Nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận đổi mới tổ chức hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 58 - 62)

- Cửa khẩu sân bay quốc tế:033 Cửa khẩu đường sắt:

2.2.3. Nguyên nhân

- Mô hình quản lý hải quan hiện đại là xử lý dữ liệu tập trung dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro là mô hình hoàn toàn mới đối với Việt Nam. Do đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, địa lý của Việt Nam... việc thay đổi mô hình tổ chức theo cách thức quản lý mới là công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Chỉ có thể thay đổi tổ chức mang tính tương thích khi mô hình và cách thức quản lý đã được thừa nhận và hợp pháp bằng các văn bản mang tính pháp lý rõ ràng. Nhưng trên thực tế mô hình nghiệp vụ quản lý mới theo hướng hiện đại được thể hiện trong Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005 và có hiệu lực từ 01/01/2006, thời gian triển khai thực hiện còn ngắn, nên mô hình tổ chức của hải quan vẫn được duy trì như cũ để triển khai các nhiệm vụ được giao. Việc thay đổi là cả một quá trình cần có thời gian và bước đi thích hợp.

- Hoạt động nghiệp vụ Hải quan hiện tại chủ yếu dựa trên phương pháp thủ công là chính, việc ứng dụng công nghệ tin học mới chỉ được áp dụng ở các khâu nghiệp vụ đơn lẻ. Theo quy định của Luật Hải quan cũng như các yêu cầu của cải cách hành chính thì cấp được giao thẩm quyền trong việc giải quyết việc thông quan hàng hóa cũng như phương tiện và hành khách xuất nhập cảnh được thực hiện tại cấp Chi cục. Cấp chi Cục phải chịu

trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Với quy định như vậy là phù hợp với cách làm thủ công, giải quyết được kịp thời những ách tắc tại cửa khẩu. Nhưng khi lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu không ngừng tăng nhanh; lượng hành khách và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tăng nhanh; yêu cầu của Luật Hải quan là đơn giản về thủ tục tạo thuận lợi cho thương mại đầu tư và du lịch, hoạt động kiểm tra Hải quan phải chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm thì việc ra quyết định thông quan hàng hóa của cấp chi cục cần có thông tin về doanh nghiệp, xuất xứ, chính sách... Với mô hình tổ chức và phân cấp như hiện tại gây cản trở cho hoạt động kiểm tra giám sát hải quan, gây ách tắc đối với việc thông quan tại cửa khẩu.

- Cũng do mô hình tổ chức cấp cục được phân chia theo địa giới hành chính nên chênh lệch về quy mô của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thuộc Tổng cục Hải quan là rất lớn. Với những Cục Hải quan có quy mô nhỏ, số lượng cán bộ ít thì tỷ lệ cán bộ thừa hành so với cán bộ lãnh đạo quản lý chênh lệch không nhiều. Vì ít cán bộ, việc bố trí sắp xếp đảm đương công việc thường kiêm nhiệm nên tính chuyên nghiệp, chuyên sâu không cao. Vì cũng là cấp cục nên tất cả các đầu tư về trụ sở, phương tiện, trang thiết bị trên phạm vi toàn ngành tương đối giống nhau nên dẫn đến có nhiều Cục Hải quan sử dụng không hết công suất gây lãng phí trong khi đó những Cục Hải quan có quy mô lớn, công việc nhiều lại thiếu thốn trầm trọng cản trở khả năng hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị này.

- Đối với cơ quan Tổng cục Hải quan việc hình thành các cơ quan tham mưu giúp việc theo quy định của Luật Hải quan và Nghị định về tổ chức hiện hành. Nền tảng của các đơn vị này được hình thành trên gốc khi Tổng cục Hải quan còn là cơ quan thuộc Chính phủ. Hiện nay Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính các Vụ, Cục và đơn vị khác chưa có sự thay đổi về tên gọi, chức năng nhiệm vụ mà chỉ có điều chỉnh lại đặc biệt là thẩm quyền trong quyết định những vấn đề về nghiệp vụ chuyên môn. Luật Hải quan sửa đổi năm 2005 đã có một số thay đổi theo hướng hiện đại, quy trình nghiệp vụ có thay đổi căn bản, kỹ thuật quản lý rủi ro bắt đầu được áp dụng, việc xử lý dữ liệu tập trung bắt đầu được triển khai. Trước yêu cầu đó các đơn vị tham mưu của Tổng cục Hải quan phải có sự thay đổi về nhiệm vụ đặc biệt là nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách mang tính chiến lược hướng tới mục tiêu lâu dài; tập trung giải quyết những công việc ở tầm vĩ mô. Nhưng trên thực tế sự thay đổi về cơ cấu, mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ theo yêu cầu mới của

các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục chưa được thay đổi nên là một trong các nguyên nhân của sự bất cập.

- Tổng cục Hải quan là một cơ quan hoạt động có nhiều tính đặc thù: Các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát, hầu hết đều ở biên giới hải đảo, hoạt động của cán bộ công chức nhiều nơi mang tính chất giống như lực lượng vũ trang; nguyên tắc hoạt động là tập trung thống nhất; hoạt động Hải quan gắn với nhiều lĩnh vực như an ninh, văn hóa, kinh tế... Khi Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Chính phủ thì cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của hệ thống tổ chức Hải quan được thiết kế trên cơ sở nguyên tắc hoạt động có tính truyền thống của ngành. Nhưng khi sáp nhập vào Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan được xác định như một đầu mối của Bộ (giống Kho Bạc, Thuế, Dự trữ..). Cơ chế hoạt động, cũng như việc phân cấp phân quyền trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan cũng như các đơn vị tham mưu giúp việc phải thay đổi. ý tưởng ban đầu của Chính phủ là chỉ sáp nhập về mặt cơ học có nghĩa là Tổng cục trưởng Hải quan chỉ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về tất cả các hoạt động của ngành Hải quan, nhưng trên thực tế Tổng cục Hải quan ngoài việc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng còn chịu sự điều chỉnh tất cả các đơn vị tham mưu thuộc Bộ và chịu sự can thiệp một cách khá toàn diện. Trong điều kiện mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan chưa có một sự thay đổi hay điều chỉnh hoặc quy định lại một cách căn bản dẫn đến khả năng thích ứng còn hạn chế và hạn chế khả năng hoàn thành nhiệm vụ của một đơn vị tổ chức.

Tóm lại, Hải quan Việt Nam ra đời ngay từ những ngày đầu sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, trong 60 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, sự giám sát và ủng hộ của nhân dân, ngành Hải quan đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.Tổ chức bộ máy của ngành thường xuyên được củng cố và kiện toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đến nay, hệ thống tổ chức của ngành gồm: 11 Vụ, Cục, 6 đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục, 33 Cục Hải quan tỉnh, thành phố, liên tỉnh; 149 Chi cục; 35 Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố; 4 đội kiểm soát và 3 hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu. Đội ngũ cán bộ Hải quan ngày càng được tăng cường và lớn mạnh cả

về số lượng và chất lượng để đảm đương khối lượng công việc tăng lên không ngừng, địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng thêm. Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được đứng trước yêu cầu hội nhập và phát triển hệ thống tổ chức Hải quan đã bộc lộ nhiều bất cập từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để nâng cao hiệu quả đặt ra yêu cầu phải đổi mới tổ chức Hải quan Việt Nam theo mô hình Hải quan hiện đại đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Chương 3

Quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức Hải quan theo mô hình Hải quan hiện đại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận đổi mới tổ chức hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)