Phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 86 - 93)

5. Bố cục của luận văn

2.2.5. Phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói của hộ gia đình

Để đưa ra được những giải pháp xoá đói giảm nghèo, một căn cứ quan trọng là phải xác định được những nhân tố tác động đến vấn đề nghèo đói của hộ. Việc không xác định được những nhân tố tác động hay xác định những nhân tố tác động không gắn với thực tế có thể làm giảm hiệu quả của

của các giải pháp xoá đói giảm nghèo, thậm chí những giải pháp này sẽ không phát huy được tác dụng mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với hộ hoặc địa phương.

Để xác định đâu là những nhân tố tác động chính dẫn đến đói nghèo của hộ nông dân khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và đưa ra 10 nhân tố tác động cho hộ lựa chọn nhằm xác định những nhân tố tác động chính đến đói nghèo của hộ nông dân khu vực miền núi tỉnh. Kết quả về nhân tố tác động đến nghèo đói được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.18. Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các nhóm hộ nghiên cứu

STT Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói

Năm 2007 Năm 2011 Số lần lựa chọn % lựa chọn Số lần lựa chọn % lựa chọn

Tổng số hộ tham gia trả lời 400 400

1 Thiếu vốn 358 89,50 385 96,25

2 Thiếu hiểu biết trong sản xuất 347 86,75 356 89,00

3 Thiếu đất canh tác 301 75,25 331 82,75

4 Không có việc làm ngoài nông nghiệp 270 67,50 293 73,25 5 Có người nghiện rượu không làm việc 241 60,25 227 56,75 6 Thiếu lao động lúc thời vụ 230 57,50 245 61,25

7 Chất lượng đất kém 200 50,00 252 63,00

8 Thiên tai, rủi ro 181 45,25 237 59,25

9 Gia đình có người nghiện ma tuý 113 28,25 140 35,00 10 Gia đình có người hay cờ bạc 96 24,00 128 32,00

11 Nguyên nhân khác 109 27,25 112 28,00

Kết quả tổng hợp cho thấy, nhân tố tác động đến nghèo đói được nhiều hộ gia đình lựa chọn nhất là: vốn, kinh nghiệm sản xuất, đất canh tác và việc làm ngoài nông nghiệp. Qua 5 năm, xu hướng cho thấy các hộ lựa chọn các nhân tố này ngày càng nhiều hơn. Cụ thể: năm 2011, có 385 hộ lựa chọn nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là thiếu vốn, tần suất lựa chọn là 96,25%, tăng 6,75% so với năm 2007; thiếu hiểu biết trong sản xuất với 356 lựa chọn với tần suất 89%, tăng 2,25%; thiếu đất canh tác với 331 lựa chọn, tần suất là 82,75%, tăng 7,5%; không có việc làm ngoài nông nghiệp với 293 lựa chọn, tần suất là 73,25%, tăng 5,75%; ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: có người nghiện rượu không làm việc, thiếu lao động lúc thời vụ, chất lượng đất kém,...

Kết quả này chỉ mang ý nghĩa thống kê đơn thuần, để có câu trả lời chính xác cần phải phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói của hộ một cách cụ thể hơn (trong giới hạn của đề tài các nhân tố không mang tính đại trà và không phải là những nhân tố mang tính chất kinh tế sẽ không nghiên cứu chi tiết).

2.2.5.1. Vốn

Thực tế, ở khu vực miền núi tỉnh với nền sản xuất tự cung tự cấp là chính như hiện nay đã dẫn đến nguồn thu nhập của hộ không cao, đồng nghĩa với việc gia đình không có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, cũng như để đầu tư cho sản xuất và đời sống. Khi không có vốn người nông dân không có nhiều lựa chọn để quyết định xem sản xuất cái gì sẽ đem lại hiệu quả nhất, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, bởi việc lựa chọn sản xuất cái gì cho hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào giống, công nghệ, cơ sở hạ tầng, phương thức canh tác, mức đầu tư về phân bón, thức ăn... Hơn nữa với những hộ nghèo, do không có vốn dẫn đến họ không dám mạo hiểm trong việc đầu tư sản xuất, điều này càng làm cho hộ không có cơ hội tạo ra thu nhập để thoát nghèo.

Để khẳng định mức vốn bao nhiêu thì đủ cũng như xác định chính xác nguồn vốn của hộ là hết sức khó khăn. Do đó, đề tài chỉ phân tích đến khả năng về vốn của hộ thông qua một số chỉ tiêu là: số tiền mặt hiện tại hộ có và vốn vay. Kết quả được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.19. Tình hình nguồn vốn của các nhóm hộ Đơn vị tính: 1000đồng/hộ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2011 So sánh (%) Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo - Tiền mặt 513 2.017 1. 197 6.890 233,33 341,60 - Vốn vay 1.116 2.320 5.826 12.449 522,04 536,59 Tổng số 1.629 4.337 7.023 19.339 431,12 445,91

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2007, 2011

Qua bảng số liệu cho thấy mức độ huy động vốn giữa các nhóm hộ khác nhau có sự khác nhau rất rõ rệt. Năm 2011, nhóm hộ nghèo có tổng số vốn là 7.023 nghìn đồng/hộ, tăng 4,3 lần so với năm 2007, nhóm hộ không nghèo có tổng số vốn là 19.399 nghìn đồng/hộ, tăng so 4,4 lần với năm 2007. Nhìn chung, các nhóm hộ đều đã mạnh dạn hơn trong việc tăng mức vốn vay để đầu tư vào sản xuất cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên qua 5 năm, nhóm hộ nghèo vẫn luôn có số vốn thấp hơn nhiều so với nhóm hộ không nghèo, mặc dù nhóm hộ này đã được sự hỗ trợ của Nhà nước như cho vay với lãi suất ưu đãi. Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất hiện đang là vấn đề của nhiều hộ gia đình, song với những chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay vấn đề vốn phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn cũng đã phần nào được giải quyết thông qua hệ thống ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội và các hệ thống tín dụng khác. Vấn đề cốt lõi ở đây là cần phải kiểm tra, giám sát công tác giải ngân của các hệ thống tín dụng trên xem đã đúng đối

47.2% 51.1% 31.5% 38.7% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2007 2011 Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo tượng cho vay vốn hay chưa và việc sử dụng vốn như thế nào, có đúng mục đích và hiệu quả hay không.

Để đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn vay và thực hiện vay vốn của các nhóm hộ, tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ % số hộ vay vốn

Hình 2.2: Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các nhóm hộ

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2007, 2011

Nhìn chung, qua 5 năm, các nhóm hộ đã cố gắng hơn trong việc vay vốn để phát triển sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống (như vay để làm nhà) tuy nhiên, tỷ lệ số hộ vay vốn ở nhóm hộ không nghèo luôn cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Điều này thể hiện khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ở nhóm hộ không nghèo cao hơn cũng như sự mạnh dạn trong đầu tư phát triển của nhóm hộ này.

Tóm lại, vay vốn là nhân tố tác động tích cực giúp các hộ nông dân có thể thoát nghèo. Bên cạnh đó cần phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ các hộ nhất là hộ nghèo sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để phát triển kinh tế gia đình.

2.2.5.2. Hiểu biết trong sản xuất

Việt Nam đang tiến dần trên con đường phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, hướng vào xuất khẩu. Do vậy, khoa học - kỹ thuật đã và đang trở thành yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và góp phần vào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Không nằm ngoài xu hướng đó,

tỉnh Thái Nguyên nói chung và khu vực miền núi nói riêng ngày càng áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là công nghệ giống và kỹ thuật tổ chức sản xuất.

Kinh nghiệm sản xuất ngoài việc tích luỹ được trong quá trình trực tiếp sản xuất, còn có thể tích luỹ được thông qua các hoạt động của các tổ chức khuyến nông, các đơn vị chuyên môn... Để đánh giá về tác động của nhân tố thiếu hiểu biết trong sản xuất, chỉ tiêu % số hộ được tham gia các chương trình khuyến nông đã được tác giả chọn làm trọng tâm đánh giá, kết quả nghiên cứu thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.20: Tổng hợp tham gia chƣơng trình khuyến nông của các nhóm hộ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2011 So sánh (%) Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo % số hộ tham gia 31,04 52,70 49,33 68,22 18,29 15,52

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2007, 2011

Xu hướng diễn ra là, nhóm hộ nghèo bao giờ cũng có tỷ lệ số hộ tham gia các chương trình khuyến nông thấp hơn so với nhóm hộ không nghèo. Tuy nhiên, các hộ nghèo cũng đã biết chú ý hơn đến các chương trình khuyến nông, để được hỗ trợ vốn, thông tin khoa học, kỹ thuật, thị trường,… điều đó được thể hiện thông qua việc tăng % số hộ tham gia chương trình khuyến nông.

Cụ thể, năm 2011 nhóm hộ nghèo có 49,33% số hộ được tham gia, tăng 18,29% so với năm 2007, còn nhóm hộ không nghèo là 68,22%, tăng 15,52% so với năm 2007. Như vậy có thể nói thiếu hiểu biết hay thiếu kinh nghiệm trong sản xuất đã có tác động lớn tới kết quả sản xuất của hộ. Khi không có kinh nghiệm hay không có kiến thức trong sản xuất, các hộ thường không dám quyết định thay đổi phương thức sản xuất để có hiệu quả tốt hơn hoặc

nếu có thay đổi thì cơ hội thành công cũng không cao. Đặc biệt là người nghèo khi áp dụng những phương thức sản xuất mới, giống mới vào sản xuất, nếu thất bại sẽ gây ra hậu quả lớn vì họ không còn vốn và khả năng để đầu tư lại từ đầu. Bên cạnh đó việc thiếu kinh nghiệm trong sản xuất còn làm giảm hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn để tăng thu nhập và thoát nghèo. Chính vì vậy để khắc phục tác động của nhân tố này, các cấp chính quyền địa phương cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến và tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho người dân.

2.2.5.3. Nguồn lực đất đai

Theo khảo sát, năm 2007 chỉ có 301 hộ (chiếm 80,5% tổng số hộ), cho rằng nguồn lực đất đai là nhân tố tác động dẫn đến nghèo đói của hộ hoặc địa phương thì đến năm 2011 có đến 331 hộ (chiếm 82,75% tổng số hộ), cho rằng nguồn lực đất đai là nhân tố tác động dẫn đến nghèo đói. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là đối tượng vừa là tư liệu để sản xuất nông nghiệp. Với một cơ cấu kinh tế vẫn còn mang nặng tính chất thuần nông như khu vực miền núi nói chung và hai huyện Phú Lương, Định Hóa nói riêng, đất đai là một nhân tố cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho hộ. Chính việc không có đất sản xuất đã hạn chế nguồn thu của các hộ nghèo. Đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi của các hộ chưa phát triển và các ngành nghề phụ trong nông thôn chưa được phát triển nhiều. Vì vậy để thực hiện giảm nghèo cho các hộ nông dân cũng như khắc phục tác động của nhân tố này chúng ta cần phải thúc đẩy việc tăng hiệu quả sử dụng đất, đó là việc kết hợp các nhân tố như giống mới, công nghệ mới... Mặt khác, phải phát huy lợi thế về sản xuất lâm nghiệp từ diện tích chè, gắn việc phát triển kinh tế gia đình với đồi chè. Đồng thời cần phải có những chính sách thúc đẩy ngành nghề phụ, ngành nghề chế biến chè phát triển để vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, vừa

giải quyết được công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ nông dân, nhất là những hộ nghèo.

2.2.5.4. Việc làm ngoài nông nghiệp

Nhân tố tác động thứ tư được nhóm hộ lựa chọn là nhân tố tác động đến đói nghèo là việc làm ngoài nông nghiệp. Theo kết quả khảo sát, năm 2007 có đến 270 số hộ (chiếm 67,5% tổng số) lựa chọn nhân tố tác động này. Sau 5 năm, tăng lên 293 số hộ (chiếm 73,25% tổng số hộ). Điều này rất phù hợp với đặc điểm của khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên, nơi hầu hết nguồn thu của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp hơn nữa trình độ học vấn, tay nghề của người dân lại thấp, hạn chế khả năng tìm được việc làm ngoài nông nghiệp. Do vậy, để giải quyết được vấn đề đói nghèo, cũng như tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, cần phải tập trung đào tạo nghề đi đôi với tạo ra việc làm trong nông thôn bằng việc phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phụ khác như xây dựng, cơ khí... tận dụng lao động những lúc nông nhàn và tăng thu nhập cho người dân.

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)