Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về LMAT

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh việt nam giai đoạn 2006-2010 (full text) (1) (Trang 49 - 54)

Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe có một ví trí đặc biệt trong công tác CSSK nói chung cũng như trong công tác CSSK cho bà mẹ và trẻ sơ

sinh nói riêng. Đó chính là lý do mà Tuyên ngôn Alma Ata từ năm 1978 của thế kỷ trước đã đặt công tác TTGDSK là công tác trọng tâm của CSSKBĐ. Đẩy mạnh và nâng cao công tác thông tin-giáo dục-truyền thông (TT-GD-TT) là một trong những giải pháp quan trọng trong Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản 2001-2010.

Tại Việt Nam, công tác TTGDSK đã được tiến hành từ lâu tuy nhiên kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Trong lĩnh vực CSSKSS, Bộ Y tế đã xây dựng “Tài liệu tuyên truyền vận động thực hiện Chiến lược quốc gia CSSKSS 2001-2010” [73].

Ở Trung ương tập trung vào TT-GD-TT trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm chuyển tải những thông điệp chủ chốt trong toàn quốc, đến cộng đồng với các hình thức:

- Xây dựng và phát sóng trên truyền hình các phóng sự và thông điệp về chăm sóc sức khỏe sinh sản như: chăm sóc trước, trong và sau khi sinh; phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản/ nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục; sử dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn, chăm sóc sức khỏe vị thành niên và thanh niên.

- Xây dựng những bộ phim cổ động tuyên truyền về nuôi con bằng sữa mẹ.

- Tổ chức diễn đàn và phóng sự trên đài truyền hình Việt Nam về tầm quan trọng nuôi con bằng sữa mẹ

- Các bài viết về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe sơ sinh trên báo “Sức khỏe và đời sống”, đồng thời có chuyên mục riêng về làm mẹ an toàn trên mặt báo.

- Xây dựng và cung cấp trong toàn quốc các loại tài liệu giáo dục truyền thông về làm mẹ an toàn, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ sơ sinh,

phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chăm sóc trẻ HIV/AIDS tại gia đình, phá thai an toàn [73].

Các trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản ngoài việc phổ biến các tài liệu, thông điệp do vụ SKSS (nay là vụ SKBMTE) cung cấp còn tổ chức các đợt chiến dịch tập trung truyền thông theo từng chủ đề nội dung CSSKSS. Bên cạnh các chiến dịch còn thường xuyên tổ chức TT-GD-TT trên các phương tiện truyền thông đại chúng của địa phương về các nội dung về chăm sóc thai nghén, KHHGĐ, sức khỏe vị thành niên, bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống suy dinh dưỡng…Một số trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh còn xây dựng tạp chí chuyên san về SKSS để phố biến kiến thức cho cộng đồng [72].

Một nghiên cứu vừa được triển khai năm 2008 tại một số tỉnh cũng cho thấy kết quả đáng mừng là hiểu biết của các cán bộ lãnh đạo các cấp gồm tỉnh, huyện và xã là tương đối tốt về một số chính sách SKSS nói chung, trong đó có Chiến lược quốc gia về CSSKKS. Đây là một tín hiệu tốt, bởi vì trong số cán bộ lãnh đạo được phỏng vấn của nghiên cứu này không chỉ có cán bộ quản lý trong ngành y tế - cơ quan chuyên môn trực tiếp chịu trách nhiệm mà còn có cả đại diện lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh – cơ quan chịu trách nhiệm thi hành pháp luật. Chính vì lẽ đó công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đã nhận được sự quan tâm ủng hộ nhất định của các cán bộ lãnh đạo của cả cấp tỉnh và huyện.

