Quản lý hoạt động bồi dƣỡng GV theo nhu cầu học tập

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tại Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 35 - 122)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.Quản lý hoạt động bồi dƣỡng GV theo nhu cầu học tập

1.4.1.Nhu cầu học tập

Nhu cầu là một hiện tƣợng tâm lý của con ngƣời; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con ngƣời về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trƣờng sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi ngƣời có những nhu cầu khác nhau.

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con ngƣời cảm nhận đƣợc. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con ngƣời hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con ngƣời càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát đƣợc nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát đƣợc cá nhân (trong trƣờng hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu).

Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, ngƣời quản lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hƣớng của nhà quản lý, do đó ngƣời quản lý luôn có thể điều khiển đƣợc các cá nhân.

Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trƣờng sống. Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã đƣợc lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

26

Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con ngƣời nói riêng. Nhu cầu đƣợc nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội.

Nhu cầu học tập là sự mong muốn, nguyện vọng của con ngƣời về sự hiểu biết. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu học tập của con ngƣời ngày càng cao.

Đối với ngƣời giáo viên thì nhu cầu học tập luôn luôn phát triển theo xu thế phát triển của thời đại.

Dạy học có hiệu quả luôn phải bắt đầu từ ngƣời học. Nếu ngƣời học không có nhu cầu, hoặc không

. Và nếubạn chỉ quan tâm đến khía cạnh nhận thức mà không chú ý đến điều mà ngƣời học muốn biết thì cũng giống nhƣ việc bạn xếp hàng gạch thứ 5 lên bức tƣờng mà không biết liệu hàng gạch thứ 4 có đúng vị trí hay không.

Vì thế bƣớc đầu tiên trong bất kỳ một chƣơng trình học nào cũng phải tìm hiểu để biết đƣợc ngƣời học đến từ đâu, họ có nhu cầu gì, cũng nhƣ họ đã biết cái gì, họ có sẵn sàng biết hay không. Sau đó quá trình dạy học sẽ tiếp tục xem xét những hiểu biết trƣớc đây của ngƣời học và các nhu cầu trên.

Đất nƣớc đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực trí tuệ cao, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế với xu thế toàn cầu hóa đang là một thách thức với nƣớc ta, đòi hỏi nhà nƣớc và ngành giáo dục phải có một chiến lƣợc phát triển nhân tài. Trong hệ thống giáo dục, giáo dục tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc.

Điều II luật phổ cập giáo dục đã nêu: “ Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân…”. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

27

những đƣờng nét cơ bản của nhân cách. Do vậy giáo dục ở bậc tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sƣ phạm đặc trƣng. Chính bởi vậy nhu cầu học tập của giáo viên ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

1.4.2. Quản lý hoạt động bồi dưỡng Gv theo nhu cầu học tập

1.4.2.1. Khái niệm về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo nhu cầu học tập

Quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên theo nhu cầu học tập là quản lý hoạt động quản lý giáo dục. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên theo nhu cầu học tập gồm: Điều tra nguyện vọng, nhu cầu cần đƣợc bồi dƣỡng của giáo viên, xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, quản lý việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bồi dƣỡng, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dƣỡng.

Quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên nói chung, bồi dƣỡng giáo viên theo nhu cầu học tâp nói riêng là một trong những hoạt động của quản lý giáo dục, là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý ( tập thể giáo viên, mỗi giáo viên) tạo cơ hội cho giáo viên tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trƣờng nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dƣỡng tƣ tƣởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sƣ phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo.

1.4.2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo nhu cầu học tập của giáo viên Kế hoạch hóa là khâu đầu tiên của chu trình quản lý. Nội dung chủ yếu là: xác định hình thành mục tiêu đối với hoạt động bồi dƣỡng giáo viên, lựa chọn các phƣơng án, biện pháp tốt nhất phù hợp nhất với điều kiện thực tế để tiến hành hoạt động bồi dƣỡng đạt kết quả tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

28

Trong các hoạt động bồi dƣỡng giáo viên thì việc xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng là vấn đề trƣớc nhất và mang tính định hƣớng cho mọi hoạt động. Kế hoạch đó phải thể hiện đƣợc các yêu cầu chủ yếu sau:

1) Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học làm cơ sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. :

a. Khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng nâng chuẩn của giáo viên tiểu học

- Sau khi khảo sát, tổng hợp những giáo viên có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ chuẩn, trên chuẩn. Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học để đào tạo nâng chuẩn.

b. Khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng về chuyên môn của giáo viên tiểu học Một số nội dung khảo sát nhƣ: Bồi dƣỡng các chuyên đề theo môn học; Bồi dƣỡng các chuyên đề liên môn tích hợp các môn học;...

