Xu thế ít sử dụng dịch vụ tuyến cơ sở đã được xác định ở các địa bàn dự án. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc ít sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở. Một trong những yếu tố chính có liên quan tới địa bàn sống. Người dân sống ở các vùng miền xa xôi, đường giao thông chưa thuận tiện có xu hướng ít sử dụng dịch vụ y tế do họ sống xa các trung tâm y tế.
Tương tự như vậy, ở những địa bàn khi có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn (Kon Tum), thì người dân cũng ít sử dụng dịch vụ y tế ở các cơ sở y tế.
“Em thấy cái mô hình này nó hơi đắt tiền, đắt tiền không phải ở chỗ cơ sở vật chất, trang thiết bị mà nó đắt tiền ở chỗ giám sát hỗ trợ, nó yêu cầu giám sát hỗ trợ rất nhiều, những yêu cầu ban đầu khi các bác đi học về là phải có người đứng cạnh, không là các bác không mổ được, cái giám sát cầm tay chỉ việc là phải triển khai khá là thường xuyên, 1 tháng phải xuống 1 lần nằm 1 tuần, nếu không phải tiền UNFA thì chịu, tiền nhà nước là chịu, nên mô hình này không phải là không có những nhược điểm (CBQL tỉnh Kon Tum).
“Như anh cũng biết đấy Kon Tum là một cái địa bàn, cái địa hình nó rất phức tạp về giao thông đi lại hết sức là khó khăn. Đặc biệt là chúng tôi có những cái xã mà vào mùa mưa thì phương tiện giao thông không thể đi đến được. Cái trạm y tế xã thì cái đầu tư cũng chưa được bài bản, chưa đủ các điều kiện để thực hiện các chương trình hỗ trợ cái chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ. Thế thì đặc biệt nữa là cái nguồn nhân lực của các trạm y tế xã thì không đảm bảo (PVS CBYT xã, tỉnh Kon Tum).
Điều kiện kinh tế khó khăn cũng hạn chế việc sử dụng dịch vụ y tế tại các tuyến y tế cơ sở.
Có những huyện như Tu mơ rông và KonPLong có trên 90% bà con là người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó việc đi lại rất là khó khăn và không có tiền chi trả dịch vụ là những rào cản chính khiến cho người dân không sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế.
Ngược lại với xu hướng trên, ở những khu vực có điều kiện giao thông thuận tiện giữa xã và huyện, người dân có điều kiện kinh tế thì thường có xu hướng sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến cao hơn do tin rằng chất lượng dịch vụ y tế ở đó tốt hơn tuyến cơ sở.
Bên cạnh yếu tố về kinh tế, đường giao thông thì phong tục tập quán có ảnh hưởng nặng tới hành vi CSSKSS của người dân địa phương. Ở những địa phương như Tomorong thì việc đi khám và đẻ tại cơ sở y tế còn gặp nhiều rào cản. Người dân cảm thấy xấu hổ, không muốn khám và cho rằng đẻ tại nhà thì thoải mái hơn.
“Mặc dù tuyến xã có chương trình LMAT tốt những người dân ít đẻ tại xã do đường giao thông thuận tiện giữa xã và tỉnh nên họ lên thẳng huyện và tỉnh để đẻ và không ai đẻ tại nhà” (PVS CBQLYT tỉnh Phú Thọ).
Những năm trở về trước thì đường xá hoặc phương tiện người ta không có người ta đến sinh ở đây. Mỗi tháng nếu mà sinh thấp nhất ở đây là 10 ca, sinh cao nhất 25 ca. Những năm trở về trước các chị em sinh thì khoảng 90% là sinh tại đây. Những năm trở lại đây, điều kiện phương tiện đi lại thuận tiện hơn, con ít nên người ta sinh thì đi tuyến huyện là nhiều. Ở đây, tụi em chủ yếu là quản lý, khám định kỳ và tiêm chủng(PVS CBQLYT tỉnh Phú Thọ).
Bên cạnh đó, việc không biết tiếng Kinh cũng là một rào cản khiến cho phụ nữ không đi khám và đẻ tại cơ sở y tế.
Một lý do khác được xác định liên quan đến địa điểm đăng ký BHYT. Hiện nay, BHYT cho người nghèo mới bắt buộc phải khám ở tuyến xã. Còn những loại BHYT khác thì người dân chủ động đăng ký sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến trên. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ tại TYT.