TTGDTT luôn là một giải pháp được ưu tiên đưa lên hàng đầu để có thể tăng cường nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân. Trong giai đoạn qua, nội dung về SKSS đã được chuyển tải rộng rãi tới người dân như KHHGĐ, LMAT, phòng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, vị thành niên, bình đẳng giới...thông qua nhiều kênh TTGDTT khác nhau. Các kênh TTGDTT được sử dụng nhiều như ti vi, đài, báo ở cấp quốc gia và địa

phương. Bên cạnh đó, rất nhiều các loại hình tài liệu mang nội dung về SKSS như tranh tuyên truyền, tờ rơi, băng đĩa đã được phát triển và phân phát cho các nhóm đối tượng đích. Hàng trăm ngàn người đã và đang tham gia truyền thông về SKSS/SKTD và bình đẳng giới tại Việt Nam. Ở những địa phương có điều kiện kinh tế, có điện thìti vivà radio là những kênh quan trọng. Bên cạnh đó những hình thức truyền thông khác như pano, áp phích hoặc photo dán ở nhà họp thôn, tư vấn tại cơ sở y tế là những hình thức cung cấp thông tin không kém phần quan trọng. Tại một số tỉnh thì những cuộc họp, thi hát về SKSS cũng đóng vai trò lớn trong các kênh truyền thông về SKSS.

Nhận thức được tầm quan trọng của TTGDTT, là yếu tố tạo nhu cầu và nâng cao chất lượng chương trình dân số, SKSS, Chiến lược TTGD chuyển đổi hành vi về dân số, SKSS, KHHGĐ đã được xây dựng và phê duyệt. Đây là một văn bản chính sách góp phần tạo môi trường pháp lý - xã hội và điều kiện thuận lợi trực tiếp thúc đẩy việc triển khai hiệu quả Chiến lược dân số và Chiến lược CSSKSS. Chính sách truyền thông chuyển đổi hành vi được thiết kế thành hai giai đoạn: Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về DS-SKSS, KHHGĐ giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010.Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 với mục tiêu là “Xây dựng hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành y tế, phát triển dịch vụ y tế đạt trình độ ngang tầm các nước trong khu vực, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống”.

Có những tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực SKSS nhưng chưa phải đã được phổ biến và biết rõ về Chiến lược ngay sau khi văn bản có hiệu lực mà phải một thời gian sau, thông qua làm việc trực tiếp với Bộ Y tế thì mới biết về Chiến lược này và cùng phối hợp với các bên liên quan để triển khai. Mọi người cho rằng cần hiểu được mối liên quan giữa những chỉ tiêu

đưa ra và mục tiêu của chiến lược. Rõ ràng là việc sử dụng các sản phẩm và các kênh truyền thông phù hợp để phổ biến về chính sách nhằm có được sự ủng hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu của chiến lược ngay từ đầu và thường xuyên đặc biệt với các đối tượng quản lý ở tuyến cơ sở cần được quan tâm hơn và cải thiện trong thời gian tới… Có như vậy mới có thể huy động sự tham gia tích cực và thường xuyên của các bên liên quan khác nhau trong triển khai các hoạt động CSSKSS, vốn là một điều kiện không thể thiếu, để đảm bảo việc triển khai hiệu quả các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược.

Hiện nay chưa có sự khác biệt rõ rệt về nội dung tài liệu và hình thức truyền thông giữa các tỉnh đồng bằng và tỉnh miền núi.Nhiều sản phẩm truyền thông, như tờ rơi, áp phích, băng rôn, tranh lật, tranh gấp… được sản xuất từ Trung ương và chuyển xuống tuyến dưới, nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nội dung thông điệp, ngôn ngữ nhiều khi cũng chưa phù hợp với văn hóa địa phương và đặc điểm của đối tượng truyền thông.Trong khi đó năng lực chuyên môn và nguồn lực của tuyến dưới chưa đủ để có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc thù của địa phương.Vì vậy đã hạn chế hiệu quả sử dụng các sản phẩm truyền thông.

Tư vấn là hình thức được đánh giá là có hiệu quả vì vậy năm 2007 được tiếp tục quan tâm triển khai và nâng cao chất lượng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKSS. Việc tổ chức đào tạo và triển khai mô hình tư vấn lồng ghép KHHGĐ/nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục thông qua việc sử dụng tập tranh lật tư vấn đã hỗ trợ cán bộ y tế tăng cường kỹ năng tư vấn, cập nhật kiến thức về làm mẹ an toàn, KHHGĐ, tự tin khi thực hành tư vấn cho khách hàng, thông tin cung cấp toàn diện, chính xác, tin cậy đặc biệt là lồng ghép nội dung của các chương trình trong Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản [13].

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh việt nam giai đoạn 2006-2010 (full text) (1) (Trang 49 - 54)