thành phong trào hành động trong nhân dân; huy động sức mạnh của cộng đồng xã hội để hỗ trợ có hiệu quả cho người nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo của tỉnh. Cải thiện sự tham gia của người dân, đặc biệt là phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số và các tổ chức đoàn thể xã hội vào mọi hoạt động của công tác giảm nghèo. Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực cho giảm nghèo, trong đó tập trung phát huy nguồn lực tại chỗ.
Đảm bảo tính bền vững của kết quả giảm nghèo, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo bằng hệ thống các chính sách hỗ trợ
trực tiếp cho các hộ đã thoát nghèo. Chú trọng các biện pháp nâng cao dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập để có tích lũy, gắn việc làm với chuyển biến về lối sống văn minh của người nghèo, hộ nghèo.
Tập trung ưu tiên nguồn lực cho các địa phương có tỷ lệ nghèo cao (các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) theo tiêu chí phân bổ nguồn lực khách quan, công bằng dựa vào thực trạng nghèo và kết quả giảm nghèo. Kiên quyết không đầu tư cho những hộ nghèo, xã nghèo không quyết tâm thực hiện tốt công tác giảm nghèo.
Xây dựng được cơ chế phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai công tác giảm nghèo. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên tinh thần dân chủ, công khai và đảm bảo tính tiết kiệm, tránh lãng phí.
Tạo cho người dân có ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình, không trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước.