Thực trạng nhu cầu bồi dƣỡng và hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tại Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 122)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng nhu cầu bồi dƣỡng và hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn

của GV tiểu học

2.3.1. Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của GVTH

Qua khảo sát thực trạng số lƣợng, trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ sƣ phạm và điều kiện có liên quan đến việc bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

43

viên tiểu học, chúng ta thấy việc bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên là rất cần thiết và bƣớc đầu cũng đã xác định đƣợc những nội dung cần bồi dƣỡng cho họ. Tuy nhiên khi tổ chức bồi dƣỡng, cũng cần tính đến nhu cầu của giáo viên tiểu học để tổ chức bồi dƣỡng có hiệu quả. Tổ chức trƣng cầu ý kiến về nhu cầu bồi dƣỡng chuyên môn của 300 giáo viên ở 18 trƣờng Tiểu học trên địa bàn thành phố Uông Bí thì kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng của GV tiểu học

STT Nội dung tập huấn

Nhu cầu Mong muốn Bình thƣờng Không mong muốn SL % SL % SL % 1

Mục tiêu, cấu trúc, nội dung, những điểm mới và những nội dung tích hợp trong chƣơng trình và SGK mới.

270 90 30 10 0

2

Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng học tập của học sinh.

268 89,3 32 10,7 0

3

Nâng cao khả năng thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên.

254 84,7 28 9,3 18 6 4 Cách sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, hƣớng dẫn thí nghiệm, thực hành và tự làm đồ dùng dạy học. 256 85,3 30 10 14 4,7 5 Phƣơng pháp dạy học tự chọn 252 84 31 10,3 17 5,7 6 Công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả 282 94 12 4 6 2

7

Kĩ năng tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc thiếu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục học sinh khuyết tật, dạy học theo chƣơng trình tiểu học mới (VNEN).

156 52 112 40,6 32 16

8 Dạy học các môn Tự nhiên Xã hội,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

44 nặn bột…

9 Nâng cao trình độ 259 86,3 22 7,3 19 6,4 10 Chuyên đề chuyên sâu 289 96,3 11 3,7 0

Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu bồi dƣỡng chuyên môn của giáo viên tiểu học tại thành phố Uông Bí rất cao. Nhìn chung giáo viên đã hiểu đƣợc rằng để xã hội phát triển thì giáo dục đóng vai trò hàng đầu. Chính lí do đó khiến họ không ngừng phải học hỏi để thay đổi cùng với xã hội. Từ bảng tổng hợp trên ta thấy đƣợc rằng giáo viên có nhu cầu bồi dƣỡng cao về các lĩnh vực nhƣ: Chuyên đề chuyên sâu; Công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả; Mục tiêu, cấu trúc, nội dung, những điểm mới và những nội dung tích hợp trong chƣơng trình và SGK mới; Dạy học các môn Tự nhiên Xã hội, Khoa học theo phƣơng pháp Bàn tay nặn bột…; Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng học tập của học sinh; Nâng cao trình độ; Cách sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, hƣớng dẫn thí nghiệm, thực hành và tự làm đồ dùng dạy học; Phƣơng pháp dạy học tự chọn. Những nội dung này cũng chính là những nội dung trọng tâm mà hiện nay Bộ giáo dục đang từng bƣớc thay đổi để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.

Nhƣ vậy, giáo viên tiểu học tại thành phố Uông Bí đã nắm bắt đƣợc những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong sự nghiệp giáo dục Tiểu học. Họ không muốn mình trở thành những ngƣời tụt hậu mà họ muốn học tập để nâng cao trình độ. Để trở thành giáo viên có tay nghề vững vàng đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội họ phải nắm bắt đƣợc mục tiêu, cấu trúc, nội dung, những điểm mới và những nội dung tích hợp trong chƣơng trình và SGK mới, đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính sáng tạo và tích cực, sử dụng thành thạo các phƣơng pháp dạy học mới nhƣ phƣơng pháp “ Bàn tay nặn bột”, biết cách sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và một điều không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

45

thể thiếu đối với giáo viên tiểu học là phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, vì ngƣời giáo viên chính là một Hiệu trƣởng nhỏ. Vậy ngoài việc tự học hỏi, nghiên cứu tài liệu họ cần đƣợc tham gia học tập ở những chuyên đề chuyên sâu. Từ những chuyên đề chuyên sâu này họ sẽ nắm vững hơn những nội dung mà họ cần học tập, bồi dƣỡng.