Từ kết quả khảo sát, Phòng GD&ĐT chỉ đạo tổ chuyên môn tiểu học lên kế hoạch tổ chức các chuyên đề chuyên sâu theo nhu cầu của giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng về phát triển trình độ chính trị của giáo viên tiểu học

- Sau khi tìm hiểu những giáo viên có nhu cầu về phát triển trình độ chính trị, Phòng GD&ĐT xây dựng các phƣơng án: mời cán bộ trung tâm chính trị thành phố tập huấn cho giáo viên hoặc lập danh sách những giáo viên có đầy đủ điều kiện để tham gia các lớp học tập trung nhƣ lớp Trung cấp lí luận chính trị.

d. Khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng về nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên tiểu học Nội dung khảo sát nhu cầu về nghiệp vụ sƣ phạm: Bồi dƣỡng về hình thức tổ chức dạy học; Bồi dƣỡng về phƣơng pháp dạy học tích cực; Bồi dƣỡng về biện pháp, kĩ thuật dạy học; Bồi dƣỡng về kỹ năng dạy học...

Từ những nhu cầu trên, Phòng GD&ĐT phân loại các nhu cầu sau đó xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cho từng loại nhu cầu với nhiều hình thức khác nhau: mở các lớp tập huấn về phƣơng pháp, cách thức hoặc mở các chuyên đề chuyên sâu cho từng nội dung. Cung cấp các tài liệu liên quan cho giáo viên tự nghiên cứu...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

29

e. Khảo sát nhu cầu về bồi dƣỡng tin học, ngoại ngữ cho giáo viên tiểu học - Sau khi tổng hợp kết quả khảo sát, phòng GD&ĐT phân loại những giáo viên có nhu cầu bồi dƣỡng về Tin học, những giáo viên có nhu cầu về Ngoại ngữ. Mở các bồi dƣỡng về tin học, ngoại ngữ cho giáo viên tại phòng giáo dục do đội ngũ chuyên viên tin học, ngoại ngữ đảm nhiệm. Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo cấp bằng, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.

g. Khảo sát nhu cầu về hình thức tổ chức bồi dƣỡng

Sau khi nắm đƣợc những nhu cầu bồi dƣỡng của giáo viên, Phòng GD&ĐT tiến hành khảo sát đến nhu cầu về hình thức tổ chức bồi dƣỡng với những nội dung: Bồi dƣỡng ngắn hạn; Bồi dƣỡng dài hạn; Bồi dƣỡng tập trung; Bồi dƣỡng tại chỗ; Tự bồi dƣỡng của giáo viên.

Từ việc khảo sát phòng GD&ĐT lên kế hoạch bồi dƣỡng theo các hình thức mà giáo viên có nhu cầu.

2) Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng.

Cần chỉ ra hoạt động bồi dƣỡng nhằm vào đối tƣợng nào, bồi dƣỡng để ngƣời tham dự bồi dƣỡng thu nhận đƣợc những kiến thức, kỹ năng và có thái độ nhƣ thế nào. Nói cụ thể hơn là sau bồi dƣỡng thì đội ngũ giáo viên đạt đƣợc mức độ nhƣ thế nào so với các chuẩn của đội ngũ GVTH .

3) Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động bồi dưỡng.

Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hƣớng đƣợc chọn ai, ở đâu để làm giảng viên, chi phí cho mọi hoạt động bồi dƣỡng sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phƣơng tiện vật chất khác (nhƣ hội trƣờng. máy móc thiết bị, ...) đƣợc khai thác ở đâu, thời lƣợng để thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng và tổ chức vào thời gian nào trong năm học, ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

30

Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng không kém phần quan trọng. Việc này đƣợc thực hiện khi thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng. Nó thể hiện việc tổ chức bồi dƣỡng tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại huyện hay tổ chức kết hợp với tham quan thực tế, ... và cuối cùng là biện pháp đánh giá nhƣ thế nào (thi hay làm tiểu luận, ...).

1.4.2.3. Tổ chức thực hiện: Tổ chức là chức năng đƣợc tiến hành sau khi lập kế hoạch nhằm chuyển hóa những mục đích, mục tiêu bồi dƣỡng giáo viên đƣợc đƣa ra trong kế hoạch thành hiện thực. Nhờ đó mà tạo ra mối quan hệ giữa các đơn vị trƣờng học, các bộ phận liên quan trong hoạt động bồi dƣỡng giáo viên đƣợc liên kết thành bộ máy thống nhất, chặt chẽ và nhà quản lý có thể điều phối các nguồn lực của các nguồn lực phục vụ ngày một tốt hơn cho công tác bồi dƣỡng. Phƣơng pháp làm việc của cán bộ quản lý có nghĩa quyết định cho việc chuyển hóa kế hoạch quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên thành hiện thực.

