*Phân tích tình hình quản lý nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và một số phương hướng, biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty TNHH in bao bì hà nội (Trang 50 - 52)

Nguyên vật liệu không những là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu đảm bảo cho nguyên vật liệu được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà vấn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Có thể thấy rằng việc quản lý nguyên vật liệu là một nhiệm vụ của các nhà quản lý doanh nghiệp, là yêu cầu của phương thức kinh doanh trong cơ chế thị trường nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành sản xuất của Công ty, có thể thấy rõ hơn ở 2 bảng 03 và 04 thì chi phí này chiếm tỷ trọng lớn nhất 63,47% trong tổng giá thành sản xuất năm 2008 và tăng 1,15% so với kế hoạch và so với thực hiện năm 2007. Trên một đơn vị sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu 2008 tăng so với kế hoạch là 3,227 đồng và tăng so với năm 2007 là 2,227 đồng. Nguyên nhân dẫn đến chi phí nguyên vật liệu tăng lên là do giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng lên tương đối lớn trong năm 2008 đặc biệt là giấy. Vì vậy, dù

trong năm Công ty đã đầu tư đổi mới máy in hiện đại, làm giảm sản phẩm bị hỏng, bị lỗi ,tiết kiệm được nguyên vật liệu tiêu hao; Bên cạnh đó, Công ty cũng đã xác định tỷ lệ bù hao cho sản phẩm in, làm cho khối lượng giấy/ khối lượng bao bì cần in giảm xuống tuy nhiên do giá cả nguyên liệu đầu vào trong điều kiện khủng hoảng kinh tế tăng quá lớn dẫn đến chi phí nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm của Công ty không đạt được như kế hoạch đặt ra. Điều này có thể đánh giá là hợp lý và cũng là một sự cố gắng hết sức của Công ty trong việc quản lý và sử dụng chi phí nguyên vật liệu. Việc đầu tư máy móc và xác định tỷ lệ bù hao của Công ty đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện giấy khan hiếm, không chỉ tiết kiệm được khối lượng giấy mà từ đó kẽm, mực in, nhiên liệu khác cũng được tiết kiệm đáng kể.

Như vậy có thể thấy rằng công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty TNHH in bao bì Hà Nội nhìn chung được tổ chức khá chặt chẽ và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. Biểu hiện:

- Công ty đã thực hiện tốt khâu lập kế hoạch, thu mua nguyên vật liệu cho nên việc cung cấp nguyên vật liệu luôn luôn đảm bảo đầy đủ, kịp thời và đúng về chất lượng nhằm phục vụ tốt cho sản xuất. Trong điều kiện nguyên liệu đầu vào khan hiếm và giá tương đối cao thì việc lập kế hoạch của Công ty về nguyên vật liệu rất đáng được khuyến khích.

- Việc sử dụng nguyên vật liệu hàng ngày để sản xuất sản phẩm được công ty tính toán khá hợp lý, khoa học đảm bảo sử dụng tiết kiệm nhưng đem lại hiệu quả cao.

- Hệ thống kho chứa nguyên vật liệu được bố trí hợp lý, luôn được nâng cấp với hệ thống thiết bị bảo quản , bảo vệ nguyên vật liệu tương đối tốt. Chính điều này đã góp phần giảm thiểu rủi ro trong quá trình lưu kho.

Mặc dù đã có sự cố gắng lớn trong việc quản lý sử dụng chi phí này tuy nhiên Công ty cần có kế hoạch cụ thể hơn nữa trong công tác thu mua nguyên vật liệu, sử dụng trong từng công đoạn của quá trình sản xuất và đánh giá hợp lý từng bước phát triển của thị trường để giảm bớt chi phí này trong tổng giá thành sản xuất , từ đó giảm chi phí sản xuất góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và một số phương hướng, biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty TNHH in bao bì hà nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w