Từ những phân tích trên cho thấy Phòng GD-ĐT Uông Bí cần mở những lớp tập huấn và mở nhiều những chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên tiểu học về những nội dung mà giáo viên cần bồi dƣỡng.

Nhìn chung tất cả giáo viên đều có mong muốn đƣợc bồi dƣỡng chuyên môn về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của đất nƣớc. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít giáo viên do tuổi cao, khả năng tiếp nhận thông tin hạn chế nên ngại trong việc tiếp cận với những nội dung, chƣơng trình đổi mới. Đây cũng chính là những khó khăn gặp phải trong quá trình đổi mới chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp dạy học.

Sau khi nắm bắt đƣợc nhu cầu học tập của giáo viên, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của giáo viên về các phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.6: Nhu cầu tham gia các lớp bồi dƣỡng giáo viên của giáo viên các trƣờng tiểu học

STT Phƣơng pháp và hình thức tập huấn Số ý kiến

SL %

1 Bồi dƣỡng theo hình thức đào tạo tập trung dài ngày 282 94 2 Bồi dƣỡng theo hình thức đào tạo tập trung ngắn ngày 189 63 3 Bồi dƣỡng theo hình thức tự học là chính 178 59,3

4 Bồi dƣỡng theo từng chuyên đề 292 97,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

46

Từ kết quả điều tra cho thấy số giáo viên đƣợc hỏi muốn đƣợc bồi dƣỡng theo hình thức tập trung dài ngày, từng chuyên đề và bồi dƣỡng từ xa, nghĩa là muốn đƣợc tìm hiểu sâu về kiến thức, kỹ năng, nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp dạy học mới để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

2.3.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng GVTH

2.3.2.1. Nhận thức đối với hoạt động bồi dưỡng

Qua khảo sát cho thấy hầu hết hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học trong thành phố đều nhận thức đƣợc rằng vấn đề bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là điều không thể thiếu trong mỗi nhà trƣờng. Bởi vì giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng giáo dục, nếu chất lƣợng giáo viên của nhà trƣờng kém thì rõ ràng chất lƣợng giáo dục không thể là điều ngƣợc lại.

Sau một thời gian triển khai và thực hiện công tác bồi dƣỡng, đa số giáo viên tham gia bồi dƣỡng đã nhận thức đƣợc vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục, hiểu biết về công tác quản lý giáo dục và các lĩnh vực khoa học đƣợc mở rộng, gắn với quan điểm đổi mới của Đảng để từ đó vận dụng vào thực tế công tác giảng dạy góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Ý thức tổ chức, thái độ học tập, nghiên cứu của giáo viên trong các lớp bồi dƣỡng rất nghiêm túc với tinh thần tự giác và cầu thị. Nhƣ vậy, nhận thức của giáo viên qua các đợt bồi dƣỡng đã nâng lên rõ rệt.

Song vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu của công tác bồi dƣỡng. Điều này có ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả bồi dƣỡng. Nguyên nhân khách quan là: công tác tuyên truyền, giáo dục chƣa thật tốt; công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá giáo viên chƣa thật chặt chẽ và chƣa đƣợc coi trọng. Nguyên nhân chủ quan là: một số lớp tập huấn BDGV chất lƣợng chƣa cao, do chƣa thực sự đổi mới phƣơng pháp, cách tổ chức bồi dƣỡng để gây hứng thú và tạo ra ý thức chủ động, sáng tạo của ngƣời học; chƣa gắn BDGV với công tác đánh giá, khen

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

47

thƣởng, đề bạt, ... đối với giáo viên; các điều kiện phục vụ cho bồi dƣỡng nhƣ tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất còn hạn chế, ngƣời học chƣa thực sự chủ động tích cực khắc phục khó khăn để học tập tại các khoá bồi dƣỡng.

2.3.2.2. Về nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên

Bảng 2.7: Ý kiến của CBQL trƣờng tiểu học về hình thức bồi dƣỡng GVTH thành phố Uông Bí TT Hình thức Mức độ đánh giá( % ) Rất phù hợp Phù hợp Chƣa phù hợp 1

Bồi dƣỡng dài hạn, ngắn hạn tại huyện/ tỉnh theo hình thức họctại chức, chuyên tu, từ xa, ...

26.7 35.9 37.4

2 Cung cấp đầy đủ tài liệu cho giáo viên tự

học, có hƣớng dẫn và kiểm tra, thi 15.8 30.8 53.4 3 Bồi dƣỡng chuẩn hoá trình độ giáo viên 35.6 37.8 26.6

4 Bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo chu kỳ và

đổi mới chƣơng trình phổ thông 30.1 32.6 37.3

5 Bồi dƣỡng theo chuyên đề ở trƣờng, cụm

trƣờng với các biện pháp 25.1 26.8 48.1

Bảng 2.8: Ý kiến của CBQL trƣờng tiểu học vềnội dung bồi dƣỡng GVTH thành phố Uông Bí

TT Nội dung Rất thiết Mức độ đánh giá ( %)

thực Thiết thực

Không thiết thực

1

Kỹ năng sƣ phạm:

Thiết kế nội dung, chƣơng trình dạy học; dạy học trên lớp; quan hệ thầy - trò, trò - thầy; hoạt động xã hội; nhận thức và NCKH; tự học, ...

30.3 37.1 32.6

2 Kiến thức về các môn học 25.5 52.5 22.0 3 Chƣơng trình và phƣơng pháp dạy học 30.8 33.0 36.2 4 Năng lực nghề nghiệp: hiểu học sinh; chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

48 nghề nghiệp; đánh giá đúng đắn; thiết lập mối quan hệ; đáp ứng kịp thời trách nhiệm xã hội, ...

5 Kiến thức cơ bản về các lĩnh vực KT-

XH 28.8 41.6 29.9

Nội dung, hình thức bồi dƣỡng giáo viên đã góp phần tích cực trong việc đổi mới giáo dục tiểu học, và đã nâng dần chất lƣợng ĐNGV tiểu học, bên cạnh đó vẫn còn một số nội dung, hình thức bồi dƣỡng,có những chuyên đề, bộ phận của chuyên đề chƣa hợp lý, chƣa gắn với giáo dục tiểu học, thậm chí chƣa phù hợp với đối tƣợng bồi dƣỡng. Các chƣơng trình bồi dƣỡng chƣa chú ý đến đặc điểm địa phƣơng, vùng miền để đề ra các nội dung bồi dƣỡng phù hợp. Các biện pháp đề ra chƣa cụ thể, chƣa đủ mạnh đặc biệt là ở các chu kỳ bồi dƣỡng thƣờng xuyên, biện pháp còn mang tính hình thức, các văn bản pháp quy còn nhiều bất cập, tại cùng một thời điểm với số giáo viên tham gia bồi dƣỡng đông, do đó việc bồi dƣỡng đôi khi còn mang tính hình thức. Rất ít những thắc mắc đƣợc đề xuất, có chăng cũng chỉ là câu hỏi về những khó khăn cụ thể của nghề nghiệp. Tài liệu có trong tay, nhƣng sự nghiên cứu thực sự còn rất hạn chế. Câu hỏi kiểm tra đƣợc yêu cầu dồn vào một vài chủ điểm cho trƣớc dẫn tới việc đánh giá kết quả chƣa thực chất dần đến hiệu quả của công tác bồi dƣỡng chƣa cao.

Phƣơng pháp bồi dƣỡng giáo viên chậm đổi mới, chủ yếu giáo viên thuyết trình, học viên tập trung nghe giảng, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học viên, ... Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà giáo viên dạy chƣơng trình và SGK mới vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ: lúng túng trong phƣơng pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh; trong việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại; vẫn còn nhiều giáo viên ở vùng sâu, vùng xa dạy theo phƣơng pháp cũ.

