Tình hình thực hiện một số chương trình, dự án giảm nghèo tạ

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 51 - 57)

5. Bố cục của luận văn

2.1.4. Tình hình thực hiện một số chương trình, dự án giảm nghèo tạ

Thái Nguyên giai đoạn (2007-2011)

2.1.4.1. Các chính sách, dự án hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, người nghèo * Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo

Hỗ trợ vốn giúp hộ nghèo, người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh từ lâu được xem là công cụ then chốt trong công tác giảm nghèo. Ngoài nguồn vốn của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cung cấp tín dụng phi chính thức, Ngân hàng Chính sách Xã hội là tổ chức tín dụng chủ yếu hướng vào người nghèo, đã có nhiều thay đổi tích cực nhằm tăng số người nghèo được vay vốn với chất lượng phục vụ tốt hơn, linh hoạt hơn, mức vay cao, thời gian vay dài và lãi suất thấp. Tổng số lượt hộ nghèo được vay vốn trong 5 năm (2007 - 2011) là 125.871 lượt hộ với doanh số cho vay 1.794.578 triệu đồng. Thông qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi này, nhiều hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả vốn đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức thấp (dưới 1% so với dư nợ của hộ nghèo) và vươn lên thoát nghèo. Kinh nghiệm thực tế cho thấy mô hình cho vay ủy thác qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức đoàn thể, đã tạo ra sự tương trợ giữa các thành viên trong nhóm, đồng thời góp phần giảm các món vay quá hạn.

Tuy nhiên, tiếp cận tín dụng ưu đãi cho người nghèo vẫn có những hạn chế nhất định, thiếu các dịch vụ hỗ trợ đi kèm như: hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm…

* Dự án khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề:

Sở Nông nghiệp và PTNT và các tổ chức đoàn thể đã phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, hội nghị đầu bờ cho 10.635 lượt người nghèo. Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm và Phòng NN và PTNT các huyện, TP, TX phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các cấp Hội đã tổ chức được 2.339 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho cán bộ và nông dân với 98.625 lượt người tham gia từ đó đã xây dựng được 135 mô hình trình diễn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và 116 mô hình hợp tổ tác xã người nghèo nhân rộng. Các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn các mô hình trình diễn giống cây, con năng suất cao cho người nghèo phù hợp với điều kiện và đặc điểm sinh thái; hướng dẫn bà con cách làm ăn theo phương châm "Cầm tay chỉ việc" của Hội Nông dân và "gắn cho vay vốn tín dụng với tập huấn kỹ thuật cho Hội viên nghèo" của Hội Phụ nữ"; … đã triển khai đến tất cả 180 xã, phường từng bước nâng cao nhận thức của bà con, thay đổi tập quán canh tác, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất và hiệu quả cây trồng, vật nuôi, cải thiện đời sống, góp phần vào mục tiêu giảm nghèo chung của tỉnh.

Dự án đã tạo ra bước ngoặt khá tốt trong việc chuyển phương pháp tập huấn bằng lý thuyết sang bắt tay chỉ việc ngay trên đồng ruộng giúp người dân dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn. Đến nay nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương đã tiếp cận được tiến bộ kỹ thuật và đưa giống mới vào sản xuất. Cùng với đầu tư xây dựng nhiều mô hình, việc áp dụng kết quả của mô hình để nhân rộng rất được quan tâm, đã có phương án tiếp theo sau mô hình nhằm giúp dân ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

* Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo:

Trong 5 năm (2007 - 2011), toàn tỉnh đã cấp 970.101 thẻ BHYT cho người nghèo và 568.330 thẻ BHYT cho nhân dân xã 135, có 667.007 lượt

người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí với tổng kinh phí là 220.146 Tr.đồng (người nghèo là 99.935,579 triệu đồng).

* Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo:

Qua 5 năm, tổng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo là 700.729,38 triệu đồng. Số học sinh thuộc diện hộ nghèo được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp là 209.097 lượt em, với tổng kinh phí 163.075,38 triệu đồng tạo điều kiện cho các em tiếp tục ổn định, vươn lên trong học tập.