1)Tổ chức nhân lực thực hiện hoạt động bồi dưỡng.

Vấn đề này đƣợc thể hiện trên hai mặt:

- Ngƣời đƣợc bồi dƣỡng (các GVTH đƣợc chọn, cử và đƣợc triệu tập tham gia khoá bồi dƣỡng). Nó trả lời câu hỏi họ là ai, triệu tập họ nhƣ thế nào, số lƣợng là bao nhiêu, ... Nói tóm lại là tổ chức đội ngũ ngƣời học trong hoạt động bồi dƣỡng.

- Ai là giảng viên hoặc báo cáo viên trong lớp bồi đƣỡng để phổ biến chủ trƣơng đƣờng lối và các quy định của Đảng, Nhà nƣớc và của Ngành về phát triển giáo dục và những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình và sách giáo khoa mới; ai là báo cáo viên về thực tiễn tại các cơ sở giáo dục, ... Nói tóm lại là tổ chức đội ngũ ngƣời dạy trong hoạt động bồi dƣỡng.

2) Tổ chức các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cho hoạt động bồi dưỡng.

- Chuẩn bị trụ sở nơi bồi dƣỡng (phòng học, phòng hoặc bãi tập, máy móc và thiết bị dạy học, điện nƣớc, tổ chức nơi ở, chỗ ăn, phƣơng tiện giao thông, ...).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

31

- Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dƣỡng (tiền soạn thảo chƣơng trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho giảng viên, tiền văn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị, ...) và các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng.

3) Tổ chức hoạt động bồi dưỡng:

Đây là việc làm thực hiện nội dung bồi dƣỡng theo kế hoạch đã có nhằm thực nhiện nội dung và chƣơng trình bồi dƣỡng. Trong đó thực hiện việc giảng dạy lý thuyết, tổ chức các hoạt động thực hành, đánh giá kết quả học tập của ngƣời đƣợc bồi dƣỡng (theo các hình thức đã định).

Trong tổ chức hoạt động bồi dƣỡng cần lƣu ý nhiều nhất đến phương pháp bồi dƣỡng. Bởi vì một nội dung quan trọng nhất trong công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên là bồi dƣỡng để họ có đủ năng lực đổi mới phƣơng pháp dạy học của họ; cho nên vấn đề lựa chọn và sử dụng các phƣơng pháp trong việc bồi dƣỡng là có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng lực đổi mới phƣơng pháp dạy học cho ngƣời đƣợc bồi dƣỡng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2.4. Quản lý việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Chỉ đạo là chức năng đƣợc thể hiện rõ ràng trong nội hàm của khái niệm quản lý. Sau khi lập kế hoạch và cơ cấu bộ máy, khâu vận hành, điều khiển hệ thống cốt lõi của chức năng chỉ đạo. Nội dung của chức năng này là liên kết các thành viên trong tổ chức, tập hợp động viên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, để đạt đƣợc mục tiêu của hoạt động bồi dƣỡng giáo viên. Nó kết nối, thẩm thấu và đan xen vào hai chức năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên.

1.4.2.5. Kiểm tra đánh giá

Là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên. Theo lý thuyết thông tin, kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngƣợc và là khâu không thể thiếu trong quản lý, kiểm tra là để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

32

quản lý, muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra tốt. Thông qua kiểm tra đánh giá đƣợc thành tựu hoạt động của công tác bồi dƣỡng, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nội dung phƣơng pháp, hình thức cho phù hợp, đúng hƣớng.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng GV theo nhu cầu học tập cầu học tập

1.5.1. Những yếu tố khách quan

- Cơ chế phối hợp chung giữa PGD với Sở GD&ĐT, Quy chế phối hợp riêng cho các hoạt động chuyên đề, đặc biệt là đối với công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên theo nhu cầu học tập.

- Sự phù hợp giữa công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên tiểu học với nhu cầu cần bồi dƣỡng của giáo viên.

- Kinh phí đƣợc cấp cho hoạt động bồi dƣỡng giáo viên.

1.5.2. Những yếu tố chủ quan

- Nhận thức của đội ngũ cán bộ Phòng giáo dục về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của tổ chức PGD và nhận thức về tầm quan trọng việc phối hợp với chính quyền cùng cấp quản lý nhà trƣờng nói chung, quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên nói riêng.

- Năng lực quản lý và năng lực tham gia quản lý, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ PGD và tính chủ động tham gia hoạt động quản lý trong ngành.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tại Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 35 - 122)