Ở Kon Tum, thì đại đa số người dân lại đăng ký sử dụng BHYT tại tuyến xã, rất ít ca đăng ký khám chữa bệnh tại tuyến huyện. Những người có BHYT thì được thanh toán 100%.
Như vậy, xu hướng ít sử dụng dịch vụ y tế (khám thai, sinh con) ngày càng ít tại tuyến xã xuất hiện gần đây và có thể tạo ra các ảnh hưởng không tốt như lãng phí nguồn lực, đầu tư không đúng tại các khu vực dự án ở xã. Do vậy, ngay cả những nhà quản lý cũng đưa ra các băn khoăn cơ cấu danh mục trang thiết bị cho trạm y tế xã trong chương trình này cũng cần cân đối lại.
“Cái vấn đề ý, thứ nhất là họ ngại họ xấu hổ với phong tục tập quán sao nữa thì em cũng… không hiểu được. Có những cái người đang trong giai đoạn chuyển dạ đấy, tới đây khám, em nói là ở lại khám nhưng mà họ cũng viện cớ lý do nọ, lý do kia họ trốn về, cũng khó giữ được họ” (PVS CBQL xã Mang Ri, Tumorong, tỉnh Kon Tum)
“Nhưng mà đẻ ở nhà thì dễ hơn. Người dân tộc ở đây đẻ ở nhà bà, mẹ đỡ thì dễ hơn” (PVS CBQL xã Mang Ri, Tumorong, tỉnh Kon Tum
“Chỉ những ca đẻ thường thì mới tới TYT để đẻ mà thôi (PVS CBQL tỉnh Kon Tum”
3.3.5. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ của các bà mẹ Bảng 3.36. Phân tích đa biến một số yếu tố ảnh hưởng đến việc khám thai
đầy đủ (>=3 lần) trước khi sinh của bà mẹ
Các yếu tố Trước can thiệp Sau can thiệp
OR 95% CI OR 95% CI
Tuổi (=<25/>25) 2,3 0,35-14,22 1,7 0,31-9,45 Dân tộc (Kinh/dân tộc) 5,6 1,34-9,35 0,8 0,13-5,23 Khả năng nói tiếng Việt (không tốt/
tốt)
0,6 0,23-0,94 1,1 0,08-1,93
Lần mang thai (1 lần/2 lần trở lên) 0,7 0,18-2,58 1,14 0,24-7,59 Tỉnh (Hà Giang, Kon Tum/Hoà Bình,
Phú Thọ, Ninh Thuận)
0,3 0,02-0,74 0,9 0,80-2,89
Khoảng cách (xa/gần) 0,2 0,01-0,86 0,9 0,19-6,18
Hài lòng về TYTX (có/không) 1,1 0,08-3,26 3,5 1,15-6,34 Hài lòng về BV huyện (có/không) 1,8 0,34-12,94 4,7 1,45-9,97 Hài lòng về BV tỉnh (có/không) 1,2 0,14-4,79 4,3 1,16-9,06
“Không sinh nhiều. Một số cá biệt thì một năm sinh tại trạm y tế xã được vài trường hợp là nhiều. Thậm chí có nhiều xã còn không có người sinh. Vậy nên đầu tư về thiết bị hoặc kiến thức về chuyên môn cho cán bộ tuyến xã cũng nên xem xét. Có thể một năm không đỡ ca nào. Nhiều khi mình trang bị đầy đủ hết nhưng người ta không đến.Thậm chí người ta còn chê tỉnh. Người ta lên bệnh viện tỉnh.Tốn tiền nhưng người ta vẫn lên” (PVS QLDA, Tỉnh Phú Thọ).
Bảng trên cho thấy trên phương trình hồi qui đa biến phân tích một số yếu tố về phía bà mẹ ảnh hưởng đến việc khám thai trước sinh. Trước khi can thiệp có một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng dịch vụ khám thai trước sinh của các bà mẹ. Những bà mẹ người Kinh, có khả năng hiểu tiếng Việt tốt, các tỉnh có điều kiện kinh tế và văn hoá tốt hơn, có khoảng cách tới cơ sở y tế gần hơn sử dụng dịch vụ khám thai tốt hơn các bà mẹ khác. Nhưng sau can thiệp các yếu tố trên đều không ảnh hưởng đến việc khám thai của các bà mẹ. Tuy nhiên, một số yếu tố khác như mức độ hài lòng của các bà mẹ đối với các cơ sở y tế tuyến huyện lại ảnh hưởng tốt hơn đến thực hành khám thai của các bà mẹ.
Bảng 3.37. Phân tích đa biến một số yếu tố ảnh hưởng đến nơi sinh tại cơ sở y tế của bà mẹ
Các yếu tố
Trước can thiệp Sau can thiệp
OR 95% CI OR 95% CI
Tuổi (=<25/>25) 1,5 0,53-4,27 1,1 0,64-7,23 Dân tộc (Kinh/dân tộc) 5,2 2,46-12,64 0,9 0,31-4,21 Khả năng nói tiếng Việt (không
tốt/ tốt)
4,4 1,63-8,76 0,8 0,02-1,87 Lần mang thai (1 lần/2 lần trở lên) 0,3 0,11-6,21 1,3 0,34-6,21 Tỉnh (Hà Giang, Kon Tum/Hoà
Bình, Phú Thọ, Ninh Thuận)
0,4 0,02-0,94 0,7 0,02-9,31 Khoảng cách (xa/gần) 0,3 0,05-0,76 0,9 0,34-4,76 Hài lòng về TYTX (có/không) 1,2 0,28-7,34 5,1 1,34-8,98 Hài lòng về BV huyện (có/không) 1,1 0,24-11,31 11,9 2,51-18,32 Hài lòng về BV tỉnhTYTX
(có/không)
Bảng trên cho thấy trên phương trình hồi qui đa biến phân tích một số yếu tố của bà mẹ đến nơi sinh con. Trước khi can thiệp có một số yếu tố ảnh hưởng đến nơi sinh con là cơ sở y tế của các bà mẹ. Những bà mẹ người Kinh, có khả năng hiểu tiếng Việt tốt, các tỉnh có điều kiện kinh tế và văn hoá tốt hơn, có khoảng cách tới cơ sở y tế gần hơn đẻ tại các cơ sở y tế nhiều hơn các bà mẹ khác. Nhưng sau can thiệp các yếu tố trên đều không ảnh hưởng đến nơi sinh của các bà mẹ tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, một số yếu tố khác như mức độ hài lòng của các bà mẹ đối với các cơ sở y tế tuyến huyện lại ảnh hưởng tốt hơn đến việc sinh con của các bà mẹ tại các cơ sở y tế.
Bảng 3. 38. Phân tích đa biến một số yếu tố ảnh hưởng đến cán bộ y tế đỡ đẻ
Các yếu tố Trước can thiệp Sau can thiệp
OR 95% CI OR 95% CI
Tuổi (=<25/>25) 0,7 0,02-9,31 0,9 0,56-6,43 Dân tộc (Kinh/dân tộc) 6,2 1,32-14,54 1,1 0,24-5,36 Khả năng nói tiếng Việt (không
tốt/ tốt)
3,1 1,46-9,56 1,2 0,47-5,64 Lần mang thai (1 lần/2 lần trở
lên)
1,1 0,04-9,67 1,1 0,08-7,12 Tỉnh (Hà Giang, Kon Tum/Hoà
Bình, Phú Thọ, Ninh Thuận)
0,3 0,07-0,87 0,9 0,21-7,12 Khoảng cách (xa/gần) 0,2 0,05-0,09 1,5 0,26-7,34 Hài lòng về TYTX (có/không) 0,7 0,12-9,21 2,9 1,12-5,74 Hài lòng về BV huyện (có/không) 1,1 0,39-8,44 2,6 1,09-5,79 Hài lòng về BV tỉnhTYTX (có/không) 1,3 0,45-7,31 3,5 1,15-8,90
Bảng trên cho thấy trên phương trình hồi qui đa biến phân tích một số yếu tố của bà mẹ đến người đỡ đẻ là cán bộ y tế. Trước khi can thiệp có một số yếu tố ảnh hưởng đến người đỡ đẻ là cán bộ y tế. Những bà mẹ người Kinh, có khả năng hiểu tiếng Việt tốt, các tỉnh có điều kiện kinh tế và văn hoá tốt hơn, có khoảng cách tới cơ sở y tế gần hơn được cán bộ y tế đỡ đẻ nhiều hơn các bà mẹ khác. Nhưng sau can thiệp các yếu tố trên đều không ảnh hưởng đến người đỡ đẻ là cán bộ y tế. Tuy nhiên, một số yếu tố khác như mức độ hài lòng của các bà mẹ đối với các cơ sở y tế tuyến huyện lại ảnh hưởng tốt hơn đến người đỡ đẻ là cán bộ y tế.
Chương 4 BÀN LUẬN