Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tại Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Quản lý giáo dục

Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn đƣợc hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thông qua quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trƣớc cho các thế hệ sau. Cũng nhƣ bất kỳ một hoạt động xã hội nào, hoạt động giáo dục cần đƣợc tổ chức và quản lý với cấp độ khác nhau (nhà nƣớc, nhà trƣờng, lớp học...) nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các thể chế chính trị - xã hội ở các quốc gia.

P.V Khuđôminxky cho rằng: "Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em"

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: "Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hƣớng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em" [15, tr. 341]

Theo Nguyễn Ngọc Quang thì: "Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch phù hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đƣờng lối giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [22, tr. 341]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

24

Bản chất của quản lý giáo dục đƣợc biểu hiện ở các chức năng quản lý. Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý trong những năm gần đây đã đƣa đến một kết luận tƣơng đối thống nhất về 5 chức năng cơ bản của quản lý là: kế hoạch hóa; tổ chức; kích thích; kiểm tra; điều phối [22, tr. 146]

- Kế hoạch hóa: Lập kế hoạch, phổ biến kế hoạch

- Tổ chức: Tổ chức triển khai, tổ chức nhân sự, phân công trách nhiệm - Kích thích: Khuyến khích tạo động cơ

- Kiểm tra: Kiểm soát, kiểm kê, hạch toán, phân tích - Điều phối: Phối hợp, điều chỉnh.

Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý, nội dung làm việc của chủ thể quản lý, phƣơng pháp quản lý và là cơ sở để phân công lao động quản lý.

Vậy có thể khái quát sự quản lý giáo dục qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hệ thống quản lý giáo dục 1.3.4.Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV

Quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên là một trong những hoạt động của quản lý giáo dục, là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý (tập thể giáo viên, mỗi giáo viên) tạo cơ hội cho giáo viên tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà

MỤC TIÊU GIÁO DỤC THÔNG TIN NGƢỢC CHỦ THỂ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHÁCH THỂ QUẢN LÝ NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

25

trƣờng nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dƣỡng tƣ tƣởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sƣ phạm đáp ứng yêu cầu ngày cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Việc quản lý hoạt động bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên chủ yếu tập trung quản lý bồi dƣỡng để nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, năng lực chuyên môn, phƣơng pháp giảng dạy giúp đội ngũ giáo viên củng cố và nâng cao kiến thức, nâng cao chất lƣợng dạy và học, đồng thời nhân rộng điển hình, phát hiện và bồi dƣỡng những nhân tố mới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tại Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)