Nhƣ vậy Phòng GD&ĐT phải thật sự nỗ lực trong công tác bồi dƣỡng giáo viên nhằm giúp cho giáo viên trong nhà trƣờng sau khi đƣợc bồi dƣỡng hoặc cử đi bồi dƣỡng nâng cao nhận thức nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

49

nội dung môn học và về phƣơng pháp dạy học, giáo dục theo hƣớng đổi mới, vừa thiết thực, vừa cụ thể giúp giáo viên vận dụng có hiệu quả trong công tác giáo dục và giảng dạy hàng ngày.

2.3.2.3. Về các điều kiện vật chất và chế độ chính sách đối với giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng

Cơ sở vật chất đối với công tác bồi dƣỡng trong những năm qua đã đƣợc đầu tƣ thích đáng nhƣng đối với yêu cầu công tác bồi dƣỡng nhằm đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông nhƣ hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Việc chuẩn bị cho công tác bồi dƣỡng giáo viên nhƣ: SGK, sách giáo viên, thiết bị, phòng học, kinh phí, giảng viên, ... chƣa đồng bộ và kịp thời, vẫn còn tình trạng phòng học bố trí hàng trăm ngƣời ngồi nghe giảng viên giảng. Điều kiện ăn ở, nghỉ trƣa cho giáo viên còn nhiều khó khăn, tài liệu phục vụ công tác bồi dƣỡng chƣa phát hành và biên soạn, cấp đủ, kịp thời, giáo viên chƣa có thời gian tự nghiên cứu tài liệu trƣớng khi đến lớp, phƣơng tiện bồi dƣỡng còn thiếu thốn, lạc hậu, ...

Các chính sách nhằm động viên, khuyến khích các giáo viên tham dự các khoá bồi dƣỡng và sau khi đã tham gia bồi dƣỡng (có chứng chỉ) cũng còn chƣa thực sự rõ ràng và thực hiện chƣa kịp thời.

2.3.2.4. Về kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên

Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu rất quan trong trong công tác bồi dƣỡng giáo viên. Trong những năm qua các cấp lãnh đạo , hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học, ĐNGV đã thực hiện tƣơng đối tốt công tác BDGV nhƣng mới chỉ dừng lại ở kiểm tra sau một số chuyên đề, có chuyên đề thông báo đƣợc kết quả, có chuyên đề không kiểm tra, mới chỉ tổ chức thi cấp chứng chỉ cho các chƣơng trình BDTX theo chu kỳ. Tuy nhiên chƣơng trình thi này do mang tính đại trà nên kết quả chƣa thực sự phản ánh chất lƣợng, hiệu quả của công tác bồi dƣỡng. Đổi mới kiểm tra, đánh giá là biện pháp để có thông tin hai chiều, kích thích đƣợc công tác bồi dƣỡng.

2.4. Thực trạng Quản lý hoạt động bồi dƣỡng GV theo nhu cầu học tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

50

Thực tế tại Thành phố Uông Bí, sau khi nắm bắt đƣợc nhu cầu học tập học tập của giáo viên nói chung, nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học nói riêng, và nhu cầu đƣợc tham gia bồi dƣỡng dƣới các hình thức khác nhau, Phòng GD&ĐT đã lập kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên với nhiều biện pháp để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên nhƣ:

- Bồi dƣỡng kiến thức, kĩ năng cho giáo viên về tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục học sinh khuyết tật, dạy học theo mô hình trƣờng tiểu học mới (VNEN), dạy học các môn Tự nhiên Xã hội, Khoa học theo phƣơng pháp Bàn tay nặn bột…theo hình thức tập huấn ngắn ngày và qua các chuyên đề.

- Đẩy mạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học: Tăng cƣờng công tác đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ tin học để ứng dụng trong soạn giảng và công tác quản lý. Khuyến khích sử dụng các phần mềm quản lý học sinh, giáo viên, quản lý thƣ viện và các hoạt động giáo dục khác.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tại Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)