Thực hiện quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, tổng số dư nợ tính đến 31/12/2010 là 339.485 triệu đồng cho 21.072 học sinh, sinh viên vay. Đây là một chính sách có hiệu quả và thể hiện nhiều ý nghĩa lớn, giúp các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, nhờ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này, nên nhiều học sinh, sinh viên đang trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có nguy cơ bỏ học, được tiếp tục con đường học tập của mình.

* Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt:

Nhà ở và nước sinh hoạt là những điều kiện cơ bản và cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Việc hỗ trợ người nghèo những yếu tố này sẽ giúp cho họ cải thiện chất lượng cuộc sống, yên tâm sản xuất và vươn lên thoát nghèo.

Bằng các nguồn vốn tổng hợp từ “Quỹ ngày vì người nghèo” của Trung ương, tỉnh, huyện, Chương trình 134, Đề án xóa nhà dột nát cho hộ nghèo”, “Đề án xoá nhà dột nát theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và từ các đơn vị được phân công giúp đỡ xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn trong 5 năm (2007 - 2011), đã hỗ trợ xây dựng mới 30.979 nhà thuộc hộ nghèo, hộ chính sách nghèo và nhân dân các xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 19.950 hộ nghèo là dân tộc thiểu số, đầu tư xây dựng 197 công trình nước sinh hoạt tập trung trị giá 146.387,3 triệu đồng với trên 25.000 hộ được dùng nước sạch sinh hoạt từ những công trình này.

* Dự án dạy nghề cho người nghèo

- Dự án dạy nghề cho người nghèo: năm 2007 là năm đầu triển khai dự án, giao cho 9 trung tâm dạy nghề thực hiện, đã mở 11 lớp dạy nghề cho 330 người nghèo. Năm 2008, đã giao cho 15 trung tâm dạy nghề thuộc Sở LĐ- TBXH quản lý và các trung tâm trên địa bàn 9 huyện, thành phố, thị xã, 3 trung tâm thuộc các tổ chức Hội, Đoàn thể với 18 lớp dạy nghề cho 545 người nghèo, thời gian học tối thiểu là 3 tháng. Năm 2009, đã mở được 22 lớp cho 660 học viên. Năm 2009 thực hiện mô hình thí điểm đào tạo nghề gắn với việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã mở 4 lớp dạy nghề người nghèo cho 134 học viên. Năm 2010, đã mở được 64 lớp cho 1.920 học viên. Trong đó mô hình đào tạo nghề gắn với việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã mở 4 lớp dạy nghề người nghèo cho 120 học viên, kết quả có 90% học viên sau khi tốt nghiệp đã có việc làm ổn định.

Các trung tâm đào tạo các nghề như may dân dụng, may công nghiệp, thêu ren, mây tre đan xuất khẩu; sửa chữa, vận hành máy móc nông nghiệp, kỹ thuật điện dân dụng, sửa chữa xe máy, thiết bị cơ khí, sửa chữa ti vi; chăn nuôi thú y; học ngoại ngữ phục vụ cho xuất khẩu lao động. Đến hết năm 2010 đã có gần 60% số người nghèo sau học nghề đã tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định. Đây là hiệu quả kinh tế của dự án và là giải pháp quan trọng để thoát nghèo bền vững.

* Triển khai thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội

Thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP đến cuối năm 2008 theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố, thị xã tổng số có 12.432 đối tượng đã được hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng theo quyết định của UBND cấp huyện, đã cấp sổ lĩnh trợ cấp cho những đối tượng trên. Các đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội nói trên có 84% thuộc diện hộ nghèo. Trong năm

2009, toàn tỉnh có 15.320 đối tượng bảo trợ được hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng với kinh phí 22.611 triệu đồng. Sang năm 2010, thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ có khoảng 18.558 đối tượng hưởng trợ cấp với kinh phí 46.626,840 triệu đồng/năm. Bước đầu những đối tượng yếu thế cần và đã được trợ giúp xã hội, cải thiện đời sống và góp phần vào thành công của công tác giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên.

* Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo là dự án bổ sung theo Quyết định 1124/2007/QĐ-TTg ngày 27/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là dự án mới được triển khai, với 130 trợ giúp viên và cộng tác viên trợ giúp pháp lý, năm 2007 toàn tỉnh tổ chức các lớp tập huấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho 300 lượt người nghèo và có 49 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý của 49 xã nghèo ngoài chương trình 135; năm 2008 toàn tỉnh tổ chức các lớp tập huấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho 450 lượt người nghèo và duy trì sinh hoạt đều đặn 49 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với 14.700 tham gia của 49 xã nghèo ngoài chương trình 135. Năm 2009 toàn tỉnh tổ chức các lớp tập huấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho 14.615 lượt người nghèo, số lượt trợ giúp viên và cộng tác viên được trợ giúp pháp lý được đào tạo, tập huấn trong năm là 453 lượt người. Trong năm 2010, toàn tỉnh tổ chức các lớp tập huấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho 5.210 lượt người nghèo, số lượt trợ giúp viên và cộng tác viên được trợ giúp pháp lý được đào tạo, tập huấn trong năm là 539 lượt người.

Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo trong năm 2009 và 2010 đã cung cấp sách pháp luật cho các xã nghèo ngoài các xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi với 112 danh mục sách.

* Hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng cho hộ nghèo và đồng bào DTTS ở vùng chưa có điện

Thực hiện Công văn số 4483/BTC-NSNN ngày 17/4/2008 của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện cấp tiền dầu hỏa thắp sáng cho hộ chưa có điện lưới quốc gia theo Quyếr định 289/QĐ-TTg. Theo đó, các hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo ở những nơi chưa có điện lưới quốc gia được trợ cấp bằng tiền 05 lít dầu hỏa/năm; kinh phí hỗ trợ là 521 triệu đồng cho 6 huyện với 5.795 hộ trong đó có 3.278 hộ là người dân tộc thiểu số, 353 hộ thuộc diện chính sách và 2.164 hộ thuộc diện nghèo. Năm 2009, tỉnh đã hỗ trợ cho 4.635 hộ với tổng kinh phí là 453 triệu đồng đến năm 2010, đã hỗ trợ cho 3.525 hộ với tổng kinh phí là 356 triệu đồng.

2.1.4.2. Các chính sách, dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng nghèo

* Dự án phát triển Cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn

Toàn tỉnh có 44 xã đặc biệt khó khăn và 200 xóm đặc biệt khó khăn theo Quyết định 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Uỷ ban Dân tộc, 93 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên.

Trong giai đoạn (2007-2011), toàn tỉnh đã triển khai xây dựng 1.030 công trình với tổng kinh phí 396.643,40 triệu đồng.

Đầu tư xây dựng trong 2 năm (2006 - 2007) 54 công trình dự án Trung tâm cụm xã trị giá 50.659 triệu đồng, năm 2009 có 12 công trình trung tâm cụm xã được xây dựng với kinh phí là 19.000 triệu đồng, năm 2010 đã có 14 công trình trung tâm cụm xã được xây dựng với kinh phí là 29.800 triệu đồng.

* Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã xây dựng được 218 mô hình và thu hút được 8.325 hộ nghèo tham gia, giúp các cấp, các ngành và người nghèo biết được các cách làm hay, hiệu quả, biết phát huy sức mạnh tập thể và quan trọng hơn là người nghèo giúp nhau thông qua tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm để cùng vươn lên thoát nghèo.

* Dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp

Kinh nghiệm thực tế cho thấy năng lực cán bộ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công tác giảm nghèo. Chính vì vậy chương trình đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo đã tổ chức đào tạo từ tỉnh, huyện đến cán bộ trưởng thôn/bản, tổ dân phố. Dự án đã đào tạo tập huấn nâng cao năng lực quản lý điều hành chương trình giảm nghèo cho cán bộ cấp xã và thôn bản được 134.855 lượt cán bộ. Ngoài ra, năm 2007 được sự tài trợ của dự án VIE/02/001, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã mở lớp tập huấn bồi dưỡng cho 110 cán bộ thuộc 93 xã nghèo về kỹ năng, phương pháp và nội dung giám sát, đánh giá các mục tiêu của Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Công tác tập huấn cán bộ đảm bảo theo nội dung, chương trình, nâng cao nhận thức, năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách dự án giảm nghèo ở cơ sở, có sự cải thiện về năng lực quản lý điều hành ở các cấp.

Một phần của tài liệu Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)